Dầu dừa là loại dầu thực vật quen thuộc với nhiều người trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được ứng dụng trong ẩm thực, chúng còn có đa dạng lợi ích cho sức khỏe như dưỡng mi, dưỡng môi, chăm sóc da, phục hồi mái tóc,…Ngoài ra, dầu dừa còn thân thuộc bởi phương pháp chiết xuất khá đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện. Bây giờ, Kobi sẽ cùng bạn khám phá những cách làm dầu dừa tại nhà cũng như lợi ích và cách sử dụng của dầu nhé.
1. Đôi nét về dầu dừa
1.1 Đặc tính chung của dầu dừa
Dầu dừa (Coconut oil) được chiết xuất từ phần cơm dừa (cùi dừa). Tùy vào nhu cầu và điều kiện sản xuất mà phương pháp sản xuất dầu thực vật này cũng khá đa dạng. Thực tế, có thể phân biệt sản phẩm từ dầu dừa thành 2 loại là dầu nguyên chất và dầu tinh luyện. Trong đó, dầu nguyên chất được ưa chuộng hơn bởi những lợi ích mà chúng mang lại. Thông thường, dầu dừa nguyên chất có các đặc tính sau:
- Màu sắc: hơi ngà ngà vàng và trong suốt;
- Mùi hương đặc trưng ngọt và dịu nhẹ. Nếu sản phẩm có mùi nồng, ngọt đậm khả năng cao là mùi hương liệu.
- Kết cấu dung dịch: độ sánh cao (có thể tương đương với dầu ăn hằng ngày);
- Ở nhiệt độ phòng, dầu dừa sẽ có kết cấu dạng bán rắn. Nhiệt độ nóng chảy là khoảng 76-78oF (24-25oC). Chúng có thể chuyển thành kết cấu rắn hơn nếu nhiệt độ thấp hơn 76oF (24oC).
1.2 Những thành phần giá trị của dầu dừa
Từ dữ liệu của USDA-Viện dinh dưỡng quốc gia Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dầu dừa chứa các thành phần giá trị như:
- Năng lượng trong 100g dầu khoảng 862 calories;
- Là một trong những nguồn dinh dưỡng có chất béo bão hòa chiếm ưu thế cao nhất. Gồm acid lauric, acid capric, acid myristic, acid caprylic, acid palmitic…
- Ngoài ra, chúng cũng chứa tỷ lệ ít hơn các chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa.
- Chất chống oxy hóa dồi dài như phytosterol, tocopherols, tocotrienols, flavonoid, polyphenol…
- Và hầu như không chứa nhóm dinh dưỡng khác như protein, carbohydrate, đường, chất xơ, vitamin, khoáng chất.
2. Cách làm dầu dừa tại nhà đơn giản
Tùy vào điều kiện chiết xuất và nhu cầu, mà có đa dạng cách nấu dầu dừa tại nhà khác nhau. Sau đây, Kobi sẽ giới thiệu đến độc giả 3 phương pháp thường gặp và dễ thực hiện.
2.1 Cách làm dầu dừa tại nhà bằng phương pháp nghiền ướt
Chuẩn bị:
- Dừa: nên chọn quả già, khô, vỏ nâu, bởi lúc này cơm dừa là ngon nhất;
- Máy xay sinh tố;
- Lọ đựng;
- Đồ lọc nước cốt dừa: túi lọc chuyên dụng hoặc đồ lọc cà phê hoặc miếng vải sạch;
Cách thực hiện:
- Lấy cơm dừa: sau khi bổ đôi quả dừa, dùng đồ nạo bất kỳ (muỗng, dao, đồ nạo chuyên dụng…) để tách phần cơm dừa ra. Tiếp theo nên cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
- Cho cơm dừa vào máy xay sinh tố, thêm ít nước rồi xay nhuyễn ở mức trung bình. Cho đến khi thu được hỗn hợp dung dịch sệt và mịn nhuyễn.
- Lọc lấy phần nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay và vào lọ đựng bằng vải thưa, đồ lọc cà phê… Cố gắng vắt kỹ và mạnh tay để không lãng phí phần nước cốt này. Lặp lại quá trình này đến khi dùng hết hỗn hợp dừa.
- Để yên lọ đựng nước cốt dừa trong vòng 24 tiếng ở nơi khô ráo và nhiệt độ thích hợp. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể để lọ nước cốt vào ngăn mát tủ lạnh. Còn nếu không thích đông lạnh hỗn hợp, bạn có thể để lọ trong nhiệt độ phòng bình thường;
- Sau thời gian này, hỗn hợp nước cốt sẽ bắt đầu lắng lại và phân tách thành 2 phần. Phía trên là lớp váng đông lại và phía dưới là lớp dầu dừa nguyên chất.
