30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
Aromatherapy là gì Lợi ích và ứng dụng thực tế (2)

Aromatherapy là gì? Lợi ích và ứng dụng thực tế

Trong những năm gần đây, aromatherapy liệu pháp nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý. Chúng dần phổ biến trong đa dạng khía cạnh từ hoạt động hằng ngày, thư giãn, chăm sóc sức khỏe, tôn giáo, thiền định…Thậm chí, lợi ích về trị liệu bệnh lý của phương pháp này cũng được công nhận và áp dụng thông qua kinh nghiêm dân gian cũng như nghiên cứu khoa học. Vậy aromatherapy là gì? Liệu pháp này có thực sự hiệu quả? Mời quý độc giả cùng Kobi khám phá nhé.

1. Aromatherapy là gì? Tinh dầu là gì?

1.1 Aromatherapy là gì?

Aromatherapy được hiểu đơn giản là liệu pháp hương thơm hay liệu pháp tinh dầu. Tuy nhiên, có ý kiến nhận định phức tạp hơn khi xem aromatherapy là tổng hợp của nhiều yếu tố. Bao gồm tinh dầu, dầu vận chuyển, sản phẩm chưng cất thảo mộc, phytoncide…

Theo Hiệp hội quốc gia về liệu pháp hương thơm toàn diện (NAHA), “liệu pháp hương thơm” được định nghĩa là “ứng dụng trị liệu hoặc việc sử dụng dược phẩm của các chất thơm (tinh dầu)”, trong đa dạng khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi “aromatherapy là gì” thì đây là một liệu pháp toàn diện sử dụng các chiết xuất ​​thực vật tự nhiên dễ bay hơi…Chúng hỗ trợ tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần tùy từng loại mùi hương khác nhau.

1.2 Aromatherapy xuất hiện từ khi nào?

Theo tài liệu, aromatherapy đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, nhưng chưa được quan tâm nhiều. Cho đến khoảng thế kỷ XI, khi phương pháp chưng cất hơi nước ra đời, đã giúp việc chiết xuất tinh dầu từ nguyên liệu một các chính xác và chất lượng hơn. Từ đó, các nền văn hóa trên thế giới đã dùng liệu pháp hương thơm cho loạt các chức năng. Phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Anh, Pháp, Mỹ…

Hiện tại, liệu pháp hương thơm đã có mặt rộng rãi khắp thế giới với các địa điểm đa dạng. Ví dụ tại nhà, phòng tập, spa, phòng khám trị liệu sức khỏe…tiếp cận được với nhiều đối tượng khác nhau.

2. Cách hoạt động của liệu pháp aromatherapy là gì?

Cách thức hoạt động của liệu pháp aromatherapy theo các chuyên gia bao gồm:

  • Thông qua hô hấp: các phân tử hương thơm sẽ kích hoạt các khu vực trong mũi, tế bào khứu giác (cơ quan tiếp nhận mùi). Sau đó, chúng sẽ bắt đầu gửi tín hiệu đến các bộ phận khác. Bao gồm hệ thống thần kinh, não bộ, phổi,…Một số khu vực có thể bị tác động trong não như:
    • Hệ thống limbic: liên quan đến cảm xúc, nhịp tim, huyết áp, trí nhớ…;
    • Vùng dưới đồi liên quan đến giải phóng hormone, điều hòa thân nhiệt, điều chỉnh cảm xúc…
    • Hormone serotonin: chất dẫn truyền thần kinh, đóng góp cho cảm giác hạnh phúc, trí nhớ…
  • Ứng dụng tại chỗ, ngoài da: khi thoa hỗn hợp các sản phẩm có chứa tinh dầu lên da, chúng sẽ được hấp thụ và tạo nên các phản ứng sinh học tại chỗ (da, xương khớp…). Đặc biệt, động tác massage, xoa bóp còn thúc đẩy tuần hoàn máu và gia tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. Từ đó kích thích phục hồi về tinh dần và thể chất của cơ thể.

