Có lẽ ngày nay, không còn quá xa lạ về tinh dầu sả và các sản phẩm từ tinh dầu thiên nhiên này. Đây chiết xuất tự nhiên quen thuộc với hầu hết mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ mang đến hương thơm tươi mát, thư giãn, tinh dầu thực vật này còn có đa dạng lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như kháng khuẩn, khử mùi, xua đuổi côn trùng, thư giãn tinh thần,…Bây giờ, mời bạn cùng Kobi tìm hiểu thêm về tinh dầu sả, cũng như cách làm tinh dầu sả tại nhà nhé.
1. Tinh dầu sả chanh là gì?
1.1 Thông tin chung
Sả là thực vật nhiệt đới được sử dụng từ xa xưa trong ẩm thực và dược liệu trị bệnh. Bên cạnh là nguyên liệu trong công thức nấu ăn, chiết xuất từ loài cỏ này còn xuất hiện trong đa dạng các sản phẩm chăm sóc cơ thể. Có thể kể đến như dưỡng da, xà phòng, dầu gội đầu, dầu xả…
Tinh dầu sả/Tinh dầu sả chanh (Lemongrass Essential Oil) được chiết xuất từ lá và thân của cây sả Cymbopogon citratus. Thông qua quá trình chưng cất hơi nước thu được:
- Mùi hương tương tự hương chanh nhưng nhẹ và ngọt hơn, ít chua;
- Tinh dầu có kết cấu sánh nhẹ;
- Màu trong suốt hoặc vàng nhạt;
Cần phân biệt với sả gừng (C. martinii var. sofia) và tinh dầu của chúng (Gingergrass Essential Oi). Tinh dầu này sẽ có mùi tương tự như nhựa thông, hơi ngấy và phảng phất mùi thảo mộc, hoa hồng…
1.2 Hoạt chất chính có trong tinh dầu sả chanh
Theo các tài liệu tinh dầu sả chứa đa dạng các hoạt chất hóa học nổi bật. Chẳng hạn như:
- Myrcene, geranyl acetate, nerol, geraniol, citronellal, neral, limonene, citral…
- Ngoài ra, chúng có thể cung cấp khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B, C, kẽm, sắt…
2. Cách làm tinh dầu sả tại nhà dễ thực hiện
Thực tế, việc lựa chọn tinh dầu sả từ nhà cung cấp đáng tin cậy và uy tín sẽ dễ dàng hơn và sản phẩm sẽ chỉn chu hơn nhờ công nghệ và máy móc hiện đại. Tuy nhiên, việc tự tay tạo nên tinh dầu thiên nhiên là thú vui và hoạt động tuyệt vời. Đặc biệt là với nguyên liệu dễ tìm thấy trong vườn nhà như sả. Sau đây, chúng tôi mời bạn tham khảo gợi ý về cách nấu tinh dầu sả tại nhà đơn giản:
2.1 Tham khảo cách làm tinh dầu sả tại nhà thứ nhất
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 01 bó sả: thường lựa loại sả già tươi bởi sẽ thu được tinh dầu và chất lượng cao hơn;
- Lọ thủy tinh có nắp đậy kín;
- Rượu trắng;
- Nước lọc;
- Máy xay nhuyễn;
- Vải thưa sạch/ lưới lọc;
Cách làm tinh dầu sả tại nhà:
- Đem rửa sạch và loại bỏ tạp chất, bụi bẩn trên sả;
- Đập nhẹ cho sả hơi giập rồi cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 3-4cm;
- Xếp các đoạn trên vào lọ thủy tinh rồi đổ rượu trắng và nước lọc vào lọ với tỷ lệ 1:1, cho đến khi ngập hết phần sả trong lọ.
- Đậy chặt kín nắp, cất tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời khoảng 5-7 ngày.
