Blog

Pha trộn tinh dầu: Lý thuyết và thực tiễn

Từ xa xưa đến nay, tinh dầu thiên nhiên đã không còn quá xa lạ với con người. Với mỗi tinh dầu riêng biệt mang đến những mùi hương cùng đặc tính trị liệu tuyệt vời. Tuy nhiên, nhằm phát huy giá trị và lợi ích của những sản phẩm tự nhiên này, các nhà nghiên cứu và người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn đến sự pha trộn tinh dầu. Bài viết sau, Kobi sẽ mang đến một vài thông tin bổ ích về lý thuyết và thực tiễn của sự kết hợp này nhé.

1. Về bản chất của sự pha trộn tinh dầu

Sự pha trộn tổng hợp của các loại tinh dầu nguyên chất có thể được thực hiện cho cả mục đích điều chế hương thơm và trị liệu sức khỏe.

Cho đến ngày nay, sự đa dạng của các loại tinh dầu thiên nhiên là không thể bàn cãi. Chúng có thể đựơc phân loại dựa trên những đặc điểm như:

  • Họ mùi hương (hương hoa, hương gỗ, hương trái cây…);
  • Tốc độ bay hơi (nốt hương đầu, hương giữa…);
  • Đặc tính trị liệu (làm dịu, kích thích, cung cấp năng lượng…);

Đây thực sự là một nỗ lực ấn tượng, bởi công việc này đòi hỏi nhiều yếu tố để thành công. Chẳng hạn như:

  • Sự sáng tạo;
  • Sự hiểu biết về cách phân loại, đặc tính, đặc điểm của từng loại tinh dầu;
  • Sự am hiểu về cách thức, phương pháp điều chế…;
  • Kỹ năng cần thiết để điều chế hỗn hợp cân bằng, hài hòa…;
Pha trộn tinh dầu là một sự kết hợp nâng cao của chiết xuất thiên nhiên này.

2. Tại sao phải pha trộn tinh dầu với nhau?

Tinh dầu là tinh chất thơm dễ bay hơi của thực vật có thành phần phức tạp đến từ tự nhiên. Sự phức hợp này không chỉ tạo nên hương thơm phong phú, độc đáo mà chúng toát ra và các đặc tính tích cực khác. Đây là hai trong số rất nhiều lý do đằng sau thể hiện kết quả thú vị khi trộn 2 hoặc nhiều loại sản phẩm này với nhau.

Nói một cách đơn giản hơn, khi các loại tinh dầu tương tác với nhau, chúng có thể tạo ra các tác dụng thay thế mà không loại tinh dầu riêng lẻ nào có thể đạt được. Trong liệu pháp mùi hương, hiện tượng này được gọi là “sức mạnh tổng hợp”.

Có thể nói rằng, sự hòa quyện tinh dầu sẽ mang đến sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ hơn là khi chúng hoạt động một mình. Tương tự như cách các nốt nhạc có thể kết hợp với nhau để tạo ra giai điệu hấp dẫn và trải nghiệm sâu sắc

3. Giới thiệu một số cách thức pha trộn tinh dầu

Trong suốt lịch sử, hương liệu và tinh dầu đã được phân loại theo vô số cách khác nhau. Điều này góp phần dễ dàng cho cho sự lựa chọn kết hợp tinh dầu. Đồng thời hạn chế sự không tương thích giữa các sản phẩm mà tạo ra mùi hương khó chịu hoặc thiếu sức sống. Mặt khác, việc tạo ra một sự pha trộn hài hòa và cân bằng hoàn hảo có thể mang lại hiệu quả trị liệu mạnh mẽ, cũng như là một trải nghiệm cực kỳ ly kỳ và bổ ích.

Dưới đây là ba mô hình cơ bản để phân loại tinh dầu phổ biến.