Aromatherapy là gì Lợi ích và ứng dụng thực tế (1)

3. Lợi ích nổi bật của aromatherapy là gì?

Lợi ích của aromatherapy vừa phong phú và ấn tượng trên đủ các khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn như thư giãn, kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, lợi hô hấp…Sau đây là vài ảnh hưởng tích cực nổi bật:

3.1 Tác động tích cực đến hệ thần kinh của aromatherapy là gì?

Những tác động tích cực của liệu pháp aromatherapy đến hệ thần kinh rất phong phú. Chẳng hạn như:

  • Theo nghiên cứu sơ bộ, liệu pháp có thể có ảnh hưởng làm thay đổi sóng não và hành vi.
  • Cải thiện sự căng thẳng: các hợp chất thơm giúp thư giãn, làm dịu tâm trí, điều chỉnh tâm trạng…
  • Giảm mức độ cortisol (hormone gắn với căng thẳng, stress…)
  • Hoạt động như thuốc chống trầm cảm: một trong những tiềm năng đáng chú ý của liệu pháp hương thơm. Chúng trợ giúp các cảm giác tiêu cực, chán nản, mang đến cảm giác yên bình và tích cực hơn. Đồng thời, phương pháp điều trị bổ sung này được đánh giá là ít các tác dụng phụ phức tạp nếu so với việc dùng thuốc chống trầm cảm.
  • Vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả của phương pháp trong việc kiểm soát rối loạn tâm thần. Có thể kể đến:
    • Tinh dầu oải hương có thể giúp giảm bớt lo lắng và nâng cao tâm trạng của bạn. (Theo Karadag E et al., 2017).
    • Tinh dầu bạc hà và trầm hương được biết là giúp kiểm soát cơn đau mãn tính, một số chứng rối loạn nhận thức, mất ngủ và thậm chí là trầm cảm.

Gợi ý tinh dầu:

3.2 Điều chỉnh giấc ngủ

May mắn thay, liệu pháp hương thơm có thể hỗ trợ giấc ngủ và điều chỉnh lại nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Các loại tinh dầu được gợi ý với tác dụng an thần, lành mạnh cho giấc ngủ cơ thể bao gồm tinh dầu hoa cúc, hoa nhài, benzoin, dầu hoa cam, hoa hồng, oải hương, gỗ đàn hương, kinh giới ngọt

3.3 Thúc đẩy và cung cấp năng lượng tích cực

Thực tế, để “nạp năng lượng” cho các hoạt động sống hằng ngày, thông thường sẽ bằng chế độ ăn uống, tập luyện thể dục…Bên cạnh đó, liệu pháp tinh dầu được đánh giá là bổ sung tuyệt vời để phục hồi năng lượng. Điều này được lý giải bởi chúng có tác dụng tăng tuần hoàn, nâng cao mức năng lượng tích cực, kích thích cơ thể và tâm trí. Đặc biệt, các rủi ro mà chúng đem lại khá hạn chế khi so sánh với các chất kích thích như thuốc lá, chất cấm, thuốc tăng lực…

Gợi ý: tinh dầu hạt tiêu đen, bạch đậu khấu, quế, đinh hương, bạch chỉ, hoa nhài, tràm trà, hương thảo, cây xô thơm

3.4 Khả năng tăng tốc độ phục hồi tổn thương của aromatherapy là gì?

Các chuyên gia nhận định rằng, có nhiều loại tinh dầu có thể giúp gia tăng sự phục hồi các tổn thương khắp cơ thể. Điều này được lý giải là do chúng làm tăng lượng oxy và lưu lượng máu đến vết thương. Ngoài ra, những đặc tính kháng khuẩn của một số loại tinh dầu cũng góp phần bảo vệ cơ thể. Một số loại tinh dầu được gợi ý gồm tinh dầu oải hương, calendula, tầm xuân, cây trường sinh (helichrysum), tinh dầu hắc mai…

3.5 Giảm đau cơ thể

Những đau nhức trên cơ thể có thể được cải thiện khi áp dụng liệu pháp aromatherapy:

  • Liệu pháp hương thơm có thể là một giải pháp tuyệt vời không chỉ có thể làm giảm chứng đau đầu hiện tại mà còn hạn chế tình trạng căng thẳng, lo lắng…Một số loại tinh dầu tốt nhất có liên quan đến việc giảm đau đầu là tinh dầu bạc hà, bạch đàn, gỗ đàn hương, hương thảo…
  • Giảm đau nhức cơ xương…cũng là một trong những ứng dụng hữu ích nhất của liệu pháp hương thơm. Đặc biệt, khi kết hợp hỗn hợp tinh dầu với dầu vận chuyển (hạnh nhân, dừa, jojoba,…) cùng thao tác massage, bấm huyệt tại chỗ.

