Ngày nay, thị trường tinh dầu phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ với đa dạng sản phẩm khác nhau. Chúng được ưa chuộng bởi không chỉ mang đến hương thơm tự nhiên đặc trưng mà còn đóng góp vào sự thành công của liệu pháp hương thơm, tốt cho sức khỏe. Dưới đây, Kobi sẽ giới thiệu đến quý độc giả những thông tin thú vị và hữu ích về tinh dầu xông phòng, đặc biệt là tinh dầu thơm phòng ngủ.
1. Tinh dầu xông phòng là gì?
Có ý kiến cho rằng, tinh dầu được ví như là phần tinh túy nhất của thảo dược. Chúng vừa mang đến hương thơm đặc trưng mà còn chứa đựng lợi ích sức khỏe phong phú nhờ nhiều hoạt chất khác nhau.
Từ xa xưa, sản phẩm này đã được ứng dụng trong trị liệu hương thơm, cuộc sống hàng ngày, buổi thiền định…Đến nay, với tiến bộ khoa học, hiệu quả của tinh dầu được khai thác rộng và chuyên sâu hơn.
Ứng dụng của tinh dầu khá phong phú, trong số đó tinh dầu xông phòng được quan tâm nhiều hơn cả vì cách sử dụng tiện lợi và dễ tiếp cận. Đây là những lợi tinh dầu có thể xông phòng ngủ, phòng khách…tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của cá nhân.
2. Có nên xông tinh dầu trong phòng ngủ hay không?
Phòng ngủ là khu vực nên được quan tâm bởi đây là không gian giúp ta thư giãn và nghỉ ngơi sau những lúc lao động mệt mỏi, vất vả…Thực vậy, mức độ quan trọng của việc nghỉ ngơi nói chung và giấc ngủ nói riêng luôn được các chuyên gia đề cập và nhấn mạnh. Khi mất ngủ, những tác động tiêu cực đến sức khỏe có thể xảy ra như:
- Hệ thống miễn dịch suy giảm;
- Rối loạn chức năng nhận thức và suy giảm trí nhớ;
Cơ chế để tinh dầu phòng ngủ sẽ mang đến tác động tích cực đối với cơ thể:
- Tín hiệu từ mùi thơm sẽ thông qua khứu giác trong mũi. Sau đó chúng sẽ gửi tín hiệu đến não (hệ thống limbic), kích thích giải phòng một số chất dẫn truyền thần kinh. Quá trình này góp phần trách nhiệm về trí nhớ, tâm trạng, cảm xúc, hành vi…Trong đó, có liên quan đến ba chất dẫn truyền thần kinh sau:
- Hormone serotonin: “hormone hạnh phúc”, thúc đẩy cảm giác bình tĩnh. Đồng thời, chúng còn tham gia vào quá trình sản xuất melatonin, giúp an thần, hỗ trợ giấc ngủ…
- Hormone endorphin: Thúc đẩy cảm giác hưng phấn và cũng có tác dụng an thần.
- Hormone noradrenaline: được nhận xét là có thể hoạt động như một chất kích thích.
- Đa số hương thơm tự nhiên này sẽ không gây ra phản ứng phụ, hay rủi ro sức khỏe.
3. Lợi ích của tinh dầu xông phòng
3.1 Tinh dầu phòng ngủ có tác dụng an thần
Nhờ chứa những hoạt chất có tính giá trị sinh học linalool, linalyl acetate…giúp các phân tử hương thơm từ tinh dầu tương tác với chất dẫn truyền thần kinh trong não để giảm bớt lo lắng, trầm cảm và tạo cảm giác thư giãn. Ngoài ra, mùi hương đặc trưng của từng loại thảo mộc sẽ đem lại những cảm xúc riêng biệt khác nhau. Thế nhưng nhìn chung đều là những cảm xúc tích cực, thư giãn, dễ chịu nhẹ nhàng. Điều này phù hợp với hoạt động nghỉ ngơi, vỗ về giấc ngủ…
Gợi ý tinh dầu oải hương (lavender), tinh dầu chanh (lemon), tinh dầu hương thảo (rosemary)…
3.2 Tinh dầu xông phòng tác động tích cực đến chức năng não
Tinh dầu xông phòng được đánh giá sẽ mang lại một số tác động tích cực đến chức năng não bộ. Bao gồm các vấn đề hay quên, giảm trí nhớ, hoặc Alzheimer, sự tập trung, căng thẳng…Đây thực sự là liệu pháp hương thơm hiệu quả và đơn giản cho những ai đang gặp tình trạng rối loạn chức năng thần kinh, cần tìm lại sự cân bằng về tâm trạng và cảm xúc.
