Trong những năm gần đây, aromatherapy liệu pháp nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý. Chúng dần phổ biến trong đa dạng khía cạnh từ hoạt động hằng ngày, thư giãn, chăm sóc sức khỏe, tôn giáo, thiền định…Thậm chí, lợi ích về trị liệu bệnh lý của phương pháp này cũng được công nhận và áp dụng thông qua kinh nghiêm dân gian cũng như nghiên cứu khoa học. Vậy aromatherapy là gì? Liệu pháp này có thực sự hiệu quả? Mời quý độc giả cùng Kobi khám phá nhé.
Aromatherapy được hiểu đơn giản là liệu pháp hương thơm hay liệu pháp tinh dầu. Tuy nhiên, có ý kiến nhận định phức tạp hơn khi xem aromatherapy là tổng hợp của nhiều yếu tố. Bao gồm tinh dầu, dầu vận chuyển, sản phẩm chưng cất thảo mộc, phytoncide…
Theo Hiệp hội quốc gia về liệu pháp hương thơm toàn diện (NAHA), “liệu pháp hương thơm” được định nghĩa là “ứng dụng trị liệu hoặc việc sử dụng dược phẩm của các chất thơm (tinh dầu)”, trong đa dạng khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi “aromatherapy là gì” thì đây là một liệu pháp toàn diện sử dụng các chiết xuất thực vật tự nhiên dễ bay hơi…Chúng hỗ trợ tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần tùy từng loại mùi hương khác nhau.
Theo tài liệu, aromatherapy đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, nhưng chưa được quan tâm nhiều. Cho đến khoảng thế kỷ XI, khi phương pháp chưng cất hơi nước ra đời, đã giúp việc chiết xuất tinh dầu từ nguyên liệu một các chính xác và chất lượng hơn. Từ đó, các nền văn hóa trên thế giới đã dùng liệu pháp hương thơm cho loạt các chức năng. Phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Anh, Pháp, Mỹ…
Hiện tại, liệu pháp hương thơm đã có mặt rộng rãi khắp thế giới với các địa điểm đa dạng. Ví dụ tại nhà, phòng tập, spa, phòng khám trị liệu sức khỏe…tiếp cận được với nhiều đối tượng khác nhau.
Cách thức hoạt động của liệu pháp aromatherapy theo các chuyên gia bao gồm:
Lợi ích của aromatherapy vừa phong phú và ấn tượng trên đủ các khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn như thư giãn, kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, lợi hô hấp…Sau đây là vài ảnh hưởng tích cực nổi bật:
Những tác động tích cực của liệu pháp aromatherapy đến hệ thần kinh rất phong phú. Chẳng hạn như:
Gợi ý tinh dầu:
May mắn thay, liệu pháp hương thơm có thể hỗ trợ giấc ngủ và điều chỉnh lại nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Các loại tinh dầu được gợi ý với tác dụng an thần, lành mạnh cho giấc ngủ cơ thể bao gồm tinh dầu hoa cúc, hoa nhài, benzoin, dầu hoa cam, hoa hồng, oải hương, gỗ đàn hương, kinh giới ngọt…
Thực tế, để “nạp năng lượng” cho các hoạt động sống hằng ngày, thông thường sẽ bằng chế độ ăn uống, tập luyện thể dục…Bên cạnh đó, liệu pháp tinh dầu được đánh giá là bổ sung tuyệt vời để phục hồi năng lượng. Điều này được lý giải bởi chúng có tác dụng tăng tuần hoàn, nâng cao mức năng lượng tích cực, kích thích cơ thể và tâm trí. Đặc biệt, các rủi ro mà chúng đem lại khá hạn chế khi so sánh với các chất kích thích như thuốc lá, chất cấm, thuốc tăng lực…
Gợi ý: tinh dầu hạt tiêu đen, bạch đậu khấu, quế, đinh hương, bạch chỉ, hoa nhài, tràm trà, hương thảo, cây xô thơm…
Các chuyên gia nhận định rằng, có nhiều loại tinh dầu có thể giúp gia tăng sự phục hồi các tổn thương khắp cơ thể. Điều này được lý giải là do chúng làm tăng lượng oxy và lưu lượng máu đến vết thương. Ngoài ra, những đặc tính kháng khuẩn của một số loại tinh dầu cũng góp phần bảo vệ cơ thể. Một số loại tinh dầu được gợi ý gồm tinh dầu oải hương, calendula, tầm xuân, cây trường sinh (helichrysum), tinh dầu hắc mai…