- Thỉnh thoảng nên lắc đều lọ;
- Sau thời gian trên, lấy hỗn hợp trong lọ ra và cho vào máy xay;
- Cho hỗn hợp sản phẩm đã xay vào lại lọ thủy tinh và tiếp tục ngâm, tối thiểu 30 ngày hoặc lâu hơn;
- Cuối cùng lọc dung dịch qua vải sạch, thành phẩm là dung dịch tinh dầu màu vàng nhạt trong suốt, mùi thơm đặc trưng;
2.2 Tham khảo cách nấu tinh dầu sả tại nhà thứ hai
Chuẩn bị:
- 01 bó sả tươi; ưu tiên loại có phần cuống thân to chắc vì đây là phần chứa nhiều tinh dầu;
- Lọ thủy tinh có nắp đậy;
- Dầu vận chuyển/dầu nền: dầu hạnh nhân, dầu jojoba, dầu dừa, dầu hạt nho…tùy sở thích và mục đích trị liệu;
- Máy ép;
- Nồi;
- Vải thưa/ lưới lọc;
Thực hiện:
- Đem rửa sạch và loại bỏ tạp chất, bụi bẩn trên sả;
- Đập nhẹ phần cuống thân để tinh dầu tiết ra ngoài rồi cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 3-4cm;
- Cho phần sả trên vào bát và thêm dầu vận chuyển ưa thích vào sao cho ngập phẩn sả;
- Lấy hỗn hợp cho vào bát rồi đặt vào giữa nồi chứa nước;
- Thực hiện chưng cách thủy khoảng 3 giờ hoặc cho đến khi thấy màu thảo dược nhạt dần và dung dịch dầu chuyển màu nhẹ của lá;
- Sau đó, lọc hỗn hợp trên qua máy ép (lắp vải thưa vào đầu lọc của máy).
- Cho tất cả dung dịch được lọc vào lọ thủy tinh và đậy nắp kín để sử dụng lâu dài;
3. Sử dụng tinh dầu sả chanh hiệu quả như thế nào?
3.1 Liều lượng
Hầu hết những báo cáo khoa học về tinh dầu sả chanh được thực hiện trên đối tượng động vật và ống nghiệm (số lượng thực nghiệm trên người còn hạn chế). Do đó, hiện nay, không có liều lượng tiêu chuẩn hóa để điều trị bất kỳ tình trạng nào. Thế nhưng, để tránh lạm dụng quá mức tinh dầu này bạn có thể tham khảo gợi ý sử dụng sau:
3.2 Một số cách thức sử dụng tinh dầu sả chanh
- Xông hơi: cho 2-3 giọt tinh dầu vào dụng cụ xông hơi truyền thống hoặc hiện đại như máy xông…giúp cải thiện triệu chứng về hô hấp và tăng cường sức khỏe làn da.
- Khuếch tán: cho 3-5 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán (tùy vào diện tích căn phòng). Điều này giúp thanh lọc không khí, khử mùi, thư giãn đầu óc, xua đuổi côn trùng…
- Dùng tại chỗ: pha loãng tinh dầu sả với dầu nền như dầu dừa, dầu hạnh nhân, jojoba…theo tỷ lệ 1: 1 trước khi thoa trực tiếp lên da. Khuyến cáo chỉ nên cho tối đa 12 giọt tinh dầu vào 1 thìa cà phê dầu vận chuyển. Vì đây là một loại dầu mạnh, hãy bắt đầu thật chậm và sử dụng từ ít một lượng dầu để theo dõi các phản ứng kích ứng. Cách này hữu hiệu hơn khi kết hợp với động tác xoa bóp tại khu vực cơ khớp đau nhức…
- Thủy trị liệu: nhỏ vào bồn tắm, nước ngâm chân…khoảng 8-10 giọt tinh dầu, giúp kích thích tuần hoàn, thư giãn, xua tan mệt mỏi,…
- Cho khoảng 5 giọt dầu vào nước, sau đó cho vào bình xịt. Xịt lượng tinh dầu sả pha loãng vào những vật dụng để lưu hương kéo dài. Chẳng hạn như như gối, túi vải, quần áo,…hoặc nơi ám mùi, đuổi muỗi, côn trùng…
Tinh dầu sả chanh kết hợp tốt với tinh dầu húng quế, cam bergamot, tiêu đen, cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây bách, cây thì là, phong lữ, gừng, bưởi, hoa oải hương, chanh, cam, hoắc hương, hương thảo, tràm trà, cỏ xạ hương và tinh dầu ylang ylang.
4. Tinh dầu sả chanh có những lợi ích gì đối với sức khỏe
4.1 Kháng khuẩn
Theo kinh nghiệm dân gian cũng như nghiên cứu khoa học hiện đại, chiết xuất tinh dầu sả được ghi nhận khả năng kháng khuẩn và nấm.
