Skip to main content
30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
cách làm tinh dầu hoa hồng

Cách làm tinh dầu hoa hồng tại nhà cực đơn giản

Chiết xuất từ hoa hồng-“loài hoa của tình yêu” luôn nhận được sự ưa thích từ mọi người. Không chỉ bởi hương thơm đặc trưng mà còn vì đa dạng lợi ích tiềm năng mà chúng mang lại cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây, Kobi xin giới thiệu đến độc giả cách làm tinh dầu hoa hồng đơn giản cũng như những thông tin khác xung quanh tinh chất thực vật độc đáo này.

1. Đôi nét về tinh dầu hoa hồng

1.1 Đặc tính chung của tinh dầu hoa hồng

hoa hồng

Tinh dầu hoa hồng (Rose Essential Oil) được chiết xuất từ những cánh hoa của thực vật cùng tên. Thông qua phương pháp chưng cất hơi nước thu được dung dịch hoa hồng có đặc tính như:

  • Màu vàng nhạt;
  • Mùi thơm hoa hồng đặc trưng;
  • Độ lan tỏa hương thơm ổn định.

Trên thực tế, có 2 loại hoa hồng được đánh giá cao trong ngành mỹ phẩm là:

  • Rosa damascena
  • Rosa centifolia

Dù tinh dầu từ 2 loại này đều mang lại những lợi ích rõ rệt cho sức khỏe nhưng hoa hồng Rosa damascena là giống được ưa chuộng hơn cả vì có mùi thơm nhất. Hơn thế, do cần khoảng 10.000 cánh hoa hồng để tạo ra 01 pound dầu nên chúng được xem là một trong những loại tinh dầu giá trị.

Ngoài ra cần phân biệt:

  • Tinh dầu hoa hồng: được chiết xuất từ những bông hoa;
  • Tinh dầu hạt tầm xuân: được chiết xuất từ quả nhỏ phía sau bông hoa hồng.
Cách làm tinh dầu hoa hồng - cánh hoa hồng
Cách làm tinh dầu hoa hồng – cánh hoa hồng

1.2 Hoạt chất giá trị của tinh dầu hoa hồng

Dù khác biệt đôi chút về hoạt chất của tinh dầu theo điều kiện khí hậu, địa lý, giống loài…nhưng tinh dầu hoa hồng chủ yếu được tạo thành từ các thành phần như: citronellol, citral, carvone, citronellyl acetate, eugenol, ethanol, farnesol, stearoptene, methyl eugenol, nerol, nonanol, nonanal, phenylacetaldehyde, phenylmethyl acetate, phenyl geraniol…

Một số thành phần nổi bật:

  • Citronellol: thành phần tạo mùi hương tự nhiên, là chất đuổi muỗi hiệu quả (cũng có trong sả, phong lữ).
  • Citral: chất kháng khuẩn mạnh, cũng được tìm thấy trong lá chanh và sả.
  • Citronellyl acetate: chịu trách nhiệm tạo ra hương vị dễ chịu và hương thơm của hoa hồng.
  • Eugenol: chất chống oxy hóa, sử dụng như một chất khử trùng tại chỗ như một chất chống kích ứng.
  • Methyl eugenol: chất khử trùng và gây tê cục bộ, có thể tìm thấy trong quế và tía tô đất.
  • Nerol: hợp chất kháng sinh có mùi thơm ngọt, có thể xuất hiện trong thành phẩn của sả, hoa bia…
  • Phenyl geraniol: dạng geraniol tự nhiên, là thành phần quen thuộc trong nước hoa và hương liệu trái cây.

2. Cách làm tinh dầu hoa hồng tại nhà đơn giản

2.1 Cách làm tinh dầu hoa hồng, bước chuẩn bị và sơ chế

sơ chế

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Khoảng 120ml dầu nền (dầu hạt mơ, dầu hạnh nhân, dầu hạt nho…);
  • 20 cánh hoa hồng. Nếu lựa chọn các cánh hoa trong giai đoạn đầu nở hoa sẽ thu được hương thơm mạnh mẽ hơn. Vì thông thường mùi hương sẽ có xu hướng phai dần, dịu nhẹ hơn theo tự nhiên khi cánh đã bung nở hoàn toàn. Như vậy tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn loại cánh hoa hồng.

(Số lượng nguyên liệu có thể linh hoạt tùy theo khả năng chuẩn bị. Với tỷ lệ như trên, thành phẩm tinh dầu thu được là khoảng 120ml.)

