Từ xa xưa đến nay, rau diếp cá và các sản phẩm từ thực vật này đã tồn tại và được yêu thích qua nhiều thế hệ. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực độc đáo, thực vật này còn mang đến lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cường sức khỏe làn da và giải quyết vấn đề mụn. Vậy rau diếp cá có trị mụn được không? Cách trị mụn bằng rau diếp cá hiệu quả như thế nào và thực hiện ra sao? Cùng Kobi tìm hiểu nhé.
Rau diếp cá là thực vật quen thuộc trong cuộc sống của nhân dân ta.
Ngày nay, loài thực vật này có thể bắt gặp phổ biến khắp thế giới, đặc biệt là châu Á. Các quốc gia có nguồn diếp cá dồi dào như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Đây là loài nhận được sự ưa chuộng của nhân dân trong đa dạng khía cạnh cuộc sống như ẩm thực, y học, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe…dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như dùng tươi, viên nang, dạng bột, tinh dầu…
Thực tế, tùy vào mùa thu hoạch, môi trường sống và khí hậu mà rau diếp cá có các hàm lượng và số lượng thành phần hóa học thay đổi đôi chút. Một số hoạt chất chiếm tỷ lệ và tần suất cao gồm tinh dầu, flavonoid, các hợp chất polyphenol, ancaloid, acid hữu cơ, acid béo, sterol, vitamin và các nguyên tố vi lượng…
Trong số các sản phẩm chiết xuất từ thực vật này, tinh dầu rau diếp cá (Houttuynia cordata Essential Oil) nhận được sự yêu thích từ đông đảo người tiêu dùng. Theo đó, chúng được tinh chế từ phần trên mặt đất (lá, thân, cành cây) thông qua phương pháp chủ yếu là chưng cất hơi nước. Dung dịch cuối cùng thu được có kết cấu sánh nhẹ, màu vàng nhạt đến đậm và lan toả mùi hương ổn định theo thời gian. Ngoài ra, điểm độc đáo từ tinh dầu là mùi hương đặc trưng và lợi ích sức khỏe đem lại.
Tương tự như thực vật, tinh dầu rau diếp cá cũng cung cấp đa dạng hoạt chất giá trị cao. Trong đó, các chất hóa học nổi bật gồm:
Theo tài liệu, tác động kháng khuẩn của chiết xuất từ rau diếp cá khá ấn tượng:
Nhờ là nguồn cung cấp lượng chất chống oxy hóa dồi dào mà rau diếp cá có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do. Đây là yếu tố bất lợi và hình thành nên các nguy cơ tiềm ẩn đối với cơ thể. Chẳng hạn như làm tổn thương đến các tế bào, hợp chất, DNA,… Hơn thế, thông qua quá trình thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu, tế bào lympho quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, mà chiết xuất từ thực vật này giúp hạn chế sự nhạy cảm của sức khỏe trước tác nhân bất lợi từ môi trường, khí hậu ô nhiễm…
Đặc tính chống viêm của chiết xuất từ diếp cá được báo cáo gồm:
Như vậy, đặc tính này hỗ trợ nốt mụn giảm sưng đau nhanh chóng hơn. Không chỉ thế, thực vật này còn giúp da hạn chế hình thành vết thâm đen sau tổn thương mụn.
Cũng ghi nhận những điểm tương đồng như y học hiện đại, đông y cũng ghi nhận diếp cá là thảo dược tự nhiên được dân gian ưa thích vì công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát khuẩn, chống viêm, tiêu thũng…Nhờ đó, mà chúng có hiệu quả với các loại mụn ở tình trạng nhẹ như mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn cám, mụn nội tiết, vết thâm, sẹo…giúp nuôi dưỡng từ bên trong, kích thích tái tạo tổn thương , cũng như hạn chế tình trạng mụn…Riêng với trường hợp tổn thương nặng nề, lở loét, viêm nhiễm kéo dài…có thể phương thức này sẽ không phù hợp. Hoặc cần phải kết hợp đa dạng phương thức điều trị khác nhau, không nên chỉ dùng cách trị mụn bằng rau diếp cá duy nhất.
Cách làm mặt nạ rau diếp cá:
Bên cạnh việc sử dụng đơn độc thực vật, hiện nay, cách trị mụn bằng rau diếp cá còn phối hợp với một số thành phần nguyên liệu khác như mật ong, muối biển, lô hội…Điều này đã nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của người tiêu dùng. Dù từng nguyên liệu kể trên đều có thế mạnh riêng và bổ trợ cho tác dụng chung, nhưng các báo cáo nghiên cứu còn khá hạn chế. Vì vậy, không nên quá lạm dụng chúng cũng như sử dụng với liều lượng và tần suất dày đặc.
Dưới dạng tinh dầu rau diếp cá:
Để nâng cao hiệu quả, có thể dùng rau diếp cá trong các bữa ăn của gia đình. Ngoài ra, ta có thể tự làm nước ép diếp cá để uống vừa bổ sung chất dinh dưỡng vừa hỗ trợ trị mụn từ bên trong cơ thể. Cách thực hiện:
Ngoài ra, với sự phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe, dưỡng da, thực phẩm chức năng…mà có thể bắt gặp đa dạng sản phẩm chứa chiết xuất diếp cá trên thị trường. Chẳng hạn như kem dưỡng da, serum tinh chất trị mụn, mặt nạ, viên nang uống…
Đối với tình trạng mụn tổn thương nặng, kéo dài, lở loét, viêm nhiễm nhiều…không nên tự ý sử dụng các phương pháp trị liệu mà cần tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên môn da liễu.
Nếu bị kích ứng trong quá trình dùng các sản phẩm từ rau diếp cá hãy ngừng lại ngay lập tức. Một vài triệu chứng bất thường như đỏ da, nổi mẩn, phát ban, nôn ói, co giật…
Theo đông y cho rằng do diếp cá có tính hàn nên không nên sử dụng trên người bị hư hàn.
Đắp mặt nạ bằng rau diếp cá không nên thực hiện mỗi ngày, khoảng 2-3 lần/tuần là đủ. Điều này sẽ tránh những tác dụng ngược như da mỏng yếu, bào mòn, kích ứng… khi lạm dụng quá mức chiết xuất.
Đối với sản phẩm tinh dầu rau diếp cá, cần chú ý thêm:
Bên cạnh cách trị mụn bằng rau diếp cá, cần phải kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh để đạt hiệu quả rõ rệt hơn. Ví dụ:
Như vậy, có thể thấy, cách trị mụn bằng rau diếp cá vừa đơn giản, dễ làm vừa lành tính. Tuy nhiên, phương pháp này dường như chỉ phù hợp tình trạng mụn nhẹ, hoặc người có nhu cầu muốn làn da mịn màng, đẹp đẽ hơn. Do vậy, Kobi khuyến khích bạn nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc chuyên môn nếu gặp khó khăn trong kiểm soát tình trạng mụn. Cuối cùng, để trải nghiệm nhiều hơn về thảo dược cũng như tinh dầu thiên nhiên, mời bạn ghé thăm Kobi nhé.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…