Blog

Baking soda là gì? 14 công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết

Baking soda là cái tên không còn xa lạ trong giới chị em nội trợ bởi vì tính đa năng công dụng của nó. Vậy baking soda là gì? Tác dụng của nó ra sao? Hôm nay, Kobi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc một số thông tin hữu ích.

1. Baking soda là gì? Thành phần của baking soda

Baking soda thường được gọi là muối nở có tên hóa học là natri bicacbonat, theo IUPAC là natri hydrocacbonate. Đây là một hợp chất hóa học có công thức NaHCO3. Nó là một muối bao gồm một cation natri (Na+) và một anion bicacbonat (HCO3).

Baking soda là chất rắn màu trắng ở dạng tinh thể, nhưng thường gặp dưới dạng bột mịn. Vị hơi mặn, kiềm giống như vị của natri cacbonat (Na2CO3). Dạng khoáng trong tự nhiên là nahcolite, được tìm thấy trong nhiều suối nước khoáng.

Tên gọi baking soda phổ biến ở Hoa Kỳ, trong khi ở Úc và vương quốc Anh thì gọi là bicarbonate soda phổ biến hơn.

2. Tác dụng của baking soda

2.1. Sử dụng trong gia đình

Baking soda là một sản phẩm với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng của baking soda mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

2.1.1.  Làm bánh

Trong nấu ăn, baking soda chủ yếu được sử dụng để làm bánh như một chất men nở. Khi nó phản ứng với axit, khí CO2 được giải phóng. Khí này làm nở bột, tạo thành kết cấu phồng xốp đặc trưng trong bánh ngọt, bánh mì, các loại thực phẩm nướng và chiên khác. Bạn có thể tham khảo một số công thức làm bánh có baking soda trên các kênh bánh ngọt.

2.1.2. Nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng là thói quen vệ sinh răng miệng rất tốt. Vì nó chạm tới các góc của miệng, kẽ răng, nướu và lưỡi mà bạn có thể bỏ sót trong quá trình đánh răng.

Nhiều người sử dụng nước baking soda thay cho nước súc miệng thông thường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng baking soda có thể giúp hơi thở của bạn thơm mát. Bởi lẽ, nó làm tăng pH của nước bọt, có tác dụng sử phát triển của vi khuẩn.

Bạn hãy cho 1/2 thìa cà phê (khoảng 2 gam) baking soda vào nửa ly (120 mL) nước ấm, sau đó súc miệng như bình thường.

2.1.3. Làm trắng răng

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kem đánh răng có chứa baking soda tốt hơn để làm trắng răng và loại bỏ mảng bám so với kem đánh răng thông thường. Điều này là do baking soda có tính chất mài mòn nhẹ. Nó có thể phá vỡ liên kết của các phân tử làm ố răng của bạn. Đó là lý do baking soda giúp bạn làm trắng răng phổ biến tại nhà.

2.1.4. Khử mùi trong tủ lạnh

Thực phẩm trong tủ lạnh khi đã quá hạn sử dụng và trở nên bị hư gây ra mùi. Mùi này có thể bám rất lâu ngay cả khi bạn đã làm sạch tủ lạnh.

Thay vì chỉ che mùi thì baking soda có thể giúp trung hòa, loại bỏ phân tử mùi hôi. Như vậy tủ lạnh của bạn đã lại như mới. Để thử ngay tip này, hãy đổ đầy muối nở vào cốc và đặt vào trong tủ lạnh.

2.1.5. Khử mùi trong không khí

Tương tự như khử mùi tủ lạnh, baking soda là một giải pháp thay thế an toàn cho các loại khử không khí. Vì nó có thể trung hòa mùi hôi mà không chứa hóa chất công nghiệp.

Bạn cần có: một cái lọ nhỏ, muối nở (đổ khoảng 1/3 lọ), 10 – 15 giọt tinh dầu bạn yêu thích, trộn đều. Sau đó, dùng vải mỏng đậy lại cố định bằng dây. Đặt bình thơm vào trong phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm hoặc nhà bếp. Khi mùi hương bắt đầu phai, bạn chỉ cần lắc nhẹ bình.