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn trên cánh hoa với nước lạnh (không nên dùng nước nóng). Thao tác cần nhẹ nhàng, không thô bạo để tránh tình trạng hoa bị giập nát hay lãng phí tinh dầu vào nước.
  • Tiếp đó, để chúng khô tự nhiên trong khoảng 1 giờ. Lưu ý nên phơi khô trong nơi kín gió, thoảng mát, để không bị thất thoát tinh dầu.

2.2 Cách làm tinh dầu hoa hồng, bước thực hiện

Bước 1: Cho ½ số cánh hoa vào túi nhựa kín. Sau khi đặt túi hoa xuống mặt phẳng thì dùng chày gỗ hay vật nặng đập nhẹ vào túi để làm dập cánh hoa. Thao tác này sẽ giúp kích thích cánh hoa tiết dầu nhiều hơn.

bước 1 - cách làm tinh dầu hoa hồng

Bước 2: Cho các cánh hoa trên vào 120ml dầu không mùi đã chuẩn bị sẵn trong lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp.

Bước 2
Bước 2

Bước 3 cách làm tinh dầu hoa hồng: Lắc mạnh và đều lọ thủy tinh để giúp hoàn trộn cũng như thúc đẩy cánh hoa giải phóng dầu. Thực hiện trong vòng vài phút hoặc cho đến khi cánh hoa được thấm ướt dầu hoàn toàn.

Bước 4: Đặt lọ nơi thoáng mát trong vòng 01 ngày nhằm thu được lượng tinh dầu tối đa.

Bước 5: Sau 1 ngày, lọc lấy dầu và loại bỏ cánh hoa.

  • Dùng chiếc rây nhỏ đặt lên miệng của lọ thủy tinh khác;
  • Đổ hỗn hợp dầu và cánh hoa qua rây lọc, thu được dung dịch và loại bỏ cánh hoa cũ;

bước 5 - cách làm tinh dầu hoa hồng

Bước 6: Đem 10 cánh hoa còn lại, cho vào túi kín rồi đập giập nhẹ nhàng.

Bước 7: Cho 10 cánh hoa vừa đập giập vào lọ dầu thu được ở bước 5. Tiếp theo để trong phòng tối, thoáng mát thêm 01 ngày.

Cách làm tinh dầu hoa hồng - Bước 7
Cách làm tinh dầu hoa hồng – Bước 7

Bước 8: Cuối cùng, một lần nữa, lọc lấy dầu và cho vào lọ thủy tinh tối tương tự như bước 5. Bạn đã thu được thành phẩm tinh dầu hoa hồng tự nhiên.

3. Lưu ý gì trong cách làm tinh dầu hoa hồng

Lựa chọn hoa hồng nên đảm bảo hoa sạch, không chứa lượng thuốc trừ sâu vượt quá nồng độ cho phép. Nên ngửi để chọn hoa có hương thơm dịu nhẹ, không mùi thuốc trừ sâu hay phân bón.

Bước làm khô cánh hoa có thể rút ngắn thời gian bằng cách đặt chúng vào khăn giấy thấm nước. Thông thường bước này sẽ tốn mất khoảng 1 giờ đồng hồ của bạn.

Đảm bảo dầu nền hay dầu vận chuyển mà bạn chọn không có mùi nồng nặc. Nếu không hương thơm nhẹ nhàng của tinh dầu hoa hồng thành phẩm sẽ bị lấn át. Một số dầu vận chuyển gợi ý như:

  • Dầu hạt mơ
  • Dầu hạt nho
  • Dầu hạnh nhân

Khi lọc dầu, nếu có mảnh nhỏ của cánh hoa lọt qua, chỉ cần nhẹ nhàng vớt ra bằng dụng cụ bất kỳ;

Ở bước thu thành phẩm cuối cùng, nên chọn lọ thủy tinh tối màu để chứa tinh dầu. Điều này sẽ hạn chế tác động của ánh sáng mặt trời cũng như giúp sản phẩm bảo toàn được đặc tính trị liệu vốn có.

Bảo quản:

  • Chú ý để lọ chứa tinh dầu hoa hồng thành phẩm ở ngoài tầm với của trẻ nhỏ, vật nuôi…
  • Tránh côn trùng hay ánh sáng trực tiếp tác động đến sản phẩm;
  • Thông thường, tinh dầu hoa hồng có hạn sử dụng 1 năm, hoặc tùy theo nhà sản xuất. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có mùi khó chịu hay biến chất, hãy loại bỏ chúng để phòng ngừa các loại kích ứng có thể xảy ra.