3.1 Pha trộn tinh dầu dựa trên nhóm mùi hương

Những mùi hương đầy màu sắc trên thế gian này có thể được mô tả và nhóm thành từng “họ” khác nhau, dựa vào bản chất tương tự và cảm giác nhận thức nhất định. Ví dụ như:

3.1.1 Hương trái cây-Cam quýt (Citrus)

Thường mang đến mùi trái cây đặc trưng, tùy loại). Nhóm này có thể kết hợp được với tinh dầu thuộc hương hoa, bạc hà, gia vị, hương gỗ…

  • Chanh;
  • Cam;
  • Bưởi;
  • Quýt;
  • …;

3.1.2 Hương hoa

Thường mang đến cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, thoải mái….Pha trộn tinh dầu nhóm này được với các chiết xuất thuộc hương Cam quýt, gia vị, hương gỗ…

  • Oải hương;
  • Cam Neroli;
  • Hoa nhài;
  • Phong lữ (Geranium);
  • Hoa hồng;
Chiết xuất từ hương hoa mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu…

3.1.3 Hương cây cỏ

Thường mang đến cảm giác tươi mát, yên bình hòa mình với cỏ cây thiên nhiên…. Nhóm này có thể kết hợp được với tinh dầu thuộc hương bạc bà, hương gỗ…

  • Xô thơm (Clary sage);
  • Thì là (Fennel);
  • Hương thảo (Rosemary);
  • Cỏ Xạ hương (Thyme);
  • Tràm trà (Tea tree);
  • …;

3.1.4 Hương long não (Camphoraceous)

Mang đến cảm giác nồng nhiệt, mạnh mẽ, cùng khả năng trị liệu sức khỏe…). Nhóm này có thể kết hợp được với tinh dầu thuộc họ Cam quýt, gia vị, cỏ cây, hương gỗ…

  • Long não (Camphor);
  • Bạch đàn (Eucalyptus);
  • Tràm gió (Cajeput);
  • Lá nguyệt quế (Laurel Leaf);
  • …;

3.1.5 Hương bạc hà

Cung cấp cảm giác tươi mát, sảng khoái nhưng cũng rất trầm ấm. Nhóm này có thể kết hợp được với tinh dầu thuộc họ Cam quýt, hương gỗ, hương đất, hương cỏ cây…

  • Bạc hà Spearmint;
  • Tinh dầu lộc đề xanh (Wintergreen);
  • Bạc hà Peppermint;
  • …;

3.1.6 Hương gỗ

Mang đến cảm giác nam tính, mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng… Nhóm này có thể kết hợp được với tinh dầu thuộc họ bạc hà, hương hoa, cây cỏ, gia vị, trái cây…

  • Đàn hương (Sandalwood);
  • Thông (Pine);
  • Bách xù (Juniper Berry);
  • Hoàng đàn (Cedarwood);
  • Hoắc hương (Patchouli);

3.1.7 Hương gia vị

Thường mang đến cảm giác ấm áp và cay nồng, nhiệt huyết. Nhóm này có thể kết hợp được với tinh dầu thuộc họ Cam quýt, hương gỗ, hương hoa…

  • Húng quế Basil;
  • Tiêu đen (Black Pepper);
  • Quế (Cinnamon);
  • Gừng (Ginger);
  • Nhục đậu khấu (Nutmeg);

3.1.8 Nhóm có thuộc tính “nhựa”- Resinous

Thường đem lại cảm giác vừa tươi mát của cây cỏ vừa ấm áp như mùi gỗ thông. Nhóm này có thể kết hợp được với tinh dầu thuộc họ Cam quýt, hương hoa…

  • Trám dầu (Elemi);
  • Nhũ hương (Frankincense);
  • Nhựa thơm Myrrh
  • …;

Một cách pha trộn đơn giản bằng cách sử dụng mô hình này là chọn các loại tinh dầu trong cùng một họ mùi hương. Vì đặc điểm nhận dạng hóa học của các loại dầu này có liên quan chặt chẽ với nhau nên nhìn chung chúng sẽ dễ dàng tương thích với nhau hơn.

Một kỹ thuật khác là chọn các loại tinh dầu từ hai họ mùi hương nổi tiếng để pha trộn hiệu quả với nhau. Bạn có thể tham khảo các gợi ý bên trên để tìm được sự kết hợp hoàn hảo cho riêng mình.

Tinh dầu thuộc nhóm “nhựa” mang đến sự trầm ấm, nồng nàn…

3.2 Pha trộn tinh dầu dựa trên tốc độ bay hơi

Tinh dầu thường xếp vào ba ‘nốt’ bao quát, mỗi loại thể hiện chất lượng và tốc độ bay hơi đặc biệt.

