Tinh dầu giảm đau liệu có hiệu quả? | Tinh dầu Kobi
Skip to main content
30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Tinh dầu giảm đau liệu có hiệu quả?

Từ lâu, tinh dầu đã nổi tiếng là chiết xuất thực vật mang đến trải nghiệm hương thơm tuyệt vời. Không chỉ thế, sản phẩm này còn mang lại lợi ích sức khỏe vượt trội, phong phú. Trong đó, cải thiện cơn đau là ứng dụng được đông đảo người tiêu dùng đánh giá tích cực, cũng như báo cáo khoa học ghi nhận, phát triển. Cùng Kobi tìm hiểu một số thông tin về tinh dầu giảm đau, qua bài viết sau nhé.

1. Về bản chất

Massage bằng dầu và tinh dầu thơm là một trong những phương pháp lâu đời và an toàn hiệu quả để giảm đau.

Khi massage hay xoa bóp những tác động tích cực đạt được như:

  • Massage làm giảm viêm cục bộ;
  • Tạo cảm giác thoải mái, cải thiện mức độ trầm cảm, lo lắng;
  • Ổn định nồng độ hormone cortisol;
  • Đồng thời làm giảm nhịp tim, dẫn đến cảm giác thư giãn.

Trong thực tế, hiệu quả giảm đau của xoa bóp cùng tinh dầu sẽ đạt được thông qua tần suất và liều lượng phù hợp.

Hiện nay, có hơn 60 loại tinh dầu có thành phần hóa học mang đặc tính giảm đau. Chẳng hạn như chiết xuất từ:

  • Hoa oải hương;
  • Hoa cúc;
  • Bạc hà;
  • Bạch đàn;
  • Lộc đề xanh;

Dưới đây, Kobi sẽ giới thiệu một số công thức trị liệu từ những loại tinh dầu kể trên với mục đích giảm đau.

2. Massage giảm đau có thực sự tốt?

2.1 Lợi ích chung

Hầu hết những cơn đau dù ở bất kỳ bộ phận nào đều sẽ hành hạ cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất cá nhân mà còn có thể gây ra sự khó chịu về mặt tinh thần và cảm xúc. Thậm chí, những người bị đau mãn tính có thể thấy rằng nó cản trở các hoạt động và sự kiện hàng ngày, từ công việc hay đời sống. Vì vậy mà chất lượng cuộc sống cũng sẽ bị tác động tiêu cực theo.

Một lý do khác để cân nhắc áp dụng tinh dầu giảm đau là bởi việc sử dụng rộng rãi và tràn lan dược phẩm theo thời gian sẽ phát triển thành lạm dụng hoặc quá liều. Điều này thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Để tiếp cận toàn diện cải thiện triệu chứng khó chịu, hãy bắt đầu bằng kết hợp phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc theo toa của bác sĩ.

Một trong những phương pháp lâu đời, an toàn nhất, từ tự nhiên để giảm đau là xoa bóp bằng dầu thơm. Chúng thực sự có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề như giảm đau cơ, khớp hoặc cột sống, đau đầu… Các nghiên cứu cũng cho thấy tính ưu việt của liệu pháp massage về lợi ích và hạn chế tác dụng phụ.

Quá trình massage mang lại vô vàn lợi ích sức khỏe

2.2 Lợi ích cụ thể

Các kỹ thuật xoa bóp cụ thể và sức mạnh của xoa bóp cũng sẽ là những yếu tố tạo nên hiệu quả giảm đau. Chẳng hạn như:

  • Giải phóng sự căng cơ;
  • Linh hoạt hơn khớp đang cứng;
  • Nâng cao sự nhanh nhẹn, dẻo dai của hệ thống vận động.
  • Tăng hoạt động tế bào thần kinh;
  • Kiểm soát nhịp tim, hô hấp và sự hấp thụ thức ăn.
  • Thông qua xoa bóp, endorphin được sản xuất và kích thích lưu thông máu;
  • Làm tăng lượng chất dinh dưỡng và oxy cung cấp cho các mô cơ thể
  • Tăng quá trình loại bỏ độc tố thông qua hệ thống bạch huyết.

Hơn thế, có ý kiến cho rằng, những tác dụng phụ mà một số người gặp phải với thuốc thường không xuất hiện bởi việc sử dụng các loại tinh dầu giảm đau. Chúng đã được ứng dụng trong y học hàng ngàn năm với tác động tích cực rõ rệt.

Hơn 60 loại tinh dầu có thành phần có đặc tính giảm đau giúp giảm đau đã được ghi nhận. Ví dụ, Lộc đề xanh (Wintergreen) chủ yếu là methyl salicylate, thành phần chính trong aspirin. Kinh nghiệm dân gian đã quen thuộc hơn với loại cây này ở địa phương có tác dụng giảm đau. Sau đó kiến ​​thức này đã được truyền lại cho những thế hệ trẻ trong cộng đồng của họ.

Tinh dầu giảm đau là sự lựa chọn tuyệt vời để cải thiện vấn đề xương khớp.

3. Gợi ý một số tinh dầu giảm đau thường gặp

Khi chuẩn bị hỗn hợp massage của bạn, hãy sử dụng một hoặc hai loại dầu dưới đây. Liều lượng thêm không quá 7 giọt dầu hay 15 ml tinh dầu cho mỗi lần điều trị. Tuy nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp với độ rộng diện tích xoa bóp.

