Blog

Bảo quản tinh dầu đúng cách, bạn đã biết chưa?

Trong quá trình trải nghiệm hương thơm, bên cạnh việc thưởng thức những mùi hương độc đáo, thì bảo quản tinh dầu như thế nào để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm là điều quan trọng. Tuy nhiên, khái niệm này thường bị “bỏ quên” và ít được đề cập tới. Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc về cách bảo quản tinh dầu như thế nào để tối đa tuổi thọ của sản phẩm, thì hãy cùng Kobi khám phá qua bài viết sau nhé…

1. Tầm quan trọng của việc bảo quản tinh dầu đúng cách

Thực tế, cách thức bảo quản tinh dầu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố của tinh dầu như:

  • Thời hạn sử dụng;
  • Chất lượng tinh dầu;
  • Kết cấu tinh dầu;

Nhiều báo cáo đã nhận định rằng, khi được bảo quản trong dụng cụ và nhiệt độ thích hợp, tinh dầu có thể đạt được thời hạn sử dụng tối đa. Theo đó, thời gian được ước tính là tối thiểu 1 năm, thậm chí có thể lên đến 10 năm, hoặc lâu hơn tùy thuộc vào loại tinh dầu và điều kiện bảo quản.

2. Sản phẩm tinh dầu có hết hạn sử dụng không?

Dù là sản phẩm tự nhiên, nhưng hầu hết các loại tinh dầu đều sẽ có một thời điểm hết hạn dùng và trở nên không an toàn khi tiết xúc. Do đó, việc bảo quản đúng cách và xử lý thích hợp sẽ có lợi cho tất cả các loại tinh dầu.

Chất lượng của một loại dầu bắt đầu giảm dần theo quá trình oxy hóa, khiến chúng mất đi mùi thơm cũng như các lợi ích bổ dưỡng. Một điều thú vị là, mỗi tinh dầu sẽ có một tốc độ bị phân hủy khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Tinh dầu từ trái cây họ cam quýt được biết là bị oxy hóa nhanh hơn tất cả các loại khác. Chúng sẽ mất đi mùi hương cũng như lợi ích của chúng ngay sau khoảng 06 tháng kể từ khi được mở nắp.
  • Với chiết xuất từ hương đất hoặc gỗ, chẳng hạn như Hoắc hương và Gỗ đàn hương, ban đầu sẽ có xu hướng tăng mùi thơm dần, sau đó sẽ dần bắt đầu suy giảm về hiệu lực là độ lan tỏa mùi. Do đó, loại này có thời hạn dùng lâu dài hơn.

Như vậy, tuổi thọ của dầu hay tinh dầu có thể dao động rất nhiều tùy thuộc vào:

  • Chất lượng của nguồn thực vật;
  • Thời điểm thu hoạch;
  • Phương pháp chiết xuất;
  • Điều kiện chưng cất sản phẩm;
  • Lô/đợt sản phẩm bảo quản như thế nào từ khâu sản xuất, đóng gói, sử dụng…
  • Cách thức nhà cung cấp đóng chai, lọ…
Tuổi thọ tinh dầu hay dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

3. Làm sao để nhận biết tinh dầu đã không còn sử dụng được nữa?

Thông thường, có khoảng 04 cách chính để biết tinh dầu đã “xuống cấp” hay chưa:

  • Hương thơm của nó trở nên “kì quặc” hơn so với ban đầu như suy giảm mùi, độ lan tỏa yếu đi, mùi khó chịu…tùy thuộc vào loại dầu
  • Thay đổi màu sắc và trở nên đậm hơn, nhạt hơn hoặc thậm chí không màu, tùy thuộc vào loại dầu.
  • Sản phẩm bị lợn cợn, bị đục màu, có lớp váng hay bọt lạ…

Trong thực tế, đôi khi tinh dầu bị oxy hóa sẽ không biểu hiện các dấu hiệu hư hỏng quen thuộc. Do đó, đây là những hướng dẫn chung. Vì lý do này, chúng tôi đặc biệt khuyến nghị rằng bảo quản tinh dầu nên được xử lý và thực hiện đúng cách để kéo dài tuổi thọ sản phẩm.