Những đau nhức trên cơ thể có thể được cải thiện khi áp dụng liệu pháp aromatherapy:
Theo như hầu hết các chuyên gia y tế, phòng ngừa hơn là điều trị, và liệu pháp hương thơm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch nếu được sử dụng đúng cách. Chúng cung cấp các dưỡng chất và chất chống oxy hóa. Điều này được nghiên cứu ghi nhận là có lợi cho hệ miễn dịch của con người trước tác nhân gây bệnh tật như gốc tự do có hại…
Gợi ý tinh dầu: oregano, nhũ hương, chanh, bạc hà, quế, bạch đàn…
Liệu pháp aromatherapy mang đến tiềm năng cải thiện triệu chứng hô hấp đáng kể. Nhờ đa dạng thành phần có đặc tính sinh học cao thường gặp trong tinh dầu. Có thể kể đến như limonene, linalool, pinene, cùng nhiều monoterpene khác…mà tinh dầu sẽ làm dịu, thông thoáng đường thở, sát khuẩn, loãng đờm…Do vậy, bạn có thể cân nhắc dùng liệu pháp mùi hương như sự bổ trợ khi bị cảm lạnh, cảm cúm, ho, ứ đàm…
Gợi ý một số tinh dầu nổi bật như bạc hà, khuynh diệp, sả, bưởi, bạch đàn…
Hoạt động xua đuổi côn trùng của liệu pháp hương thơm cũng ghi nhận các kết quả tích cực. Theo đó, mùi hương từ thực vật sẽ tác động đến các thụ thể cảm nhận của loài côn trùng, muỗi, thậm chí chuột…Từ đó khiến chúng tránh xa không gian sống của bạn.
Gợi ý: tinh dầu bạc hà, sả, phong lữ…
Các ứng dụng trị liệu bằng hương thơm chủ yếu bao gồm xoa bóp, thoa tại chỗ và hít. Bên cạnh đó, sản phẩm trị liệu bằng hương thơm cũng được bán rộng rãi. Từ đó làm cho liệu pháp hương thơm trở thành một lựa chọn tiện lợi dễ dàng hơn. Hơn nữa, việc kết hợp các loại tinh dầu với nhau để tạo ra hỗn hợp tổng hợp sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia trị liệu bằng hương thơm được đào tạo.
Ngoài ra, còn có đa dạng các cách thức sử dụng liệu pháp hương thơm khác nhau tùy theo mục đích và điều kiện sẵn có của mỗi cá nhân.
Nói chung, hầu hết phương pháp trị liệu bằng hương thơm khá an toàn với đa số trường hợp. Tuy nhiên, một vài đối tượng sau cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng:
Ưu tiên lựa chọn sản phẩm tinh dầu từ nhà sản xuất và phân phối đáng tin cậy. Có như vậy mới thu được hiệu quả và lợi ích chất lượng.
Các kích ứng có thể xảy ra, nếu tinh dầu tiếp xúc mạnh mẽ với các vị trí nhạy cảm. Ví dụ mắt, niêm mạc, màng nhầy trong mũi…
Pha loãng tinh dầu với dầu nền luôn được khuyến khích trước khi sử dụng chúng trực tiếp trên da. Nồng độ thông thường pha loãng 0,5-1% (3-6 giọt tinh dầu cho mỗi ounce dầu nền). Nồng độ tối đa được coi là an toàn khoảng 5% (30 giọt tinh dầu vào 1 ounce dầu nền).
Kiểm tra kích ứng bằng cách, xoa hỗn hợp vào một khu vực có kích thước bằng 1/4 mặt trong của cẳng tay. Theo dõi phản ứng dị ứng trong vòng 24-48 giờ, nếu bình thường thì có thể yên tâm sử dụng.
Hiếm khi mọi người sử dụng tinh dầu bằng đường uống hay nuốt trực tiếp. Không nên làm như vậy trừ khi bác sĩ của bạn cho phép. Bởi điều này có thể dễ làm tổn thương cơ quan nội tạng như thận, gan…
Một số tác dụng phụ có thể gặp gồm buồn nôn, nhức đầu, nổi mẩn đỏ, ngứa…có thể gặp trong thời kỳ đầu tiếp xúc. Nếu phản ứng khó chịu của bạn mạnh mẽ và kéo dài hãy ngừng sử dụng tinh dầu ngay.
Quả thực trong thời gian gần đây, aromatherapy hay liệu pháp hương thơm đã dần được công nhận nhiều hơn trong các lĩnh vực từ đời sống đến khoa học, y học. Dù nghiên cứu về liệu pháp này còn khá khiêm tốn, nhưng không ai có thể phủ nhận hiệu quả mà chúng mang lại. Bạn có thể ghé thăm Kobi để khám phá nhiều hơn về aromatherapy cùng các tinh dầu thiên nhiên nhé.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…