2.1.6. Khử mùi hôi thùng rác

Rác thải hàng ngày thường có mùi hôi thối của chất thải đang phân hủy. Baking soda có thể giúp bạn loại bỏ mùi rác bằng cách trung hòa các phân tử mùi. Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng việc rải baking soda dưới đáy thùng rác có thể làm giảm mùi rác đến 70%.

2.1.7. Máy khử mùi giày

Đổ 2 muỗng canh muối nở vào 2 túi vải mỏng rồi buộc chặt để tránh rơi rớt.Đặt một túi vào mỗi chiếc giày khi không sử dụng. Lấy túi muối nở ra khỏi khi bạn muốn đi giày.

2.1.8. Làm trắng quần áo

Baking soda có thể làm trắng và sạch quần áo mà chi phí ít tốn kém. Đó là bởi vì nó là một muối hòa tan có tính chất kiềm, có thể giúp loại bỏ bụi bẩn và vết ố. Theo nghiên cứu, một chất kiềm như baking soda hoạt động bằng cách tương tác với vết bẩn khi hòa tan trong nước. Bạn có thể thêm 1/2 cốc baking soda vào lượng bột giặt thông thường của bạn.

2.1.9. Chất tẩy vết bẩn đa năng

Nhờ khả năng linh hoạt của baking soda giúp cho nó trở thành một chất tẩy rửa đa năng tuyệt vời.

  • Để sử dụng trong nhà bếp, bạn hãy tạo hỗn hợp bột nhão bằng cách trộn baking soda với một lượng tương đương nước cốt chanh và một chút nước. Bôi hỗn hợp lên bề mặt mong muốn, sau đó chà rửa bằng miếng bọt biển hoặc vải. Hỗn hợp sẽ giúp bạn làm sạch nhiều vật dụng như: lò nướng, lò vi sóng, ly uống cà phê, bề mặt đá của bếp, gạch ốp bếp, mặt bàn, cống bị tắc, …
  • Đối với vết bẩn trên thảm sàn, bạn có thể bôi hỗn hợp trên và chờ trong 1 giờ. Sau đó, bạn dùng bàn chải sạch để chà và giũ sạch lớp cặn.

2.1.10. Nước lau nhà tắm

Giống như nhà bếp, phòng tắm là nơi cũng khó làm sạch. Bởi lẽ bạn sử dụng nhà tắm thường xuyên và do đó cần phải làm sạch.

Hiện nay, có rất nhiều chất tẩy rửa nhà tắm trên thị trường nhưng nhiều người thích các lựa chọn làm sạch tự nhiên, tiết kiệm chi phí. Baking soda có thể làm trắng và khử trùng nhiều nơi trong phòng tắm. Tuy nhiên, tùy theo mức độ của vết bẩn mà bạn cân nhắc sử dụng, bởi lẽ, nó kém hiệu quả hơn các chất tẩy rửa hóa học thương mại.

Trộn hỗn hợp sền sệt bằng muối nở và một chút nước. Sử dụng một miếng bọt biển hoặc một miếng vải, chà xát hỗn hợp kỹ lưỡng lên bề mặt bạn muốn làm sạch. Sau đó lưu trên bề mặt 15–20 phút rồi rửa sạch.

Lưu ý: Baking soda có khả năng ăn mòn nhẹ nên bạn cần rửa sạch hỗn hợp, tránh để đọng trên bề mặt, vì có thể làm hỏng đồ vật.

2.1.11. Loại trừ dư lượng thuốc trừ sâu

Ngày nay, nhiều người lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu trên thực phẩm. Bởi có nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng rửa bằng baking soda là cách hiệu quả có thể loại bỏ thuốc trừ sâu khỏi hoa quả mà không cần gọt vỏ.

Nghiên cứu đã ngâm táo trong nước pha một ít muối nở từ 12 – 15 phút đã loại bỏ gần như tất cả dư lượng thuốc trừ sâu trên vỏ. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng phương pháp này không loại bỏ thuốc trừ sâu đã xâm nhập vào vỏ của trái cây hoặc rau. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu thêm baking soda có hiệu quả với các loại hoa quả khác hay không.