3.3 Tinh dầu để phòng ngủ giúp khử mùi
Nhờ mùi thơm riêng biệt cùng khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc của chiết xuất tinh dầu, mà chúng sẽ giúp “đánh bay” mùi khó chịu trong không gian của bạn. Đồng thời không khí sẽ được thanh lọc, thông thoáng hơn, hạn chế vi khuẩn phát sinh.
Hơn thế, hương thơm của từng loại thảo dược sẽ đem đến cho người tiêu dùng nét đặc trưng riêng. Chẳng hạn như:
- Ấm áp, xen chút cay nồng: tinh dầu quế, khuynh diệp, hoàng đàn…
- Hương hoa cỏ nhẹ nhàng, tươi mát: tinh dầu hương thảo, oải hương, hoa nhài…
- Thanh mát, tinh khiết, sạch sẽ: tinh dầu chanh, sả chanh…
3.4 Tinh dầu xông phòng có thể đuổi muỗi
Hiệu quả về việc sử dụng tinh dầu xông phòng để đuổi muỗi là khá rõ rệt. Điều này được lý giải bởi:
- Nhờ vào những thành phần được chứng minh là có thuộc tính chống lại loài côn trùng như monoterpenoid, sesquiterpenes, rượu…Đặc biệt, nổi bật trong đó là chất citronellol, citronellal, α-pinen, limonene…
- Gần đây, có bằng chứng chỉ ra rằng, loài muỗi có tế bào thần kinh thụ cảm mùi bị kích thích bởi hoạt chất tự nhiên như linalool, eucalyptol…Đây là một trong nhiều cơ sở để góp phần hình thành nên chiến lược phát triển các hợp chất mới chống lại loài động vật chân đốt này.
- Bên cạnh đó, thành phần khác như 3-carene, terpinolene, α-terpinene,…đã thể hiện hoạt tính diệt ấu trùng vượt trội, đặc biệt đối với ấu trùng muỗi.
Từ những điều trên, tinh dầu thiên nhiên được xem là một giải pháp thay thế an toàn và thân thiện với môi trường so với loại thuốc diệt côn trùng tổng hợp thông thường, chẳng hạn như DEET
Gợi ý: tinh dầu sả chanh (lemongrass), tinh dầu oải hương (lavender), tinh dầu tràm trà, tinh dầu quế…
3.5 Lợi hệ hô hấp và tăng cường hệ miễn dịch
Tinh dầu thơm phòng ngủ còn tác động đến hệ hô hấp và miễn dịch của con người, thông qua:
Đặc tính kháng viêm, khử trùng, chống nấm, kháng khuẩn và là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào…hỗ trợ tăng cường sức mạnh của hệ thống đề kháng.
Tiềm năng cải thiện rối loạn hô hấp như dịu cơn ho, thông thoáng đường thở, loãng đờm, sát khuẩn…bằng những lợi chất như limonene, linalool, pinene…Như vậy, ta hoàn toàn có thể cân nhắc dùng liệu pháp hương thơm như sự bổ trợ quá trình trị liệu đối với chứng ho, cảm lạnh, cảm cúm, ứ đàm…
Gợi ý: tinh dầu bạc hà (peppermint), sả chanh (lemongrass), bưởi (grapefruit), khuynh diệp, bạch đàn…
4. Gợi ý các loại tinh dầu xông phòng nổi bật
4.1 Tinh dầu sả chanh
Những lý do bạn nên chọn sả chanh (lemongrass) là tinh dầu phòng ngủ:
- Hương thơm tươi mát, dịu nhẹ với khứu giác và tinh thần;
- Hương sả chanh sẽ thanh lọc không khí, đánh tan mùi ẩm mốc cũng như vi khuẩn tổn tại trong không khí;
- Nhờ hoạt chất citral và geraniol dồi dào mà xua đuổi muỗi và côn trùng khó chịu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại dầu, chẳng hạn như tinh dầu sả chanh, có thể xua đuổi một số loại muỗi trong khoảng 2 giờ. Thời gian bảo vệ có thể kéo dài đến 3 giờ khi nó được sử dụng kết hợp với vanillin.
