Dầu nền là gì? Cách sử dụng dầu nền hiệu quả
Dầu nền là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt. Dầu nền đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống con người. Kobi sẽ giúp bạn tóm tắt lại một số thông tin về dầu nền trong bài viết dưới đây.
1. Dầu nền là gì?
Dầu nền, hay còn gọi là dầu vận chuyển, dầu thực vật, tên tiếng Anh là carrier oil, base oil. Dầu nền được chiết xuất từ nhiều thành phần khác nhau của thực vật. Nhưng chủ yếu là từ các loại hạt có dầu như hạnh nhân, nho, hướng dương, dưa hấu, … Hay như dầu dừa từ thịt/cơm quả dừa già, dầu ô liu từ quả ô liu, dầu từ mầm hạt lúa mì, …
Dầu nền được sử dụng để pha loãng tinh dầu trước khi chúng được thoa lên da trong liệu pháp mát-xa và trị liệu bằng hương thơm. Vì tinh dầu dễ bay hơi và gây kích ứng da nên dầu nền giúp chậm tốc độ phân tán và dịu da.
Dầu nền không có hương thơm đậm đặc, không giống như các loại tinh dầu. Tuy nhiên có một số loại, chẳng hạn như dầu dừa có mùi thơm đặc trưng của dừa. Dầu nền được sử dụng phải càng tự nhiên và không pha tạp chất thì càng tốt.
2. Các thành phần chính của dầu nền
Mỗi loại dầu nền có thể các thành phần khác nhau, có các đặc tính khác nhau như màu sắc, tốc độ thẩm thấu & độ nhớt có nhiều đặc tính trị liệu. Chúng chứa các thành phần là vitamin tan trong chất béo, khoáng chất, chất chống oxy hóa & chất dinh dưỡng; những chất này giúp cải thiện vẻ ngoài của da vì nó bổ sung độ ẩm và giảm tác động của tình trạng khô da.
Dưới đây là các thành phần chính của dầu nền (dầu vận chuyển):
- Khoáng chất:
- Làm sáng làn da xỉn màu.
- Bảo vệ chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường.
- Cân bằng sản xuất dầu trong khi vẫn dịu nhẹ trên da nhạy cảm.
- Khuyến khích tẩy da chết.
- Làm săn chắc và căng da để có vẻ ngoài mịn màng hơn.
- Duy trì độ ẩm của da.
- Vitamin:
- Duy trì và sửa chữa các mô da quan trọng.
- Kiểm soát mụn trứng cá.
- Giảm nếp nhăn.
- Hydrat hóa làn da để tăng cường làn da sáng khỏe.
- Thể hiện đặc tính chống viêm.
- Làm đều màu da.
- Sterolins:
- Giảm các đốm đồi mồi.
- Phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.
- Giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo.
- Dưỡng ẩm và làm mềm da và tóc.
- Axit oleic:
- Duy trì sự mềm mại, dẻo dai và rạng rỡ cho làn da và mái tóc.
- Kích thích mọc tóc dày, dài và chắc khỏe hơn.
- Giảm sự xuất hiện của lão hóa, chẳng hạn như nếp nhăn sớm và đường nhăn.
- Loại bỏ gàu và do đó hỗ trợ sự phát triển của tóc.
- Tăng cường khả năng miễn dịch.
- Thể hiện đặc tính chống oxy hóa.
- Ngăn ngừa viêm khớp, cứng khớp và đau.
- Axit linoleic:
- Dưỡng ẩm cho tóc và thúc đẩy sự phát triển của tóc.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa lành vết thương.
- Là chất nhũ hóa hiệu quả trong công thức xà phòng và dầu khô nhanh.
- Thể hiện đặc tính chống viêm.
- Làm dịu mụn trứng cá và giảm nguy cơ bùng phát trong tương lai.
- Thúc đẩy duy trì độ ẩm cho da và tóc.