4. Thời hạn sử dụng một vài loại tinh dầu sau khi mở nắp

4.1 Trung bình dưới 3 năm

Họ cam quýt:

  • Hương thơm tươi mát, tỉnh táo, tràn đầy năng lượng…
  • Thành phần hóa học chính: Monoterpenes (đặc biệt Limonene)
  • Thời hạn sử dụng: 6-12 tháng;
  • Tinh dầu phổ biến:

Nhóm hương hoa dịu nhẹ, ngọt ngào hoặc hương gỗ, long não trầm ấm, cay nồng…

Nhóm hương cây cỏ, long não, cay, ngọt, hương gỗ.

4.2 Trung bình trên 3 năm

Nhóm hương trái cây, hương hoa, cay nồng, gỗ trầm ấm

  • Mang đến cảm giác cân bằng, thư thái, dịu nhẹ, truyền cảm hứng
  • Thành phần hóa học chính: Este, Phenol
  • Thời hạn sử dụng: 3-7 năm
  • Tinh dầu phổ biến:

Nhóm hương đất, gỗ, nhựa ấm áp và cay nồng

Lọ thủy tinh tối màu, có nắp đậy được ưu tiên sử dụng làm vật chứa tinh dầu.

5. Có thể bảo quản tinh dầu trong tủ lạnh không?

Nếu bạn đang thắc mắc rằng liệu có thể bảo quản tinh dầu trong tủ lạnh được không, thì câu trả lời là có. Tùy chọn này đặc biệt lý tưởng cho những người không thường xuyên sử dụng dầu của họ. Ví dụ tần suất khoảng một vài lần trong năm.

6. Có thể bảo quản tinh dầu trong tủ đông/ngăn đá tủ lạnh không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là CÓ, tinh dầu có thể được bảo quản trong tủ đông.

Nếu chúng đóng băng hoặc tạo thành tinh thể khiến kết cấu rắn chắc hơn, thì trước khi sử dụng, hay đặt sản phẩm ở ngoài tự nhiên với nhiệt độ phòng. Thời gian cần thiết để “rã đông” sẽ phụ thuộc vào loại dầu và có thể dao động từ vài phút đến vài giờ.

  • Một số loại dầu kết tinh có thể bắt đầu hóa lỏng khi cầm chai trên tay.
  • Vài loại loại khác có thể được “tắm” bằng nước ấm (đặt chai vào một bát nước ấm cạn).

Cho dù sử dụng phương pháp nào, hãy đảm bảo rằng nắp chai được giữ kín, nếu không các thành phần dễ bay hơi có giá trị sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài. Tuy nhiên, nắp cũng không nên đóng quá chặt, bởi sẽ có quá ít khoảng trống trong chai và khi được đun nóng, tinh dầu sẽ tạo áp suất lớn có thể gây vỡ lọ, hoặc “phun” dung dịch ra khắp nơi nếu mở nắp.

7. Những nơi không nên bảo quản tinh dầu

Không bảo quản tinh dầu ở những nơi quá nóng, ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc ẩm ướt, chẳng hạn như trong phòng tắm, gần bếp, trên bậc cửa sổ hoặc khu vực có nắng khác…hay bất kỳ nơi nào mà nhiệt độ phòng thay đổi liên tục có thể làm giảm chất lượng của tinh dầu, tệ đi nhanh hơn.

8. Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng tinh dầu

8.1 Nhiệt độ và ánh sáng

Nhiệt độ:

  • Do tính chất dễ cháy của chúng, không bao giờ được để tinh dầu gần ngọn lửa trần hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào.
  • Chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, nến và bếp lò…Bởi chúng dễ bị tổn thương ở nhiệt độ cao có thể dẫn đến việc chúng bốc cháy.
  • Bên cạnh đó, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt sẽ đẩy nhanh quá trình xuống cấp của dầu.