4. Cách làm tinh dầu hoa hồng – sử dụng

Dựa vào nhu cầu khác nhau mà bạn có thể linh hoạt sử dụng tinh dầu hoa hồng:

  • Tắm: Thêm khoảng 10 giọt tinh dầu hoa hồng vào dầu nền ưu thích. Sau đó, cho hỗn hợp này vào bồn nước ấm để có trải nghiệm cảm giác thư giãn.
  • Ngâm chân: Thêm 4-5 giọt tinh dầu đã pha loãng vào nước ấm rồi ngâm chân trong khoảng 10 phút.
  • Thư giãn tâm trí:
    • Khuếch tán tinh dầu hoa hồng bằng đèn xông, máy khuếch tán…
    • Thoa 1-2 giọt tinh dầu hoa hồng đã pha loãng lên cổ tay, ngực, cổ…
  • Giảm đau bụng kinh: Tiếp xúc với tinh dầu hoa hồng thông qua khứu giác hoặc pha loãng với dầu vận chuyển rồi massage bụng.
  • Chăm sóc da: Thêm 1-2 giọt tinh dầu vào sữa rửa mặt, kem dưỡng da, sữa tắm…
  • Nước hoa: Xịt lượng tinh dầu hoa hồng đã pha loãng vào những vật dụng muốn lưu giữ hương thơm thư giãn này như gối, túi vải, quần áo,…
  • Dùng như nước cân bằng (toner): cải thiện tình trạng khó chịu của làn da, đặc biệt làn da dầu mụn, lão hóa…
  • Xông hơi: nhỏ 2-5 giọt tinh dầu hoa hồng vào máy xông hơi hoặc chậu nước nóng, trùm kín đầu. Sau đó, có thể đưa mặt vào cách bề mặt nước khoảng 30 cm, và hít thở sâu. Phương pháp hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, làm sạch sâu để dưỡng chất thẩm thấu dễ dàng hơn.

Gợi ý một số sự kết hợp với tinh dầu hoa hồng gồm tinh dầu cam bergamot, hoa cúc, cây xô thơm, phong lữ, hoa oải hương, hoắc hương, ylang ylang, gỗ đàn hương

5. Cách làm tinh dầu hoa hồng: Lợi ích nổi bật của tinh dầu hoa hồng

5.1 Cân bằng tâm trạng

Tinh dầu hoa hồng có khả năng thư giãn đối với nhiều người. Chẳng hạn như:

  • Gần đây, theo Tạp chí Liệu pháp bổ sung trong Thực hành lâm sàng đã công bố nghiên cứu chứng minh liệu pháp hương hoa hồng được sử dụng trên các đối tượng con người (phụ nữ sau sinh) bị trầm cảm và hoặc lo lắng. Kết quả khá đáng chú ý, nhóm trị liệu bằng hương thơm đã trải qua “những cải thiện đáng kể” lớn hơn so với nhóm đối chứng.
  • Ý kiến khác ghi nhận, khi khi tiếp xúc qua hít hở hoặc để tinh dầu từ hoa hồng thẩm thấu qua da, các phân tử sẽ truyền thông điệp đến hệ thống limbic. Đây là vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát cảm xúc và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Sau đó, những tín hiệu này sẽ có tác động nhất định đến nhịp thở, huyết áp, nhịp tim, mức độ căng thẳng, chức năng miễn dịch của cơ thể…
  • Năm 2009, nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Srinakharinwirot của Thái Lan cho thấy rằng tinh dầu hoa hồng có tác dụng thư giãn. Đặc biệt đối với những người bị căng thẳng và trầm cảm.

5.2 Giảm đau

Vào năm 2015, báo cáo ghi nhận mức độ đau của bệnh nhân giảm đáng kể khi hít tinh dầu hoa hồng. Các nhà nghiên cứu nhận định, tinh dầu này có thể đã kích thích não tiết ra hormone endorphin, hormone giảm đau.

5.3 Giảm khó chịu do kinh nguyệt

Một nghiên cứu được thực hiện ở 2 nhóm bệnh nhân:

  • Nhóm chỉ được massage bằng dầu hạnh nhân;
  • Nhóm được massage bằng dầu hạnh nhân kết hợp với tinh dầu hoa hồng.

Kết quả thu được nhóm thứ 2 ít bị chuột rút và khó chịu hơn. Đồng thời hỗn hợp này còn giúp giảm đau liên quan đến kinh nguyệt và hội chứng sau mãn kinh.