  • Hương đầu bao gồm những loại tinh dầu có trọng lượng phân tử thấp, do đó sẽ tác động đến các thụ thể khứu giác trước. Nó cũng bay hơi khá nhanh, tạo tiền đề cho mùi thơm của hỗn hợp phát triển và làm cho các nốt hương sau đó nổi bật hơn.
  • Hương giữa có tốc độ bay hơi không cao bằng nốt đầu nhưng vẫn nhanh hơn nốt cuối. Theo đó, tầng hương này hoạt động như một ‘cầu nối’ thiết yếu, mang lại cảm giác hài hòa và cân bằng.
  • Hương cuối liên quan đến loại tinh dầu có trọng lượng phân tử cao và lưu hương lâu hơn. Nó cũng “cố định” các thành phần còn lại của hỗn hợp, khiến hương thơm bền vững, gắn kết.

Theo lý thuyết, dựa vào các nốt hương, có thể tạo ra sự pha trộn tinh dầu ưa thích. Ví dụ:

  • Chọn một loại từ cả ba nốt hương giúp tạo ra hỗn hợp phức tạp, nâng cao và lan tỏa theo thời gian.
  • Ngược lại, việc chọn các loại trong cùng một nốt hương có thể tạo ra hỗn hợp đồng nhất hơn, về mùi và hiệu suất.

3.3 Sự pha trộn tinh dầu dựa trên đặc tính trị liệu

Dưới đây là một số gợi ý hữu ích về giá trị sức khỏe của một số chiết xuất thực vật:

Kiểu phân nhóm này cho ta biết được tinh dầu nào khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra lợi ích cụ thể. Ví dụ:

  • Để tạo ra một hỗn hợp giúp thư giãn và giảm stress, nên chọn các loại tinh dầu có tác dụng làm dịu hoặc nâng cao tinh thần (như cam Bergamot). Đồng thời tránh những loại được biết là kích thích hoặc cung cấp năng lượng (như Gừng hoặc Bưởi).
  • Tương tự, để tạo ra một hỗn hợp massage tự nhiên giúp tăng cường và khơi dậy ham muốn, việc kết hợp các loại dầu kích thích tình dục như Clary Sage hoặc Sandalwood có thể đặc biệt hữu ích.

4. Thực hành pha trộn tinh dầu đơn giản

Hướng dẫn những bước dễ thực hiện sau đây sẽ giúp bạn áp dụng các lý thuyết trên, để tạo ra hỗn hợp tinh dầu thơm hoặc trị liệu phù hợp bản thân.

4.1 Hiểu và lưu ý về tầm quan trọng của sự an toàn khi kết hợp tinh dầu với nhau

Sự pha trộn sáng tạo của các loại tinh dầu là một hoạt động thú vị đến mức có thể dễ dàng quên rằng những loại dầu dễ bay hơi tự nhiên này có thể gây hại. Đặc biệt nếu sử dụng không đúng cách hoặc không có hướng dẫn an toàn phù hợp.

Cẩn thận để tránh bị đổ vì tinh dầu nguyên chất và chưa pha loãng có thể gây kích ứng khi tiếp xúc với da. Đồng thời cũng có thể làm hỏng, ố vàng một số vật liệu và bề mặt như cao su, thảm, đồ nội thất hoặc quần áo. Tinh dầu cũng có thể gây kích ứng niêm mạc mắt, vì vậy hãy cố gắng giữ một khoảng cách thích hợp trong các thao tác.

4.2 Lựa chọn kỹ càng các thiết bị và dụng cụ pha trộn tinh dầu

Các thiết bị cơ bản bạn sẽ cần để thực hiện bao gồm:

  • Chai thủy tinh tối màu (màu hổ phách hoặc màu xanh coban) có kích thước ưa thích (2 mL – 60 mL)
  • Ống nhỏ giọt thủy tinh;
  • Que thử nước hoa;
  • Băng dán nhãn hoặc nhãn dán;

Hãy nhớ rằng không nên bảo quản tinh dầu nguyên chất trong chai nhựa.

