Ngành công nghiệp tinh dầu đã phát triển thành một thị trường sôi động và thành công trong thập kỷ qua. Nhiều người thường xuyên sử dụng tinh dầu hơn và đã xem tinh dầu là lựa chọn thay thế an toàn do quan niệm rằng chúng “tự nhiên hơn”. Tuy nhiên, mới chỉ có một số lượng khiêm tốn nghiên cứu về tinh dầu. Điều này làm cho các hiệu quả lợi ích cũng như bất lợi tiềm ẩn trở nên không rõ ràng. Bài viết này Kobi giải thích tất cả những gì bạn cần biết về tinh dầu thiên nhiên và tác dụng của chúng đối với sức khỏe.
Tinh dầu (essential oil) là những hợp chất được chiết xuất từ thực vật. Các hợp chất này “nắm bắt” mùi hương và hương vị của thực vật. Các hợp chất thơm đặc trưng, đại diện cho bản chất của mỗi loại tinh dầu.
Tinh dầu thu được thông qua quá trình chiết xuất bằng phương pháp vật lý thì mới được coi là tinh dầu thực sự. Chưng cất là phương pháp phổ biến nhất để phân lập tinh dầu. Tuy nhiên, các phương pháp khác như chiết xuất bằng cách sử dụng chất béo, ngâm nước, chiết xuất dung môi, ép cơ học, … được sử dụng cho một số loại thực vật đặc biệt.
Tinh dầu sẽ mang tên của loài thực vật mà nó có nguồn gốc; ví dụ, tinh dầu hoa hồng hoặc tinh dầu bạc hà.
Tinh dầu đã được sử dụng bởi nhiều nền văn hóa trên thế giới trong nhiều thế kỷ cho các mục đích khác nhau theo từng nền văn hóa. Không biết chính xác, liệu ngay từ đầu tinh dầu được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh hay để sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên, gần đây người ta đã cân nhắc rất nhiều đến việc sử dụng hiệu quả tinh dầu trong các điều trị bệnh.
Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng tinh dầu thơm từ năm 4500 trước Công nguyên trong mỹ phẩm và thuốc mỡ. Họ đã từng làm hỗn hợp các nguồn chế phẩm thảo mộc khác nhau như hồi, tuyết tùng, hành, nhựa thơm myrrh và bưởi trong nước hoa, thuốc.
Mặt khác, việc sử dụng tinh dầu thơm lần đầu tiên được ghi nhận trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 3000 đến 2000 trước Công nguyên. Đặc biệt, lịch sử ghi chép về Trung Quốc và Ấn Độ đã liệt kê hơn 700 loài thực vật bao gồm quế, gừng, nhựa thơm myrrh và gỗ đàn hương có tác dụng chữa bệnh.
Ngoài ra, lịch sử Hy Lạp đã ghi lại việc sử dụng các tinh dầu khác nhau lần đầu tiên trong khoảng từ 500 đến 400 trước Công nguyên, bao gồm cỏ xạ hương, nghệ tây, kinh giới, thìa là và bạc hà.
Bắt đầu từ thời Marco Polo, các loại gia vị của Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á được đánh giá cao. Điều này đã trở thành động lực thúc đẩy thương mại của Châu Âu với Phương Đông. Các nhà dược học lúc đó cho rằng các loại tinh dầu từ gia vị như bạch đậu khấu, cây xô thơm, quế và nhục đậu khấu,… hoàn toàn tự nhiên.
Vào giữa thế kỷ 18 ở châu Âu, đã có khoảng 100 loại tinh dầu được giới thiệu. Mặc dù tại thời điểm đó, người ta có rất ít hiểu biết về bản chất của sản phẩm. Khi kiến thức hóa học được mở rộng vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, nhiều nhà hóa học nổi tiếng đã tiến hành xác định thành phần hóa học của tinh dầu. Việc nâng cao kiến thức về các loại tinh dầu đã dẫn đến mở rộng, phát triển sản xuất mạnh mẽ. Việc sử dụng các loại tinh dầu dễ bay hơi dần dần trở nên phổ biến trong y học, thực phẩm, đồ uống và nước hoa.
Tinh dầu nhựa thông và bạc hà được sản xuất trước năm 1800 ở Hoa Kỳ. Trong vài thập kỷ tiếp theo, tinh dầu của bốn loại cây bản địa của Mỹ đã trở nên quan trọng về mặt thương mại. Đó là tinh dầu từ cây xá xị, cây ngải cứu, cây đông xanh và cây bạch dương ngọt. Kể từ năm 1800, nhiều loại tinh dầu đã được điều chế, nhưng chỉ một số ít đạt được giá trị về thương mại.
Tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất trong liệu pháp hương thơm (aromatherapy). Các hóa chất trong tinh dầu có thể tương tác với cơ thể của bạn theo một số cách như sau.
Hiện nay có rất nhiều loại tinh dầu khác nhau, mỗi loại có mùi đặc trưng riêng và có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là danh sách 10 loại tinh dầu thiên nhiên phổ biến nhất và một số hiệu quả về sức khỏe của chúng:
Bước đầu tiên trong quá trình phân lập tinh dầu thiên nhiên là cắt nhỏ vụn hoặc nghiền nguyên liệu thực vật để giảm kích thước hạt và làm vỡ một số thành tế bào của các tuyến chứa dầu.
Chưng cất bằng hơi nước cho đến nay là phương pháp sản xuất phổ biến và quan trọng nhất. Chiết xuất bằng chất béo lạnh (enfleurage) hoặc chất béo nóng (maceration) chủ yếu được sử dụng trong lịch sử.
Ba phương pháp chưng cất hơi nước khác nhau được thực hiện.
Ở miền nam nước Pháp, tinh dầu được chiết xuất bằng chất béo lạnh từ rất lâu trước khi đưa vào chiết xuất bằng dung môi dễ bay hơi. Quy trình này được áp dụng cho các loại hoa không thu được lượng tinh dầu đáng kể bằng cách chưng cất hơi nước hoặc có mùi bị thay đổi khi tiếp xúc với nước sôi và hơi nước.
Trong quá trình này, hoa được trải trên hỗn hợp chất béo từ các loại mỡ động vật có độ tinh khiết rất cao. Hỗn hợp được để trong khoảng thời gian thay đổi từ 24 giờ đến 72 giờ. Trong thời gian này hầu hết tinh dầu của hoa được hấp thụ bởi chất béo. Sau đó, các cánh hoa được loại bỏ. Quá trình này được lặp lại cho đến khi chất béo bão hòa với tinh dầu. Sản phẩm cuối cùng được gọi là pomade (ví dụ: pomade de jasmine).
Trong hầu hết các trường hợp, có thể rút ngắn quá trình lưu hóa lâu bằng cách chiết xuất tinh dầu bằng cách sử dụng chất béo nóng chảy. Thời gian rút ngắn trong một đến hai giờ, ở nhiệt độ từ khoảng 45° đến 80°C (110° đến 175°F). Chất béo được lọc sau mỗi lần ngâm. Sau 10 đến 20 chu kỳ chiết xuất, pomade được tạo như vậy. Hoặc người ta có thể tiến hành thêm bước chiết xuất bằng cồn để loại bỏ bã dầu.
Cả quá trình chiết xuất chất béo và chưng cất đều là những quy trình khá tốn kém. Vì vậy, một số chuyên gia về tinh dầu đã chuyển gần như hoàn toàn sang sử dụng các dung môi dễ bay hơi. Phương pháp này giúp thu hồi tinh dầu từ các nguyên liệu thực vật không thể xử lý bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Các naphthas nguồn gốc từ dầu mỏ, benzen và rượu là những dung môi chính trong phương pháp này.
Một quy trình khác được gọi là ép cơ học chỉ được áp dụng cho các loại tinh dầu cam quýt.
Vỏ màu bên ngoài được ép trong máy ép. Tinh dầu được gạn lọc hoặc quay ly tâm để tách nước và các mảnh vụn của vỏ. Phương pháp này được sử dụng cho tinh dầu của cam ngọt và đắng, chanh vàng, chanh xanh, quýt, cam bergamot và bưởi … Phần lớn tinh dầu cam quýt được sản xuất như một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp nước ép cam cô đặc.
Mặc dù đã được sử dụng rộng rãi, nhưng còn ít người biết về khả năng của các loại tinh dầu thiên nhiên để điều trị một số tình trạng sức khỏe. Dưới đây là minh chứng về một số vấn đề sức khỏe phổ biến mà tinh dầu và liệu pháp hương thơm đã được sử dụng để điều trị.
Người ta ước tính rằng 43% những người bị căng thẳng và lo lắng sử dụng một số hình thức liệu pháp thay thế để giúp giảm các triệu chứng của họ.
Về liệu pháp hương thơm, các nghiên cứu ban đầu về tinh dầu cho kết quả khá khả quan. Nhiều người đã chỉ ra rằng mùi thơm của một số loại tinh dầu cùng với liệu pháp truyền thống như xoa bóp bấm huyệt có tác dụng để điều trị lo âu và căng thẳng. Mặc dù tác dụng có thể chỉ kéo dài trong khi mát – xa diễn ra.
Tuy nhiên, do mùi hương của các hợp chất thật khó để thực hiện các nghiên cứu để loại trừ các thành kiến. Do đó, nhiều nghiên cứu về tác dụng giảm căng thẳng và lo âu của tinh dầu đã không được kết luận.