- Làm cho dầu có cảm giác loãng hơn về độ đặc, do đó có lợi khi sử dụng cho da bị mụn.
- Thể hiện hoạt động chống oxy hóa, làm chậm sự xuất hiện của các triệu chứng lão hóa như nếp nhăn.
- Sửa chữa và cải thiện sự xuất hiện của các mô bị hư hỏng.
- Lecithin:
- Làm mềm và làm dịu da và tóc.
- Giữ nước cho da khô, dễ gãy và tóc, do đó phục hồi độ ẩm và độ bóng.
- Tăng cường lưu thông và do đó tăng cường sức khỏe và độ chắc khỏe của tóc và da.
- Phytosterols:
- Tăng cường sản xuất collagen.
- Làm dịu làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.
- Thúc đẩy sự phát triển của làn da mới hơn, săn chắc hơn.
- Tăng cường khả năng miễn dịch.
- Giảm sự xuất hiện của sẹo và các nhược điểm không mong muốn khác.
- Axit béo thiết yếu:
- Sản xuất và duy trì hàng rào dầu tự nhiên của da.
- Hydrat hóa làn da để mang lại vẻ ngoài mềm mại, tươi trẻ.
- Nuôi dưỡng tế bào và loại bỏ độc tố cơ thể.
- Bảo vệ da bằng cách tạo hàng rào kháng khuẩn chống lại các yếu tố môi trường khắc nghiệt.
- Dưỡng ẩm cho da để ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm.
- Giảm mất nước qua bề mặt da.
- Tăng cường kết cấu và sự mềm mại của da và tóc.
- Selenium
- Thể hiện hoạt động chống oxy hóa.
- Làm chậm sự xuất hiện của các nếp nhăn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa lành vết bỏng, vết thương và các tình trạng da khó chịu khác.
- Triglycerides chuỗi vừa
- Loại bỏ vi khuẩn, vi rút và nấm có hại.
- Cung cấp độ ẩm mạnh mẽ.
- Dưỡng tóc và loại bỏ gàu.
- Tăng tốc độ mọc tóc.
- Axit palmitoleic
- Trì hoãn sự xuất hiện của lão hóa sớm.
- Dưỡng ẩm và làm căng da.
- Thúc đẩy sự phát triển của tóc bóng mượt.
- Tăng cường độ sáng của làn da.
- Thúc đẩy sự phát triển của móng tay trông khỏe mạnh.
- Tăng cường độ đàn hồi của da để ngăn ngừa các triệu chứng lão hóa sớm, chẳng hạn như nếp nhăn.
3. Các phương pháp chiết xuất dầu nền
3.1. Ép lạnh hay ép nguội
Đây là phương pháp ép cơ học vật lý. Dầu có thể được chiết xuất bằng cách nghiền ép hạt ở nhiệt độ thấp để giải phóng dầu. Dầu ép lạnh có hương vị trung tính khi so sánh với các phương pháp khác. Nhược điểm của quá trình ép nguội là năng suất thấp và chất lượng dầu không đồng đều.
3.2. Phương pháp expeller pressed
Phương pháp này cũng là ép cơ học nhưng kèm thêm áp suất cao. Dầu ép phương pháp này tạo ra dầu với số lượng cao hơn. Dầu ép có thể đạt được 70% sản lượng dầu. Mặc dù không có tác động nhiệt trực tiếp nhưng sự gia tăng nhiệt độ do ma sát khó kiểm soát hơn so với ép lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ cao hơn truyền vào giúp cho dầu có một hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
3.3. Trích xuất bằng dung môi
Đôi khi cần sử dụng dung môi để chiết xuất dầu từ một số loại hạt, quả hạch hoặc nhân hạt để làm cho giảm chi phí, tăng năng suất hiệu quả. Khi dầu đã thu được, người ta tiến hành loại bỏ dung môi khỏi dầu. Nhưng vẫn còn tồn tại khoảng 1% dung môi có thể vẫn còn trong dầu cuối cùng.