Đối với xương và khớp, hãy thử các loại tinh dầu sau:

Nếu cơn đau đi kèm với sự căng thẳng, lo lắng, hãy thử những loại tinh dầu sau:

Đối với đau cơ do hoạt động quá mức hoặc chấn thương, hãy thử các loại tinh dầu sau:

4. Cách massage bằng tinh dầu giảm đau hiệu quả

4.1 Xoa dịu cơn đau do khớp bị tổn thương:

Thành phần:

Thực hiện:

  • Bạn có thể hòa trộn một lượng lớn hơn với tỷ lệ tương tụ, sau đó chứa đựng trong chai màu hổ phách sẫm màu để sử dụng.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp các khu vực bị ảnh hưởng khi cần thiết.

Phân tích:

  • Tinh dầu khuynh diệp: Loại dầu giảm đau, chống viêm này là một lựa chọn phổ biến cho những người bị hành hạ bởi đau nhức từ bong gân đến cứng khớp.
  • Tinh dầu hương thảo: Loại tinh dầu giảm đau này kích thích lưu thông máu, khiến nó trở thành một phương thuốc phổ biến cho bệnh viêm khớp, đau cơ-khớp và đau đầu. Ngoài ra, sản phẩm thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh hơn bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đông máu.
  • Tinh dầu quả bách xù: Loại dầu kích thích, làm ấm này được biết là có khả năng chống viêm. Do đó, chiết xuất thường được sử dụng để làm giảm áp lực khó chịu nặng nề ở chi, đặc trưng của bệnh viêm khớp hay đau nhức cơ, xương-khớp.
  • Dầu nền do bạn lựa chọn: Dầu nền giúp pha loãng tinh dầu trước khi bôi, vì hiệu lực của tinh dầu có thể gây hại khi sử dụng ở nồng độ cao mà không pha loãng. Dầu nền còn giúp tinh dầu lưu lại trên da lâu hơn mà không bị bay hơi nhanh. Đồng thời, hạn chế độ ma sát, tổn thương da trong quá trình thao tác massage.
Tinh dầu giảm đau giúp thư giãn cơ, dịu cơn đau của khớp.
Tinh dầu giảm đau giúp thư giãn cơ, dịu cơn đau của khớp.

4.2 Thư giãn cơ căng cứng, đau nhức

Thành phần:

  • Bơ ca cao 15 g
  • Dầu hạt mơ 85 ml
  • Tinh dầu oải hương 25 giọt
  • Tinh dầu hương thảo 20 giọt
  • Tinh dầu gừng 15 giọt

Thực hiện:

  • Đun chảy bơ với dầu hạt mơ.
  • Để nguội, sau đó thêm các loại tinh dầu và trộn kỹ.
  • Lưu trữ trong một vật chứa sạch và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Phân tích:

  • Bơ ca cao: Loại bơ tự nhiên, có tác dụng chữa bệnh, rất giàu chất béo lành mạnh và chất chống oxy hóa. Sản phẩm bơ giúp hỗn hợp nguyên liệu mượt mà hơn và tăng khả năng chống viêm.
  • Dầu hạt mơ: Dầu vận chuyển hấp thụ nhanh này làm mềm da mà không để lại cặn dầu và có mùi thơm dễ chịu. Các đặc tính chống viêm của loại dầu nhẹ nhàng đồng thời thúc đẩy sự trẻ hóa, giảm đau cơ.
  • Tinh dầu hoa oải hương: Loại dầu chống viêm và giảm đau này là lựa chọn phổ biến cho những người muốn giảm căng thẳng cả về cảm xúc và thể chất, từ buồn bã đến đau đầu và đau cơ.
  • Tinh dầu hương thảo: Lưu thông máu, yếu tố quan trọng để kiểm soát cơn đau. Bên cạnh đó, triệu chứng khó chịu sẽ được cải thiện nhờ khả năng giảm đau và chống viêm của nguyên liệu.
  • Tinh dầu Gừng: Hợp chất Zingibain trong Gừng giúp chống viêm, thúc đẩy giảm đau ở cơ, xương-khớp. Dầu này được cho là làm giảm số lượng các hợp chất liên quan đến cơn đau trong cơ thể được như prostaglandin.
Hỗn hợp tinh dầu giúp gia tăng sức mạnh.
Hỗn hợp tinh dầu giúp gia tăng sức mạnh.

4.3 Lưu ý gì khi sử dụng hỗn hợp tinh dầu giảm đau

Lưu ý khi sử dụng:

  • Tinh chất gừng đậm đặc không thích hợp cho da nhạy cảm.
  • Không sử dụng dầu oải hương trong khi mang thai.
  • Dầu hương thảo cũng không nên được sử dụng trong khi mang thai. Đặc biệt không nên dùng đối với trường hợp có tiền sử động kinh.

5. Tổng kết

Hi vọng bài viết đã mang đến quý độc giả những thông tin bổ ích về tinh dầu giảm đau, cũng như vài gợi ý công thức tham khảo nhằm ứng dụng chúng trong thực tế. Đừng quên theo dõi chúng tôi để khám phá thêm nhiều điều thú vị khác của thế giới mùi hương nhé. Hãy chia sẻ trải nghiệm và ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới. Kobi luôn đồng hành cùng bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký nhận tin

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]