- Vớt lớp váng phía trên bỏ đi, chiết phần dầu dừa bên dưới ra lọ sạch. Đây là thành phẩm thu được vừa an toàn vừa chất lượng.
2.2 Cách làm dầu dừa tại nhà bằng phương pháp lạnh
Chuẩn bị:
- Dừa: nên chọn quả già khô, vỏ nâu, bởi lúc này cơm dừa là ngon nhất;
- Máy xay sinh tố;
- Lọ đựng;
- Đồ lọc nước cốt dừa: túi lọc chuyên dụng hoặc đồ lọc cà phê hoặc miếng vải sạch;
Thực hiện:
- Lấy cơm dừa: sau khi bổ đôi quả dừa, dùng đồ nạo bất kỳ (muỗng, dao, đồ nạo chuyên dụng…) để tách phần cơm dừa ra. Tiếp theo nên cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
- Có thể cho các miếng dừa vào lò vi sóng ở nhiệt độ thấp để sấy khô. Thời gian có thể kéo dài từ 4-8 giờ tùy vào kích cỡ miếng dừa. Mục đích của việc này là giúp gia tăng nồng độ dầu dừa thu được. Nếu không có đủ thiết bị, dụng cụ bạn có thể bỏ qua bước này và đến bước tiếp theo.
- Cho cơm dừa vào máy xay sinh tố, thêm ít nước rồi xay nhuyễn ở mức trung bình. Cho đến khi thu được hỗn hợp dung dịch sệt và mịn nhuyễn.
- Lọc lấy phần nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay và vào lọ đựng bằng vải thưa, đồ lọc cà phê… Cố gắng vắt kỹ và mạnh tay để không lãng phí phần nước cốt này. Lặp lại quá trình này đến khi dùng hết hỗn hợp dừa.
- Cho phần sản phẩm đã lọc vào lọ và bảo quản ở nơi ấm áp, thoáng mát. Chờ 24 tiếng để phần nước cốt dừa lắng xuống đáy lọ, dầu dừa nguyên chất sẽ nổi lên trên.
- Chiết dầu vào lọ sạch mới và chúng đã sẵn sàng để sử dụng.
2.3 Cách làm dầu dừa tại nhà bằng phương pháp làm nóng
Chuẩn bị:
- Tương tự như 2 phương pháp trên nhưng thêm nồi nấu và nước sôi;
Cách thực hiện:
- Đun nóng nước sôi;
- Lấy cơm dừa: sau khi bổ đôi quả dừa, dùng đồ nạo bất kỳ (muỗng, dao, đồ nạo chuyên dụng…) để tách phần cơm dừa ra. Tiếp theo nên cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
- Cho các miếng dừa vào máy xay sinh tố rồi đổ nước nóng vào sao cho sâm sấp với phần dừa nạo (tỷ lệ tham khảo là 1 trái dừa : 2 chén nước). Sau đó xay nhuyễn hỗn hợp trên cho đến khi thu được dung dịch mịn.
- Lọc lấy phần nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay và vào lọ đựng bằng vải thưa, đồ lọc cà phê…Cố gắng vắt kỹ và mạnh tay để không lãng phí phần nước cốt này. Lặp lại quá trình này đến khi dùng hết hỗn hợp dừa.
- Đun sôi nước cốt dừa bằng nồi đun trên bếp với lửa ở mức nhỏ. Khuấy liên tục cho đến khi nước bay hơi hết, kem tách khỏi dầu. Lúc này, dung dịch chuyển sang màu nâu và trong suốt và phần cặn dừa ở đáy nồi có màu nâu sẫm. Như vậy là ta đã thu được thành phẩm.
- Quá trình đun sôi chất lỏng cho đến khi nó đạt trạng thái thích hợp có thể mất hơn một giờ (với 2 trái dừa). Vì vậy, hãy kiên nhẫn và khuấy liên tục để tránh cháy khét. Cuối cùng vớt phần cặn trong nồi và để nguội dung dịch. Cất trữ vào lọ sạch rồi dùng dần.
2.4 Cách bảo quản
Cách bảo quản dầu dừa khá đơn giản:
- Nếu thuận tiện hãy đặt chúng vào tủ lạnh. Lúc này, dầu dừa chất lượng sẽ đông đặc lại, kết cấu mịn, màu trắng tuyết. Ngược lại, nếu thành phẩm kém chất lượng, thì kết cấu có thể không đồng đều, bị vón cục, màu sắc lạ.