Sử dụng ống nhỏ giọt thủy tinh cho từng loại tinh dầu riêng biệt, nhằm tránh trộn lẫn tinh chất.

4.3 Lên ý tưởng về các loại tinh dầu để pha trộn

Với sự trợ giúp và hướng dẫn đã được trình bày ở trên, bạn có thể tự chọn lựa cho mình một sự kết hợp hoặc tham khảo thêm những thông tin từ nguồn đáng tin cậy khác như sách, chuyên gia, trang web, báo cáo, nghiên cứu…

Đây là quá trình cần sự sáng tạo, vì vậy bạn không nên ngại khám phá các khả năng và sự kết hợp khác nhau. Đồng thời hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình để hình dung và trải nghiệm kết quả cuối cùng.

4.4 Định hướng bản thân với từng loại tinh dầu

Làm quen với các mùi hương riêng lẻ của các loại tinh dầu là bước chuẩn bị quan trọng trước khi bắt đầu pha trộn thực sự.

Trải nghiệm khứu giác của một loại tinh dầu có thể khá độc đáo và đáng nhớ. Khi hít phải mùi hương của tinh dầu, các phân tử hương thơm sẽ nhanh chóng di chuyển đến các thụ thể khứu giác trong khoang mũi. Tại đây, thông tin được truyền tải đến não, bao gồm cả tập hợp các cấu trúc được gọi chung là hệ thống lymbic. Theo đó, hệ thống này chịu trách nhiệm điều chỉnh cảm xúc và ký ức.

Cách tốt nhất để trải nghiệm hương thơm là nhỏ một vài giọt lên que thử nước hoa và di chuyển que trước mũi. Nếu thích, bạn có thể ghi lại một vài ấn tượng ngay lập tức xuất hiện trong đầu. Ví dụ, bạn có thể tự hỏi:

  • Phản ứng ban đầu của tôi đối với hương thơm này là gì? Nó tích cực, tiêu cực hay trung tính?
  • Một số từ sẽ sử dụng để mô tả nó là gì?
  • Cảm xúc nhận được là gì? Thăng hoa, bình tĩnh, cân bằng hay tràn đầy sinh lực?
  • Hương thơm này có làm tôi gợi nhớ đến điều gì không? Một bông hoa, một đồ vật, hay thậm chí là một ký ức?

Sau đó, nghỉ ngơi một chút trước khi hít loại tinh dầu mong muốn tiếp theo của bạn. Điều này là để ngăn ngừa sự mệt mỏi của khứu giác, đôi khi có thể bị ảnh hưởng sau khi trải nghiệm mùi thơm trong một thời gian dài.

4.5 Bắt đầu pha trộn tinh dầu theo tỷ lệ

Bước tiếp theo liên quan đến một thử nghiệm nhỏ để khám phá các tỷ lệ lý tưởng cần thiết cho mỗi hỗn hợp. Tương tự như sự phân loại, không có một khái niệm bắt buộc cụ thể nào về tỷ lệ này. Bạn có thể thử nghiệm một số tỷ lệ theo thứ tự tầng hương đầu-giữa-cuối như 1:1:1, 3:5:2…Trong đó, tỷ lệ phổ biến là 3:5:2, nghĩa là muốn hỗn hợp bao gồm tổng cộng 20 giọt dầu, bạn sẽ trộn:

  • 6 giọt hương đầu;
  • 10 giọt hương giữa;
  • 4 giọt hương cuối.

4.6 Lưu trữ hỗn hợp tinh dầu

Sau khi đóng kín lọ hỗn hợp tinh dầu đã kết hợp, hãy đặt chúng ở nơi kín đáo, mát mẻ và chờ đợi khoảng 2-5 ngày.

Trong thời gian này, các thành phần sẽ trải qua nhiều quá trình tương tác với nhau để đọng lại thành quả cuối cùng.

Khi hỗn hợp hoàn hảo của bạn đã được tạo ra, thì khâu bảo quản rất quan trọng. Điều này giúp lưu giữ tinh chất tồn tại lâu hơn, không bị biến chất do yếu tố môi trường tác động. Một số lưu ý:

  • Lựa chọn chai thủy tinh sẫm màu, có nắp đật kín.
  • Đặt vật chứa tại vị trí tránh yếu tố như ẩm ướt, nóng, ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, một số cá nhân thích lưu trữ hỗn hợp của họ trong ngăn mát tủ lạnh.