2.1.12. Làm sáng bóng trang sức bằng bạc

Baking soda là một giải pháp tiện dụng, thay cho các chất đánh bóng bạc trên thị trường. Bạn sẽ chỉ cần có 1 cốc nước sôi, ½ cốc giấm ăn, 1 muỗng canh muối nở. Trộn hỗn hợp và cho trang sức vào. Vết xỉn màu bạc sẽ biến mất nhanh chóng. Bạn có thể lấy ra trong vòng 30 giây. Nếu bị xỉn màu nặng có thể phải ngâm trong hỗn hợp này đến 1 phút.

2.1.13. Rửa nồi bị cháy xém

Nếu bạn vô tình làm cháy xém nồi khi đang nấu thì Kobi sẽ mách cho bạn một mẹo nhỏ. Bạn có thể cứu một chiếc nồi bị cháy một cách dễ dàng với baking soda và nước.

Cho một lượng muối nở vào đáy nồi, đổ nước vừa đủ ngập những chỗ bị cháy. Đun sôi hỗn hợp, chờ nguội bớt rồi đổ bỏ. Nếu vết cháy vẫn còn, thêm một lượng nhỏ nước rửa chén và cọ rửa nhẹ nhàng.

2.1.14. Thuốc diệt cỏ dại tự chế

Cỏ dại thường có rễ mọc sâu nên khó diệt trừ nếu không dùng hóa chất diệt cỏ. Baking soda được cho là một giải pháp thay thế rẻ hơn, an toàn hơn. Đó là bởi vì baking soda tạo ra môi trường khắc nghiệt cho cỏ dại nhờ nồng độ natri cao.

Rải đều một vài nắm baking soda lên cỏ dại. Tuy nhiên, tránh sử dụng baking soda trong vườn hoa, vì nó có thể gây hại cho các cây khác của bạn.

2.2. Lợi ích sức khỏe

Bên cạnh những công dụng gia dụng được liệt kê ở trên, baking soda có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

2.2.1. Có thể giúp điều trị chứng ợ nóng

Ợ chua, còn được gọi là trào ngược axit, là một cảm giác đau, rát ở vùng trên của dạ dày và có thể lan lên cổ họng của bạn. Điều này xảy ra khi axit chảy ra khỏi dạ dày và trào ngược lên thực quản.

Baking soda có thể giúp điều trị chứng ợ nóng theo cơ chế trung hòa axit trong dạ dày. Bạn có thể hòa tan 1 thìa cà phê (5 gam) baking soda trong một cốc nước lạnh và uống từ từ.

Tuy nhiên, có những nhược điểm của cách điều trị này như:

  • Ợ chua liệu nồng độ axit trong dạ dày cao hay không.
  • Baking soda rất nhiều natri. Điều này cần lưu ý nếu bạn phải hạn chế lượng natri của mình như bệnh tăng huyết áp, bệnh thận mạn, …
  • Có thể gậy kiềm chuyển hóa – một tình trạng mà máu của bạn trở nên quá kiềm – và các vấn đề về tim mạch.

2.2.2. Có thể làm dịu vết loét

Một số người có những vết loét nhỏ và đau bên trong miệng, thường gọi là nhiệt miệng. Vết loét gây ăn uống khó khăn.

Mặc dù cần thêm bằng chứng, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng nước súc miệng baking soda làm dịu cơn đau do vết loét gây ra. Bạn có thể làm nước súc miệng bằng baking soda. Súc miệng bằng hỗn hợp này mỗi ngày một lần, đến khi vết loét lành lại.

2.2.3. Có thể cải thiện hiệu suất tập luyện thể thao

Baking soda là một chất bổ sung phổ biến trong giới vận động viên, hay còn gọi nó là natri bicarbonate.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng baking soda giúp bạn tăng hiệu suất. Đặc biệt là trong các luyện tập cường độ cao và chạy nước rút.

Bởi lẽ trong quá trình tập luyện cường độ cao, các tế bào cơ của bạn bắt đầu sản sinh ra axit lactic. Axit lactic cũng làm giảm độ pH bên trong tế bào, có khả năng khiến cơ bắp đau nhức. Baking soda có thể giúp bạn giảm mệt mỏi do độ pH cao, cho phép bạn hoạt động ở cường độ tối đa lâu hơn.