Ánh sáng:

  • Tương tự như nhiệt độ, khi tinh dầu được giữ ở những nơi có ánh nắng mặt trời, các đặc tính của chúng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Bao gồm mùi thơm, vẻ ngoài và hiệu quả chung của chúng.
  • Vì lý do này, đa số sản phẩm tinh dầu được bán và bảo quản trong chai/lọ màu tối (phổ biến nhất là màu hổ phách, màu xanh đậm, xanh lá cây, tím và đen…) để ngăn bức xạ UV xuyên qua chai.
  • Bất kể màu sắc của chai sẫm màu như thế nào, tốt nhất vẫn là tránh đặt sản phẩm này dưới ánh nắng trực tiếp. Vì việc thay đổi nhiệt độ liên tục thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa của dầu diễn ra nhanh hơn.

8.2 Không khí và độ ẩm

Không khí:

  • Khi các loại dầu tiếp xúc với không khí/oxy, chúng bị oxy hóa và các thành phần dễ bay hơi của chúng bắt đầu phai màu. Điều đó có nghĩa là hương thơm của chúng cùng với các đặc tính khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
  • Lý do phần lớn là bởi nắp chai dầu không được đóng kín, hoặc mở ra liên tục trong thời gian dài. Để ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxy hóa và bay hơi, điều quan trọng là phải đậy nắp chai khi không sử dụng sản phẩm.
  • Thực tế nếu dầu bị oxy hóa ở mức độ vừa phải, mặc dù không được đề xuất để sử dụng tại chỗ hoặc liệu pháp mùi hương, nhưng vẫn có thể được sử dụng cho các ứng dụng khác. Chẳng hạn như làm sạch, khử mùi vật dụng trong nhà….

Độ ẩm: Độ ẩm có thể xâm nhập vào các chai/lọ tinh dầu khi chúng không được đậy nắp trong một thời gian dài, khiến dầu trông có vẻ vẩn đục. Bên trong chai cũng sẽ tạo thành các hạt nước. Tương tự như trên, điều này có thể được ngăn chặn bằng cách đậy nắp chai.

9. Cách bảo quản tinh dầu nhằm kéo dài thời hạn dùng và độ tươi

  • Luôn đọc kỹ và thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng và bảo quản của nhà sản xuất, phân phối sản phẩm
  • Không lưu trữ tinh dầu dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, khuyến khích giữ chúng tại nơi mát mẻ, thoáng khí.
  • Ghi lại ngày mua tinh dầu trên nhãn lọ, cách này giúp bạn dễ dàng theo dõi thời hạn sử dụng tốt hơn.
  • Đảm bảo rằng nắp chai luôn được đậy chặt.
  • Nên chia nhỏ tinh dầu vào các vật chứa phù hợp, không nên có kích thước quá lớn. Vì những “khoảng trống” trong lọ chứa oxy sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa của hoạt chất.
  • Không để bất kỳ đồ vật hay tự ý thêm nguyên liệu nào trực tiếp vào chai/lọ chứa tinh dầu.

10. Gợi ý ưu điểm và khuyết điểm của một số vật dụng bảo quản tinh dầu thường gặp

Vật chứa tinh dầu bằng thủy tinh trong suốt: Mặc dù chai thủy tinh trong suốt/không màu sẽ không làm hỏng tinh dầu, nhưng chúng cũng sẽ không ngăn bức xạ tia cực tím có hại ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thay vào đó, nên sử dụng các chai có màu tối (chẳng hạn như chai màu hổ phách).

Chất liệu nhôm: thích hợp để bảo quản nếu phần bên trong của chúng được lót bằng lớp lót Epoxy chuyên dụng. Đây là một phương pháp an toàn để vận chuyển tinh dầu và lý tưởng cho việc lưu trữ ngắn hạn.

Thùng chứa bằng kim loại hay thép không gỉ: là vật liệu lý tưởng để đựng tinh dầu cũng như để pha trộn chúng trong công thức tự nhiên. Đặc biệt, khi mà những vật liệu bằng nhựa và gỗ không được khuyến khích lựa chọn.