5. Gợi ý một số cách sử dụng hỗn hợp tinh dầu đã pha trộn

Để trải nghiệm và đạt được lợi ích tối đa từ hỗn hợp tinh dầu bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

  • Thêm 5-8 giọt sản phẩm vào máy khuếch tán;
  • Thêm 7-10 giọt sản phẩm cùng 01 thìa canh (15ml) dầu nền như jojoba, hạnh nhân…vào chai lăn. Điều này sẽ tạo ra độ pha loãng 2% có thể được áp dụng cho cổ tay, cổ hoặc khuỷu tay bên trong.
  • Tạo hỗn hợp massage, hãy thêm 10-15 giọt tinh dầu hỗn hợp vào 2 thìa canh (30 mL/1 oz) dầu nền ưa thích. Để sử dụng, làm ấm hỗn hợp trong tay, xoa bóp nhẹ nhàng cho đến khi sản phẩm được hấp thụ hoàn toàn qua da.
Sử dụng sản phẩm từ pha trộn tinh dầu thông qua hô hấp, ngoài da…

6. Lưu ý chung khi sử dụng tinh dầu

Một số điều cần lưu ý khi pha trộn tinh dầu cũng như sử dụng hỗn hợp này:

  • Khuyến khích tiếp xúc tinh dầu ở bên ngoài da, không nên uống vào bụng trực tiếp;
  • Đối với bất kỳ chiết xuất thiên nhiên nào, nên tiến hành thử nghiệm miếng dán trên vùng da không nhạy cảm, chẳng hạn như cánh tay trong.
  • Trong trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng, hoặc dấu hiệu bất thường như chóng mặt, khó thở, ngứa,…hãy ngừng sử dụng sản phẩm ngay và đến gặp nhân viên y tế để được tư vấn xử lý.
  • Không bao giờ được sử dụng tinh dầu hoặc dầu dẫn gần niêm mạc, mắt, mũi trong, tai hoặc trên bất kỳ vùng da đặc biệt nhạy cảm nào khác.
  • Đối tượng phụ nữ mang thai, có tiền sử dị ứng, phụ nữ cho con bú, dùng với mục đích điều trị bệnh,…cần thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ.

7. Tổng kết

Sự pha trộn tinh dầu đang là xu hướng mới mẻ và nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, cần phải có một chút sự am hiểu cũng như sáng tạo để tìm được mùi hương phù hợp và an toàn với từng cá nhân. Đừng quên là Kobi sẽ luôn đồng hành cùng độc giả trong hành trình khám phá thiên nhiên tuyệt vời này.

5/5 - (1 bình chọn)
Phạm Lê Phương Mai

Recent Posts

Cỏ Roi Ngựa – Vị Thuốc Quý Từ Thảo Nguyên

Dưới tán nắng rực rỡ, những cành hoa cỏ roi ngựa tím biếc rung rinh…

2 ngày ago

Cỏ May – Vị Thuốc Quý Từ Thiên Nhiên

Như một dải lụa xanh mướt điểm tô cho bức tranh thiên nhiên, cỏ may…

2 ngày ago

Cỏ Tháp Bút – Món Quà Tinh Tế Từ Đất Mẹ

Như một nét chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên muôn màu, cỏ…

3 ngày ago

Cây Cỏ Lào: Loài Cây Thân Thuộc Với Nhiều Tác Dụng Y Học

Ẩn mình giữa chốn hoang sơ, "nàng tiên nhỏ" Cỏ Lào (Eupatorium odoratum L.) -…

4 ngày ago

Cây Hàm Ếch – “Nàng Tiên Ẩm Ướt”

Nổi tiếng với vẻ đẹp thanh tao, mọc ven bờ suối, ẩn mình dưới tán…

5 ngày ago

Cây Xấu Hổ: Nàng Thơ E Ấp Và Những Lợi Ích Với Sức Khỏe

Nổi tiếng với biệt danh "nàng thẹn thùng" hay "nàng trinh nữ", cây xấu hổ…

6 ngày ago