- Cùng đa dạng công dụng khác như lợi giấc ngủ, cải thiện hô hấp…
4.2 Tinh dầu oải hương
Sau đây là lý do bạn nên chọn tinh dầu oải hương là tinh dầu thơm phòng ngủ:
- Hương thơm hoa cỏ ngọt ngào, dễ chịu.
- Thuộc loại tinh dầu phổ biến với những chứng minh tích cực cho giấc ngủ của con người.
- Hợp chất hóa học linalool và linalyl axetat làm dịu hệ thần kinh, thư giãn…
- Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, chiết xuất từ oải hương làm tăng số lượng giấc ngủ sóng chậm và sâu ở những tình nguyện viên.
- Nguyên liệu quen thuộc trong các thuốc chống muỗi;
4.3 Tinh dầu chanh
Có thể nhận thấy những tác động tích cực của tinh dầu chanh đối với sức khỏe. Chẳng hạn:
- Hương chanh thanh mát, đem lại cảm giác thoải mái, tinh khiết cho tâm hồn;
- Lọc sạch những mùi hôi khó chịu, sát khuẩn đường hô hấp;
- Cải thiện tâm trạng và dịu căng thẳng, stress trong cảm xúc.
4.4 Tinh dầu quế
Biểu hiện được ưa thích của tinh dầu quế như:
- Mùi hương ấm nồng, mang lại cảm giác ấm áp, vỗ về;
- Được đánh giá tích cực trong kiểm soát lo lắng, căng thẳng, cảm xúc tiêu cực;
- Hỗ trợ giấc ngủ;
- Tiềm năng xua đuổi muỗi và côn trùng;
- Công dụng làm ấm, sát khuẩn, thông thoáng đường thở, giải cảm…
4.5 Tinh dầu cúc và tinh dầu hoa nhài
Đây đều là những tinh dầu để phòng ngủ hữu ích cho những điều sau:
- Đều là những hương hoa ngọt ngào, thoang thoảng dễ chịu;
- Thúc đẩy sự bình tĩnh, hạn chế tình trạng đau nhức đầu;
- Năm 2021, một nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy tinh dầu hoa cúc cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ở 20 sinh viên đại học có chất lượng giấc ngủ kém.
- Tinh dầu hoa nhài cũng là sự lựa chọn thích hợp nhằm cải thiện chứng mất ngủ do căng thẳng, lo lắng.
4.6 Tinh dầu cam bergamot
Tinh dầu cam bergamot cũng có thể được xông hoặc khuếch tán khắp phòng.
- Nhờ đặc tính làm dịu, chúng có thể mang lại tác dụng cải thiện giấc ngủ;
- Hạn chế tình trạng stress, dẫn đến ảnh hưởng huyết áp, sức khỏe tâm thần…
Hoàng đàn sẽ là tinh dầu xông phòng lý tưởng nếu:
- Yêu thích mùi hương gỗ hòa với hương đất ấm áp;
- Nhờ hợp chất hóa học chủ yếu là cedrol được chứng minh cải thiện giấc ngủ ở cả người trẻ khỏe mạnh và người lớn tuổi. Cụ thể là kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm, tăng tổng thời gian ngủ và giảm thức giấc vào buổi sáng sớm.
4.8 Tinh dầu xô thơm
Những nguyên nhân thuyết phục người tiêu dùng chọn tinh dầu xô thơm cho phòng ngủ gồm:
- Đặc tính thúc đẩy giấc ngủ nhờ làm giảm mức hormone cortisol. Theo y học, cortisol sẽ tác động đến nhịp sinh học như sự tỉnh táo, giấc ngủ…
- Nghiên cứu khác còn ghi nhận: hít dầu cây xô thơm dường như làm giảm căng thẳng ở bệnh nhân bằng cách giảm huyết áp và nhịp hô hấp của họ.
5. Tham khảo cách sử dụng tinh dầu xông phòng
Với tinh dầu xông phòng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng theo những cách đa dạng khác nhau:
- Dùng máy khuếch tán hoặc đèn xông tinh dầu: thêm 2-3 giọt tinh dầu vào máy để lan tỏa hương;
- Pha 3-4 giọt tinh dầu bất kỳ với nước, cho vào chai xịt, rồi xịt vào những nơi cần thiết. Ví dụ: xịt vào không khí, thảm, quần áo, gối, ga, góc phòng, khăn… Điều này sẽ cho phép mùi hương lưu lại suốt cả giờ ngủ của bạn.