- Mặt khác, nếu nhà không có đầy đủ tiện nghi, không cần thiết phải giữ dầu dừa trong tủ lạnh. Mà chỉ cần trữ dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh côn trùng, bụi bẩn xâm nhập.
3. Các cách thức sử dụng dầu dừa hiệu quả
Ngày nay, dễ dàng bắt gặp dầu thực vật này trong sản phẩm thương hiệu chăm sóc cơ thể, hỗ trợ trị liệu, trong dầu massage, ẩm thực…Một số phương pháp dùng dầu thường gặp:
- Cách ủ tóc bằng dầu dừa: Sau khi thoa dầu dừa vào chân tóc, thực hiện massage để dầu dừa thấm đều vào tóc. Ủ trong khoảng 30 phút sau đó gội sạch bằng dầu gội để có mái tóc suôn mượt. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm vài giọt tinh dầu như bưởi, oải hương…để nâng cao hiệu quả.
- Dưỡng mi bằng dầu dừa: Dùng tăm bông sạch thấm dầu dừa rồi chải lên mi mắt. Chú trọng vùng chân mi rồi để qua đêm. Sáng ngày hôm sau hãy rửa sạch những phần dầu còn đọng lại trên mi.
- Dưỡng da bằng dầu dừa: nhỏ vài giọt dầu dừa vào các sản phẩm chăm sóc da. Ví dụ kem dưỡng ẩm, dưỡng môi, bộ phận cơ thể bị bong da, thô ráp, cần dưỡng ẩm…Ngoài ra, dầu thực vật này còn có thể làm dầu tẩy trang, loại bỏ lớp trang điểm hay giảm nứt gót chân…
- Dưỡng môi bằng dầu dừa: thoa một lớp dầu dừa mỏng lên môi trước khi đi ngủ, sáng hôm sau bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mịn của môi.
- Đây còn là dầu vận chuyển trong xoa bóp, massage…tại các khu vực cần trị liệu.
- Dùng trong thành phần đánh bóng chất liệu da: như giày da, túi da…
- Ẩm thực: sử dụng để nấu ăn ở nhiệt độ trung bình, nhằm tăng thêm độ thơm ngon. Trong các món làm bỏng ngô, nướng, xào, bánh nướng…với lượng vừa phải.
4. Lợi ích nổi bật của dầu dừa đối với sức khỏe
4.1 Kháng khuẩn
Theo các nhà khoa học, lợi ích kháng khuẩn của dầu dừa được ghi nhận như:
- Khả năng này là do tác dụng của chất monolaurin. Đây là chất béo trung tính được tạo thành bởi acid lauric (chiếm khoảng 50% trong dầu) và glycerol. (Lieberman và cộng sự, 2006). Ngoài ra, trong nghiên cứu trên người của Strandberg và cộng sự (2009) đã báo cáo tác dụng ức chế của monolaurin đối với Staphylococcus aureus.
- Bên cạnh đó, monolaurin và acid lauric có thể hoạt động như chất kìm hãm sự phát triển của một số vi khuẩn khác. Chẳng hạn như: Staphylococcus aureus, Streptococcus mutans, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli…
- Ngoài các chất kể trên, vài hoạt chất khác cũng góp phần vào tiềm năng kháng khuẩn của dầu:
- Acid capric: phản ứng với một số enzym do các vi khuẩn tiết ra, rồi chuyển thành một chất kháng khuẩn mạnh là monocaprin.
- Acid caprylic và acid myristic đều giàu đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm đã được công nhận.
4.2 Công dụng của dầu dừa trong làm đẹp
Từ lâu, tác dụng dầu dừa với da mặt trong các vấn đề khác nhau đã được minh chứng như:
- Dầu dừa chứa các acid béo chuỗi trung bình, tác động tích cực đến làn da nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm…(Theo Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế)
- Hiệu quả trong việc giảm thiểu những khó chịu của viêm da dị ứng.
- Cải thiện tích cực làn da, dưỡng ẩm cho da khô, mềm lớp biểu bì cứng…
Tác động của dầu dừa lên tóc và da đầu:
- Dưỡng ẩm, cung cấp acid béo, nuôi dưỡng các sợi tóc, giảm gãy rụng;
- Do trọng lượng phân tử thấp, nó có thể thâm nhập vào sợi tóc và ngăn ngừa hư tổn tóc, hạn chế gàu.
Ngoài ra, thực tế, các ứng dụng dầu dừa dưỡng mi, dưỡng môi,…cũng ngày càng được ưa chuộng.