- Dầu sả là chất ngăn chặn hiệu quả vài loại nấm da chân, ngứa ngáy…bao gồm cả nấm Candida albicans.
- Năm 2016, nghiên cứu in vitro cho thấy rằng tinh dầu này có hiệu quả trong việc chống lại chủng vi khuẩn Acinetobacter baumannii. Đây là loại vi khuẩn đa kháng thuốc này có thể gây viêm phổi và nhiễm trùng máu.
- Trong một nghiên cứu khác, gel tinh dầu sả chanh với nồng độ 2% đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nướu răng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu mạnh mẽ hơn ở người là cần thiết để xác nhận các tác động.
4.2 Khử mùi và xua đuổi côn trùng
Tương tự như tinh dầu bay hơi khác, tinh dầu sả chanh sẽ tạo nên không khí trong lành, sảng khoái và thư giãn hơn. Đồng thời, chúng còn đánh bay các mùi khó chịu.
Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng citral và geraniol dồi dào mà tinh dầu này được ưu tiên lựa chọn để đuổi muỗi và côn trùng phổ biến.
4.3 Lành tính cho làn da và mái tóc
Hiệu quả nổi bật khác của tinh dầu sả là cải thiện tình dạng da và tóc, bao gồm:
- Dịu tình trạng kích ứng nhờ chứa các hoạt chất và vitamin có lợi;
- Đặc tính làm se và sát trùng giúp da sáng khỏe hơn;
- Củng cố nang tóc chắc khỏe, giúp tóc bóng mượt, hạn chế đứt gãy, lưu giữ hương thơm.
4.4 Liệu pháp hương thơm lợi cho tinh thần và tăng sức đề kháng
Hương thơm từ tinh dầu sả được đánh giá cao trong những vấn đề liên quan đến tinh thần. Cụ thể là chúng sẽ giúp bình tĩnh, ổn định tinh thần, giảm căng thẳng;
Ngoài ra, tinh dầu còn có tiềm năng chống oxy hóa cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhờ vậy mà chống lại các gốc tự do có hại và stress oxy hóa trong cơ thể. Từ đó ngăn ngừa và làm chậm sự xuất hiện dấu hiệu lão hóa và nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
Một kết quả ấn tượng từ các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng chống oxy hóa của nước súc miệng bằng tinh dầu sả chanh và nhận thấy rằng có hoạt tính chống oxy hóa ở nhiều nồng độ khác nhau.
4.5 Hoạt động như thuốc giảm đau
Tinh dầu sả cũng được ưa chuộng trong việc giải quyết tình trạng đau nhức, đặc biệt khi kết hợp với thao tác massage
- Một số nhà nghiên cứu tin rằng một hợp chất trong sả gọi là eugenol có khả năng tương tự như aspirin. Theo đó, hoạt chất eugenol được cho là có tác dụng ngăn các tiểu cầu trong máu kết tụ lại với nhau. Ngoài ra, chúng cũng giải phóng serotonin-một loại hormone điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, sự thèm ăn và các chức năng nhận thức.
- Chất citral trong tinh dầu sả chanh có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Theo một nghiên cứu năm 2017 trên những người bị viêm khớp dạng thấp, hỗn hợp chứa tinh dầu sả bôi tại chỗ làm giảm cơn đau do viêm khớp của họ. Mức độ đau trung bình sẽ giảm dần từ 80 đến 50 phần trăm trong vòng 30 ngày.
- Tinh dầu này cũng có lợi trong trường hợp bị đau cơ, đau đầu…
4.6 Tinh dầu sả chanh hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
Ít ai biết rằng, tinh dầu sả chanh có thể giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cụ thể gồm:
- Thành phần aldehydes của tinh dầu này được biết đến với khả năng duy trì chức năng đường tiêu hóa;
- Ngoài ra, còn có eugenol, thành phần được tìm thấy trong tinh dầu sả, có thể hỗ trợ giảm đau và điều trị chứng rối loạn dạ dày.
- Tinh dầu sả chanh còn giúp bảo vệ chống lại các tổn thương trong dạ dày và có thể là một phương thuốc tiềm năng cho các loại loét này.
5. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu và trong cách làm tinh dầu sả tại nhà
5.1 Trong cách làm tinh dầu sả tại nhà
- Nên đập dập hoặc xay nhuyễn phần thân sả bằng cối và chày một cách nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp kích thích tinh dầu tiết ra nhiều hơn.