- Nếu sử dụng tinh dầu tại chỗ trên da: luôn nhó pha loãng với dầu vận chuyển (dầu olive, jojoba, dừa…). Theo nguyên tắc chung, nên sử dụng 1 thìa cà phê dầu nền cho mỗi 1 giọt tinh dầu.
- Nhỏ vài giọt tinh dầu vào lòng bàn chân hay bàn tay, rồi xoa bóp sẽ giúp ngủ ngon hơn.
6. Lưu ý gì khi sử dụng tinh dầu xông phòng
6.1 Trong quá trình thưởng thức
Quan trọng là phải tận hưởng những lợi ích của tinh dầu thơm xông phòng một cách an toàn:
- Không bao giờ sử dụng tinh dầu đậm đặc, nguyên chất, đặc biệt là khi chưa pha loãng.
- Tránh tiếp xúc gần những vị trí nhạy cảm gồm mũi trong, mắt, tai, niêm mạc…
- Thực hiện kiểm tra kích ứng trên vùng cơ thể nhỏ trước khi dùng tinh dầu xông phòng với liều lượng lớn hơn. Điều này sẽ hạn chế phản ứng bất lợi đến sức khỏe, đặc biệt là kích ứng tại cơ quan. Thực hiện: Pha loãng tinh dầu vào dầu nền (tỷ lệ tham khảo 1:4). Sau đó, thoa một lượng nhỏ hỗn hợp này lên một vùng da không nhạy cảm, rồi đánh giá kết quả sau 24-48 giờ.
- Vài loại tinh dầu họ Cam quýt như chanh, bưởi…có thể tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời khi được dùng ngoài da. Do vậy, vùng da được thoa sản phẩm tinh dầu phải hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời, nhất là tia UV trong ít nhất 24g sau đó.
Những trường hợp sức khỏe cần thận trọng và phải tham khảo ý kiến bác sĩ gồm:
- Phụ nữ mang thai;
- Phụ nữ đang cho con bú;
- Bệnh lý đặc biệt như suy kiệt, tiền sử dị ứng trước đó, rối loạn da…;
- Trẻ nhỏ, nhất là với độ tuổi dưới 7;
Nếu có điều kiện, khuyến khích lựa chọn sản phẩm tinh dầu xông phòng cao cấp, nguyên chất được cung cấp bởi những nhà sản xuất và phân phối uy tín.
6.2 Tác dụng phụ của tinh dầu phòng ngủ
Dù là loại tinh dầu xông phòng cao cấp vẫn tồn tại các rủi ro tiềm ẩn tương tự chiết xuất bay hơi khác. Chẳng hạn như kích ứng da (mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay, bỏng rát,…), rối loạn chức năng cơ quan (chảy máu, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, co giật và tim đập nhanh…). Trong trường hợp xảy ra phản ứng bất thường, hãy kịp thời dừng sử dụng tinh dầu và đến gặp thầy thuốc ngay lập tức để được thăm khám.
7. Tổng kết
Quả thực, liệu pháp hương thơm sử dụng tinh dầu xông phòng đã đem lại đa dạng lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận. Đây thực sự là “nguyên liệu thực vật” quý giá, tác động tích cực đến hoạt động trí não, an thần, sự tập trung, giấc ngủ…Cuối cùng, mời bạn ghé thăm Kobi, nếu muốn khám phá chi tiết những loại tinh dầu thơm phòng ngủ kể trên cùng đa dạng sản phẩm khác nữa nhé.
Tài liệu tham khảo
- The Best Essential Oils for Sleep https://www.sleepfoundation.org/best-essential-oils-for-sleep
- Which Essential Oils Promote Better Sleep? https://www.healthline.com/health/healthy-sleep/essential-oils-for-sleep#use
- 7 of the best essential oils for sleep https://www.medicalnewstoday.com/articles/essential-oils-for-sleep
- What Are Essential Oils, and Do They Work? https://www.healthline.com/nutrition/what-are-essential-oils
- Aromatherapy: What you need to know https://www.medicalnewstoday.com/articles/10884
- What You Need to Know About Lemon Essential Oil https://www.healthline.com/health/lemon-essential-oil