4.3 Nguồn chất chống oxy hóa dồi dào
Dầu dừa cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào cho sức khỏe. Đây là chất giúp trung hòa phân tử gốc tự do. Từ đó hạn chế sự gây hại và ngăn ngừa một số yếu tố nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn. Là sản phẩm thiên nhiên thân thiện với sức khỏe chúng ta.
4.4 Lợi não bộ
Hơn thế, các chất chống oxy hóa trong dầu sẽ mang đến cho tiềm năng chống viêm và bảo vệ não, tế bào thần kinh…Theo đó, các chất béo chuỗi trung bình trong dầu hỗ trợ:
- Cải thiện vấn đề trí nhớ ở người lớn tuổi, cung cấp năng lượng cho tế bào não hiệu quả mà không cần sử dụng insulin.
- Hiệu quả đối với các triệu chứng thoái hóa thần kinh, tăng cường khả năng nhận thức của bệnh nhân Alzheimer.
5. Điều cần lưu ý trong cách làm dầu dừa tại nhà và khi sử dụng là gì?
5.1 Trong ẩm thực
Chế độ ăn hoàn toàn chuyển sang dầu dừa không được khuyến khích dù lợi ích ấn tượng của chúng. Tuy nhiên, đây là bổ sung hương vị tuyệt vời vào các công thức nấu ăn với lượng vừa phải. Khuyến nghị về liều lượng dùng theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ:
- Nên dùng 30 gam/ngày đối với nam giới và 20 gam/ngày đối với phụ nữ.
- Tương ứng với khoảng 2 muỗng canh và 1,33 muỗng canh dầu dừa.
5.2 Trong cách làm dầu dừa tại nhà
Ưu tiên lựa chọn quả dừa già, có lớp vỏ cứng, màu nâu sẫm. Bởi dừa trưởng thành sẽ cho nhiều dầu hơn dừa non.
Do điểm sôi thấp-171oC, nên hạn chế sử dụng dầu để chiên rán liên tục hoặc nấu dầu dừa ở nhiệt độ quá cao. Điều sẽ khiến chúng dễ sản sinh các chất gây ung thư.
Khi cho vào máy xay, hỗn hợp không nên để cao hơn ½ máy, nên chia nhỏ thành nhiều lần để xay. Vì nếu đổ đầy máy xay quá cao có thể khiến nắp và dung dịch bị văng ra.
5.3 Chú ý khi sử dụng lên da
Việc bôi dầu dừa lên da có thể không phù hợp cho tất cả mọi người. Ví dụ:
- Với tần suất và lượng bôi quá dày trên một vị trí sẽ làm da bị bức bí, dễ sinh ra mụn…Do đó, mỗi tuần chỉ nên thoa dầu dừa trên da mụn khoảng 1-2 lần là đủ.
- Da dầu khi dùng dầu thực vật này có thể bị tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn đầu đen.
- Luôn khuyến khích sử dụng lượng nhỏ trước khi dùng ở khu vực lớn hơn, để hạn chế kích ứng.
- Mặt khác nếu có tiền sử dị ứng với thành phần có trong dầu, thì nên tránh xa.
6. Tổng kết
Với hướng dẫn chi tiết trên đây, hi vọng bạn sẽ lựa chọn được cách làm dầu dừa tại nhà phù hợp với điều kiện của từng cá nhân. Và đừng quên ghé thăm Kobi để khám thêm những điều thú vị về thế giới dầu thực vật nhé.
>>> Xem thêm: Dầu dừa Kobi 100% nguyên chất.
>>> Mua ngay: Tinh dầu Sả Chanh, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế 100% nguyên chất, nhập khẩu Ấn Độ hoặc tham khảo danh sách 500 sản phẩm Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền, dầu massage, tinh dầu thơm của Kobi tại đây.
Tài liệu tham khảo
- How to Make Virgin Coconut Oil https://www.wikihow.com/Make-Virgin-Coconut-Oil
- 10 Evidence-Based Health Benefits of Coconut Oil https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-coconut-oil
- How to Eat Coconut Oil, and How Much Per Day? https://www.healthline.com/nutrition/how-to-eat-coconut-oil
- Is Coconut Oil Good for Your Skin? https://www.healthline.com/nutrition/coconut-oil-and-skin
- Coconut oil: what do we really know about it so far? https://academic.oup.com/fqs/article/3/2/61/5475954
- Coconut Oil Health Benefits And Uses https://www.organicfacts.net/health-benefits/oils/health-benefits-of-coconut-oil.html
- 20 Coconut Oil Benefits for Your Brain, Heart, Joints + More! https://draxe.com/nutrition/coconut-oil-benefits/