3.6 Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của liệu pháp aromatherapy là gì?

Theo như hầu hết các chuyên gia y tế, phòng ngừa hơn là điều trị, và liệu pháp hương thơm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch nếu được sử dụng đúng cách. Chúng cung cấp các dưỡng chất và chất chống oxy hóa. Điều này được nghiên cứu ghi nhận là có lợi cho hệ miễn dịch của con người trước tác nhân gây bệnh tật như gốc tự do có hại…

Gợi ý tinh dầu: oregano, nhũ hương, chanh, bạc hà, quế, bạch đàn…

3.7 Lợi hô hấp

Liệu pháp aromatherapy mang đến tiềm năng cải thiện triệu chứng hô hấp đáng kể. Nhờ đa dạng thành phần có đặc tính sinh học cao thường gặp trong tinh dầu. Có thể kể đến như limonene, linalool, pinene, cùng nhiều monoterpene khác…mà tinh dầu sẽ làm dịu, thông thoáng đường thở, sát khuẩn, loãng đờm…Do vậy, bạn có thể cân nhắc dùng liệu pháp mùi hương như sự bổ trợ khi bị cảm lạnh, cảm cúm, ho, ứ đàm…

Gợi ý một số tinh dầu nổi bật như bạc hà, khuynh diệp, sả, bưởi, bạch đàn…

3.8 Chống côn trùng

Hoạt động xua đuổi côn trùng của liệu pháp hương thơm cũng ghi nhận các kết quả tích cực. Theo đó, mùi hương từ thực vật sẽ tác động đến các thụ thể cảm nhận của loài côn trùng, muỗi, thậm chí chuột…Từ đó khiến chúng tránh xa không gian sống của bạn.

Gợi ý: tinh dầu bạc hà, sả, phong lữ…

4. Ứng dụng aromatherapy là gì trong thực tế?

Các ứng dụng trị liệu bằng hương thơm chủ yếu bao gồm xoa bóp, thoa tại chỗ và hít. Bên cạnh đó, sản phẩm trị liệu bằng hương thơm cũng được bán rộng rãi. Từ đó làm cho liệu pháp hương thơm trở thành một lựa chọn tiện lợi dễ dàng hơn. Hơn nữa, việc  kết hợp các loại tinh dầu với nhau để tạo ra hỗn hợp tổng hợp sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải luôn tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia trị liệu bằng hương thơm được đào tạo.

4.1 Thông qua khứu giác

  • Khuếch tán, đèn xông: giúp lan tỏa hương thơm tinh dầu vào trong không khí hiệu quả hơn. Ngoài ra, chúng còn có ưu điểm là không tạo ra khói cũng như hạn chế khả năng cháy nổ so với các thiết bị dùng lửa khác.
  • Xông hơi trị liệu: dùng các dụng cụ xông hơi truyền thống hoặc hiện đại phục vụ cho nhu cầu điều trị tổn thương ở cơ thể, đặc biệt là hô hấp và làn da.
  • Nến: Thắp nến có lẽ là một trong những cách đơn giản nhất để làm thơm căn phòng và tạo cảm giác dễ chịu. Những ngọn nến được sử dụng để tạo ra bầu không khí nhẹ nhàng, tĩnh tâm cho việc thiền định. Hơn thế, chúng còn tỏa ra khói ít hơn việc dùng nhang, hương…
  • Hít trực tiếp: thông qua khứu giác mà tác động trực tiếp đến các tế bào cảm nhận. Bạn có thể hít trực tiếp mùi hương từ chai. Hoặc để giảm sự nồng đậm của tinh dầu, hãy nhỏ 1-2 giọt dầu vào lòng bàn tay, xoa nhẹ 2 tay rồi đưa lên mũi.
  • Xịt hỗn hợp tinh dầu tại các vị trí cụ thể để lưu hương, sát khuẩn, thanh lọc không khí…

4.2 Aromatherapy cho các vùng tại chỗ

  • Dùng với nước tắm, nước ngâm chân: giúp thư giãn cân cơ, làm sạch da, thúc đẩy tuần hoàn…
  • Chăm sóc cơ thể tại chỗ bằng dầu, kem dưỡng, dầu gội…: trong các sản phẩm này, chiết xuất tinh dầu không chỉ giúp tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn góp phần vào công dụng trị liệu. Đặc biệt dầu massage là sản phẩm được ưa chuộng trong các thao tác bấm huyệt, xoa bóp, massage thư giãn hoặc điều trị bệnh.