- Khuyến khích dùng lọ hoặc chai thủy tinh tối màu, có nắp đậy kín để chứa tinh dầu thành phẩm.
- Bạn có thể thử thêm vài giọt dầu vitamin E vào lọ để kéo dài tuổi thọ của dầu sả.
- Nhiệt độ trong cách làm tinh dầu sả tại nhà thứ hai cần vừa phải, không để lửa quá to.
Bảo quản:
- Tốt nhất nên đặt nơi thoáng mát và hạn chế tối đa tác động của ánh sáng mặt trời;
- Sau khi dùng, đậy kín lọ tinh dầu sả thật kỹ để hạn chế bay hơi, côn trùng, bụi bẩn;
- Nếu bảo quản tốt thì tinh dầu sả nguyên chất có thể giữ được chất lượng từ 6 tháng đến 1 năm.
- Chú ý rằng nếu trong quá trình sử dụng xuất hiện mùi lạ, biến chất dung dịch…hãy ngừng tiếp xúc và loại bỏ chúng.
5.2 Một số đối tượng cần lưu ý
Với các đối tượng có cơ địa làn da nhạy cảm, có thể gặp vài tác dụng phụ của tinh dầu sả chanh. Bao gồm cảm giác khó chịu, phát ban, nóng rát, khó thở…Để ngăn chặn tình trạng này, khuyến khích kiểm tra ít tinh dầu tại vùng da nhỏ trước, đánh giá vấn đề kích ứng.
Cẩn thận sử dụng tinh dầu đối với phụ nữ mang thai vì nguy cơ gây sẩy thai là có thể xảy ra. Theo đó, tinh dầu này được cho là có khả năng kích thích kinh nguyệt, co bóp tử cung.
Bên cạnh đó, những trường hợp như phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi, người đã có tiền sử dị ứng với tinh dầu sả…cần thận trọng sử dụng tinh dầu nếu chưa có chỉ định của thầy thuốc.
5.3 Lưu ý khác
- Tinh dầu sả nguyên chất đậm đặc có thể mang đến các phản ứng mạnh mẽ. Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo nên pha loãng tinh dầu bằng dầu nền. Ví dụ như dầu dừa, jojoba, hạt nho, hạnh nhân…
- Dùng tinh dầu sả bằng đường uống cần hạn chế. Trừ khi điều này được sự hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
- Đối với vài đối tượng, có thể xảy ra tình trạng kích ứng ở những vị trí nhạy cảm như niêm mạc, mắt, mũi trong…Vì vậy nên tránh tiếp xúc trực tiếp ở các nơi này. Nếu không may tiếp xúc và cảm thấy khó chịu hãy dùng nước mát để rửa sạch và theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của bạn.
6. Tổng kết
Quả thực, tinh dầu sả chanh ngày nay càng phổ biến trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe. Với những lợi ích và hiệu quả phong phú tinh dầu này đã dần chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng. Dù cách làm tinh dầu sả tại nhà không quá phức tạp, nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên ưu tiên sản phẩm được phân phối bởi nhà sản xuất chuyên nghiệp, đáng tin cậy để được kiểm soát về chất lượng rõ ràng. Mời bạn đến với Kobi để khám phá nhiều hơn nữa về thế giới tinh dầu tuyệt vời nhé.
>>> Mua ngay: Tinh dầu Sả Chanh, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế 100% nguyên chất, nhập khẩu Ấn Độ hoặc tham khảo danh sách 500 sản phẩm Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền, dầu massage, tinh dầu thơm của Kobi tại đây.
Tài liệu tham khảo
- Why Using Lemongrass Essential Oil Benefits You https://www.healthline.com/health/lemongrass-essential-oil
- Benefits and uses of lemongrass essential oil https://www.medicalnewstoday.com/articles/325209
- 16 Lemongrass Essential Oil Uses & Benefits, for Skin, Hair & Even House! https://draxe.com/essential-oils/lemongrass-essential-oil/
- Lemongrass Essential Oil: How to Make http://sallysorganics.com/lemongrass-2/lemongrass-how-to-make/
- 11 Health Benefits Of Lemongrass Essential Oil https://www.organicfacts.net/health-benefits/essential-oils/health-benefits-of-lemongrass-essential-oil.html