Hộp đựng bằng nhựa: Bảo quản tinh dầu trong hộp nhựa gây ra hiện tượng đóng cặn. Ngoài ra, phản ứng hóa dầu trong vật liệu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều khía cạnh của tinh dầu. Hơn thế, nhựa cũng được biết là có thể hấp thụ tinh dầu, điều này gây khó khăn khi làm sạch hộp đựng. Tuy nhiên, các sản phẩm pha trộn hoặc pha loãng, chẳng hạn như kem dưỡng ẩm hoặc dầu massage tương đối an toàn khi bảo quản trong hộp nhựa.

11. Bảo quản tinh dầu khi đi du lịch

Để bảo quản tinh dầu/dầu đúng cách và an toàn khi di chuyển, bạn nên chia nhỏ sản phẩm yêu thích với số lượng vừa đủ. Sau đó, cho chúng vào hộp đựng dành cho khách du lịch chuyên dụng có sẵn để mang theo. Không nên mang theo chai lọ dễ vỡ, cồng kềnh trong chuyến hành trình bởi nhiều rủi ro có thể gặp phải.

Bảo quản tinh dầu trong hộp chứa chuyên dụng.

12. Dùng tinh dầu đã hết hạn dùng có nguy hiểm không? Lưu ý khi sử dụng tinh dầu?

Tinh dầu hư hỏng được đánh giá là có hại và việc sử dụng chúng có thể gây bất lợi cho sức khỏe. Cụ thể, chúng khiến vấn đề sau dễ dàng xuất hiện hơn như nhạy cảm da, kích ứng, bong tróc, phát ban, viêm và bỏng rát, cùng nhiều hậu quả khó chịu khác…

Vài lưu ý khi dùng tinh dầu:

  • Tinh dầu chỉ được sử dụng ngoài da, và bắt buộc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử sản phẩm này cho mục đích điều trị.
  • Thử nghiệm trên da bằng cách pha loãng 1 giọt Tinh dầu trong 4 giọt Dầu nền, rồi thoa một lượng nhỏ hỗn hợp này lên cánh tay. Theo dõi phản ứng bất thường như mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn,…
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú được đặc biệt khuyên không nên dùng tinh dầu mà không có lời khuyên y tế. Nguyên nhân là vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự tiết hormone nhất định. Và không rõ liệu những tác động này có thể chuyển sang trẻ sơ sinh ở những giai đoạn phát triển hay không.
  • Những loại dầu này phải luôn được bảo quản ở khu vực trẻ em không thể tiếp cận, đặc biệt là những trẻ dưới 7 tuổi.
  • Đối tượng có tình trạng sức khỏe đặc biệt nên được tư vấn thêm như
    • Bệnh lý ung thư, hormone, động kinh…
    • Chuẩn bị trải qua phẫu thuật, đang dùng thuốc đặc trị…
    • Tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần của tinh dầu muốn sử dụng;

13. Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về cách bảo quản tinh dầu đúng cách. Điều này sẽ giúp bạn có thể kéo dài tuổi thọ những sản phẩm tinh dầu/dầu ưa thích của mình. Đừng quên rằng, Kobi luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng mọi người trong hành trình khám phá tự nhiên nhé.

2.3/5 - (3 bình chọn)
Phạm Lê Phương Mai

Recent Posts

Bí Ẩn Tinh Dầu Gỗ Ngọc Am Trong Nghệ Thuật Ướp Xác Của Người Ai Cập Cổ Đại

I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…

3 tuần ago

Ý nghĩa của Chỉ số khúc xạ và Khối lượng riêng của Tinh dầu thiên nhiên

1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…

1 tháng ago

Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Bạc Hà

Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…

1 tháng ago

Oleoresin là gì?

1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…

1 tháng ago

Nên Mát-xa Mặt Trong Bao Lâu?

Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…

2 tháng ago

Tinh dầu mùi già – Bí quyết xông nhà đón Tết an lành

I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…

2 tháng ago