Ngoài ra, còn có đa dạng các cách thức sử dụng liệu pháp hương thơm khác nhau tùy theo mục đích và điều kiện sẵn có của mỗi cá nhân.

5. Aromatherapy có an toàn không?

5.1 Aromatherapy thận trọng trên đối tượng nào

Nói chung, hầu hết phương pháp trị liệu bằng hương thơm khá an toàn với đa số trường hợp. Tuy nhiên, một vài đối tượng sau cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng:

  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, tiền căn hen suyễn;…chưa được nghiên cứu chứng minh là an toàn nên không được khuyến khích.
  • Đối tượng đã có tiền sử dị ứng với chiết xuất thực vật hay tinh dầu;
  • Động kinh, đang bệnh cấp tính…
  • Tùy theo từng loại tinh dầu mà có sự chú ý riêng biệt. Ví dụ: người bị tăng huyết áp hạn chế dùng chiết xuất hương thảo. Hoặc có khối u vú, buồng trứng phụ thuộc estrogen…sẽ phải hạn chế nhóm tinh dầu thì là, hồi, xô thơm bởi chúng có thể hoạt động tương tự như estrogen.
  • Một số tinh dầu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc điều trị. Vì vậy, khi đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên kiểm tra với dược sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn trước.

5.2 Lưu ý trong khi dùng

Ưu tiên lựa chọn sản phẩm tinh dầu từ nhà sản xuất và phân phối đáng tin cậy. Có như vậy mới thu được hiệu quả và lợi ích chất lượng.

Các kích ứng có thể xảy ra, nếu tinh dầu tiếp xúc mạnh mẽ với các vị trí nhạy cảm. Ví dụ mắt, niêm mạc, màng nhầy trong mũi…

Pha loãng tinh dầu với dầu nền luôn được khuyến khích trước khi sử dụng chúng trực tiếp trên da. Nồng độ thông thường pha loãng 0,5-1% (3-6 giọt tinh dầu cho mỗi ounce dầu nền). Nồng độ tối đa được coi là an toàn khoảng 5% (30 giọt tinh dầu vào 1 ounce dầu nền).

Kiểm tra kích ứng bằng cách, xoa hỗn hợp vào một khu vực có kích thước bằng 1/4 mặt trong của cẳng tay. Theo dõi phản ứng dị ứng trong vòng 24-48 giờ, nếu bình thường thì có thể yên tâm sử dụng.

Hiếm khi mọi người sử dụng tinh dầu bằng đường uống hay nuốt trực tiếp. Không nên làm như vậy trừ khi bác sĩ của bạn cho phép. Bởi điều này có thể dễ làm tổn thương cơ quan nội tạng như thận, gan…

Một số tác dụng phụ có thể gặp gồm buồn nôn, nhức đầu, nổi mẩn đỏ, ngứa…có thể gặp trong thời kỳ đầu tiếp xúc. Nếu phản ứng khó chịu của bạn mạnh mẽ và kéo dài hãy ngừng sử dụng tinh dầu ngay.

6. Tổng kết

Quả thực trong thời gian gần đây, aromatherapy hay liệu pháp hương thơm đã dần được công nhận nhiều hơn trong các lĩnh vực từ đời sống đến khoa học, y học. Dù nghiên cứu về liệu pháp này còn khá khiêm tốn, nhưng không ai có thể phủ nhận hiệu quả mà chúng mang lại. Bạn có thể ghé thăm Kobi để khám phá nhiều hơn về aromatherapy cùng các tinh dầu thiên nhiên nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Using Aromatherapy for Relieving Your Stress https://www.verywellmind.com/aromatherapy-for-stress-research-and-techniques-3144598
  2. What Is Aromatherapy? https://www.webmd.com/balance/stress-management/aromatherapy-overview
  3. 10 Amazing Benefits Of Aromatherapy https://www.organicfacts.net/health-benefits/other/benefits-of-aromatherapy.html
  4. Aromatherapy: What you need to know https://www.medicalnewstoday.com/articles/10884
  5. Aromatherapy Uses and Benefits https://www.healthline.com/health/what-is-aromatherapy
4.9/5 - (16 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

giai-phap-tiep-thi-mui-huong-800x1600

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]