Theo một đánh giá, baking soda có thể có hiệu quả khi được sử dụng với liều lượng khoảng 0,3 gam/kg trọng lượng cơ thể. Một nghiên cứu khác khuyến nghị liều 297 mg mỗi kg trọng lượng cơ thể, trước khi tập 1 – 2 giờ trước.

2.2.4. Có thể giảm ngứa da và cháy nắng

Tắm bằng baking soda có thể làm dịu da ngứa sau khi bị bọ cắn hoặc ong đốt.

Ngoài ra, baking soda có thể giúp làm dịu da khi bị cháy nắng . Một số người cho rằng nó hiệu quả hơn khi kết hợp với bột ngô và bột yến mạch.

Bạn hãy cho 1 – 2 cốc (220 – 440 gam) baking soda vào bồn ngâm, tùy vào vùng da bị tổn thương. Ngâm trong khoảng 5 phút.

3. Một số lưu ý khi sử dụng baking soda

Baking soda là một sản phẩm gia dụng phổ biến trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, nó chứa natri bicarbonate và có khả năng gây độc đáng kể khi ăn quá nhiều.

Lạm dụng baking soda có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải và axit – bazơ nghiêm trọng. Những người có nguy cơ cao nhất bao gồm những người sử dụng thuốc kháng axit thường xuyên, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ..

Baking soda còn làm giảm hấp thu một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh Doxycycline, levofloxacin, minocycline, tetracyclines. Tăng nồng độ các thuốc trong máu như NSAID và thuốc chống viêm khác, Mesalamine, sulfasalazine. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị, cần cân nhắc khi dùng baking soda.

Những người quá mẫn, dị ứng với baking soda thì không nên tiếp xúc và sử dụng.

4. Kết luận

Baking soda có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể áp dụng cho gia đình bạn. Tuy nhiên, tự điều trị bằng baking soda tại nhà có thể che giấu triệu chứng. Từ đó có thể làm phức tạp, trầm trọng thêm bệnh lý mà bạn hiện có. Vì vậy, nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và không lạm dụng baking soda.

Tài liệu tham khảo

  1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24313600/
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559139/
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30409952/
  4. https://www.healthline.com/nutrition/baking-soda-benefits-uses
  5. https://en.wikipedia.org/wiki/Sodium_bicarbonate#cite_note-12
5/5 - (15 bình chọn)
Nguyễn Đình Quyết

Chào bạn. Tôi là Nguyễn Đình Quyết, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền hàng đầu tại Việt Nam từ năm 2011. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng, thanh toán linh hoạt. Hãy kết nối với chúng tôi bạn nhé!

Recent Posts

Cỏ May – Vị Thuốc Quý Từ Thiên Nhiên

Như một dải lụa xanh mướt điểm tô cho bức tranh thiên nhiên, cỏ may…

37 phút ago

Cỏ Tháp Bút – Món Quà Tinh Tế Từ Đất Mẹ

Như một nét chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên muôn màu, cỏ…

21 giờ ago

Cây Cỏ Lào: Loài Cây Thân Thuộc Với Nhiều Tác Dụng Y Học

Ẩn mình giữa chốn hoang sơ, "nàng tiên nhỏ" Cỏ Lào (Eupatorium odoratum L.) -…

2 ngày ago

Cây Hàm Ếch – “Nàng Tiên Ẩm Ướt”

Nổi tiếng với vẻ đẹp thanh tao, mọc ven bờ suối, ẩn mình dưới tán…

3 ngày ago

Cây Xấu Hổ: Nàng Thơ E Ấp Và Những Lợi Ích Với Sức Khỏe

Nổi tiếng với biệt danh "nàng thẹn thùng" hay "nàng trinh nữ", cây xấu hổ…

4 ngày ago

Cây Thuốc Bỏng: Món Quà Quý Giá Từ Thiên Nhiên

Cây thuốc bỏng, có tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophyllum calycinum Salisb.),…

1 tuần ago