Vào những năm 90, hai nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra rằng việc thoa hỗn hợp tinh dầu bạc hà và ethanol lên vùng trán, thái dương sẽ làm giảm cơn đau đầu.
Các nghiên cứu gần đây cũng đã quan sát thấy giảm cơn đau đầu sau khi thoa tinh dầu bạc hà và tinh dầu oải hương lên da.
Hơn nữa, người ta cho rằng thoa hỗn hợp tinh dầu hoa cúc và dầu mè (sesame oil) lên hai bên thái dương có thể điều trị chứng đau đầu và đau nửa đầu. Đây là một phương pháp chữa đau đầu trong y học truyền thống của Ba Tư.
Ngửi tinh dầu hoa oải hương đã được chứng minh là cải thiện chất lượng giấc ngủ của phụ nữ sau khi sinh con, cũng như bệnh nhân mắc bệnh tim.
Một bài đánh giá đã tìm hiểu 15 nghiên cứu về tinh dầu thiên nhiên và giấc ngủ. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy rằng ngửi các loại tinh dầu – chủ yếu là tinh dầu hoa oải hương – có tác động tích cực đến thói quen ngủ.
Người ta cho rằng tinh dầu thiên nhiên có thể giúp chống lại các tình trạng viêm. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chúng có tác dụng chống viêm, ức chế các hóa chất trung gian gây viêm.
Các thành phần α-bisabolol, bisabolol oxides, chamazulene trong tinh dầu cúc la mã có đặc tính chống viêm và hạ sốt. Nghiên cứu trên người đã chứng minh rằng tinh dầu hoa cúc La Mã có thể thấm vào các lớp sâu hơn dưới da. Từ đó, ức chế giải phóng các hóa chất trung gian gây viêm như prostaglandin E(2), enzym cyclooxygenase (COX – 2) mà không ảnh hưởng đến COX – 1.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy ăn kết hợp tinh dầu cỏ xạ hương và lá oregano giúp làm thuyên giảm bệnh viêm đại tràng. Hai nghiên cứu trên chuột trên tinh dầu caraway và hương thảo cho kết quả tương tự.
Tuy nhiên, còn ít nghiên cứu trên người đã kiểm tra tác động của những loại tinh dầu đối với các bệnh viêm. Do đó, hiệu quả điều trị và độ an toàn của tinh dầu vẫn cần được xem xét.
Sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đã trở thành mối quan tâm trong việc tìm kiếm các hợp chất khác có thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn.
Các nghiên cứu đã đánh giá kháng khuẩn của nhiều loại tinh dầu khác nhau và quan sát thấy một số kết quả khả quan. Cụ thể nhiều loại nguồn gốc từ gia vị thân thuộc như tinh dầu gừng, sả chanh, tiêu đen, oregano, húng chanh, cam, bưởi, …
Tinh dầu có nhiều công dụng ngoài hương thơm trị liệu.
Những tác dụng của tinh dầu thiên nhiên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tinh dầu xuất phát từ tự nhiên nhưng không có nghĩa là nó an toàn. Thực vật và các sản phẩm thảo mộc chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Và các loại tinh dầu cũng không ngoại lệ.
Việc kết hợp với dầu nền trước khi sử dụng nên hầu hết các loại tinh dầu thiên nhiên đều được coi là an toàn. Một số phản ứng không mong muốn của tinh dầu có thể xảy ra như phát ban ngứa, cơn hen suyễn, đau đầu, phản ứng dị ứng, … Tác dụng phụ phổ biến nhất là phát ban.
Tinh dầu có nhiều phenol, như quế, có thể gây kích ứng da và không nên sử dụng trên da khi chưa kết hợp với dầu nền. Tinh dầu làm từ trái cây họ cam quýt làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng, có thể xảy ra cháy da.
Một số tinh dầu có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng hơn như tinh dầu cửu lý hương có thể gây sảy thai; dầu cây trà có thể ảnh hưởng đến nội tiết gây dậy thì sớm, … Hãy chắc chắn an toàn cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em và vật nuôi. Rất ít nghiên cứu đã kiểm tra tính an toàn của tinh dầu đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy, họ thường được khuyên nên tránh dùng tinh dầu.
Nuốt tinh dầu có thể có hại và ở liều lượng lớn có thể gây tử vong. Nên để tinh dầu thiên nhiên tránh xa tầm tay trẻ em.
Thiên nhiên đã cho con người vô vàn loại tinh dầu khác nhau với những lợi ích đem lại vô cùng to lớn. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên đa phần an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn đang có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hoặc đang dùng thuốc, bạn nên thảo luận với bác sĩ để có hiệu quả mong muốn.
Tài liệu tham khảo:
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…