5.4 Đặc tính kháng khuẩn, chống nấm

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu chưng cất từ ​​hoa hồng có thể có hiệu quả chống lại những tác nhân gây hại như:

  • Chủng vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng như tụ cầu (Staphylococcus), liên cầu khuẩn (Streptococcus). Thậm chí bao gồm cả S.aureus, nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
  • Nấm Candida albicans, tác nhân có thể gây nhiễm trùng nấm ở vị trí như miệng, ruột, âm đạo…

5.5 Chống oxy hóa

Chiết xuất hoa hồng có chứa những hợp chất phenolic hoạt động như chất chống oxy hóa. Các hợp chất này giảm thiểu các gốc tự do có hại và có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống trầm cảm.

5.6 Sức khỏe làn da

Tinh dầu hoa hồng được nhận xét thân thiện với làn da bởi những nguyên nhân như:

  • Đặc tính chống viêm: giúp làm dịu kích ứng da, giảm mẩn đỏ, đồng thời giúp giảm đau.
  • Kiểm soát cấu trúc da và nhiều bệnh da liên quan đến biệt hóa tế bào sừng như vẩy nến,…
  • Thúc đẩy quá trình chữa lành của da, cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể khác của làn da.

6. Cách làm tinh dầu hoa hồng – Lưu ý khi sử dụng

Tinh dầu hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng

6.1 Đối tượng nào cần lưu ý khi tiếp xúc với tinh dầu

Nếu có trẻ nhỏ, thai phụ, phụ nữ đang cho con bú hoặc vật nuôi trong nhà, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu. Vì một số loại dầu độc hại đối với đối tượng này và nghiên cứu trên những trường hợp nhạy cảm này còn hạn chế.

Đối tượng có tiền sử dị ứng với chiết xuất nào từ hoa hồng không nên sử dụng tinh dầu.

6.2 Lưu ý khác

Tương tự như các loại tinh dầu thực vật khác, để thưởng thức thông qua đường hô hấp, hãy nhỏ vài giọt vào máy khuếch tán hoặc ngửi nắp hộp thay vì đưa mũi vào gần lọ chứa sản phẩm. Bởi với nồng độ cao, tinh dầu có thể khiến bạn đau đầu và choáng váng.

Nên pha loãng dung dịch tinh dầu nguyên chất này cho dù với mục đích hít hay dùng trên da. Theo đó, các loại dầu nên kết hợp tốt là dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân ngọt, dầu argan, dầu hạt mơ, dầu nho…

Tinh dầu hoa hồng không nên uống trực tiếp bởi điều này có thể đem lại rủi ro sức khỏe.

Nên thử nghiệm miếng dán trên da để kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng dầu lần đầu tiên. Để kiểm tra tinh dầu, chỉ cần thoa một lượng nhỏ dầu hoa hồng đã pha loãng (trộn với dầu vận chuyển) lên vùng da bên trong khuỷu tay. Nếu không có bất kỳ ngứa, sưng hoặc đỏ…trong vòng vài giờ, thì hỗn hợp này có thể được xem là an toàn.

Nếu không may dính tinh dầu hoa hồng vào mắt và vùng nhạy cảm khác, cần lập tức rửa sạch bằng nước mát và theo dõi kỹ sức khỏe.

Trong quá trình thưởng thức tinh dầu hoa hồng bằng bất kỳ phương thức nào, nếu có các dấu hiệu dị ứng như phát ban, mụn, choáng, nôn ói, nổi mề đay,…hãy ngừng tiếp xúc ngay.

7. Tổng kết

Quả thực, không ai có thể phủ nhận tinh dầu hoa hồng đã được sử dụng để điều trị các tình trạng sức khỏe và được sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp tự nhiên trong hàng nghìn năm. May mắn thay, cách làm tinh dầu hoa hồng hiện nay khá đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà. Mời bạn ghé thăm Kobi nếu bạn cần nhà sản xuất và phân phối tinh dầu thiên nhiên đáng tin cậy nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. The Benefits of Rose Oil and How to Use It https://www.healthline.com/health/rose-oil#1
  2. How To Make Rose Water At Home: 3 Easy Methods And Benefits https://www.stylecraze.com/articles/diy-make-rosewater-at-home/
  3. 12 Surprising Benefits Of Rose Essential Oil https://www.organicfacts.net/health-benefits/essential-oils/health-benefits-of-rose-essential-oil.html
  4. Rose Essential Oil Benefits Skin, Depression and Hormones https://draxe.com/essential-oils/rose-essential-oil/
5/5 - (1 bình chọn)

Đăng ký nhận tin

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]