3.4. Chiết xuất bằng CO2 siêu tới hạn
Dầu chiết xuất CO2 được chiết xuất bằng cách sử dụng carbon dioxide lỏng làm dung môi. Carbon dioxide dạng lỏng là một dung môi an toàn và hiệu quả. Nó cho phép thu thập tất cả các thành phần trong dầu mà không có gây tổn hại do không có nhiệt. Khi quá trình chiết xuất hoàn tất, áp suất giải phóng cho phép carbon dioxide trở lại trạng thái khí tự nhiên. Và chỉ để lại phần tinh chất chiết xuất từ thực vật.
CO2 có thể chiết xuất được các thành phần dễ bay hơi (tinh dầu), thành phần nặng hơn (sáp), phần tạo ra màu sắc của thực vật, …
3.5. Tinh luyện
Một số loại dầu trải qua quá trình tinh chế để loại bỏ tạp chất, cải thiện màu sắc hoặc kết cấu, hoặc ổn định thời hạn sử dụng của dầu. Dầu phản ứng với một dung dịch bazơ yếu để xà phòng hóa các axit béo tự do thành xà phòng. Dầu sau đó được ly tâm và rửa sạch bằng nước cho đến khi còn lại dầu nguyên chất. Phương pháp có thể được khử chất béo, các phospholipid, các phần tạo màu và mùi.
3.5.1. Tẩy trắng
Một số chất béo được tẩy trắng để cải thiện màu sắc và độ trong của dầu. Tẩy trắng thường được thực hiện bằng cách cho dầu đi qua đất, đất sét và sau đó lọc lại thu dầu.
3.5.2. Khử mùi
Một số chất béo trải qua quá trình khử mùi để loại bỏ các hợp chất tạo mùi thơm. Những mùi này có thể không hấp dẫn hoặc quá nồng cho dầu. Phương pháp được thực hiện bằng cách thổi hơi nước ở nhiệt độ cao qua dầu để làm bay hơi các thành phần thơm. Quá trình thuận lợi hơn khi dầu ở nhiệt độ cao và áp suất lớn. Tuy nhiên, do sử dụng nhiệt độ cao nên khử mùi rõ ràng là quá trình tinh chế gây hại nhất.
3.5.3. Làm nguội
Dầu được làm lạnh để loại bỏ các phần rắn kết tinh. Quá trình này tạo ra dầu nhẹ hơn, trong hơn.
4. Những loại dầu nền cho da mụn
Nhiều bạn vẫn nghĩ rằng da dầu mụn hoàn toàn không phù hợp để sử dụng dầu nền làm dầu dưỡng da. Kobi sẽ liệt kê các loại dầu nền được sử dụng trên da theo khuyến cáo. Những khuyến cáo này đã được phân tích đầy đủ các tài liệu khoa học.
4.1. Dầu Lô hội Aloe vera
Nha đam (lô hội) là chất mang phổ biến để pha loãng tinh dầu. Tuy nhiên Gel là dạng phổ biến hơn so với dầu nền (dầu macerate của lô hội). Cây được sử dụng trên toàn thế giới và là một trong những sản phẩm tự nhiên được sử dụng để chữa lành vết thương. Loại cây này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt làm hydrogel cho vết loét do tì đè, vết thương do bỏng trên toàn cầu.
Dầu nền (dạng macerate của lô hội) là dạng ít người biết đến. Dầu lô hội chứa hàm lượng axit linoleic cao (59,8%) và axit oleic (23,0%). Dầu đã được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn đáng chú ý. Thậm chí chống lại một số chủng kháng kháng sinh. Dầu macerated không gây độc tính sau 24 giờ. Sản phẩm từ lô hội có tiềm năng lớn trong kháng khuẩn trị mụn và lành vết thương. Vì vậy, nếu bạn đang có tình trạng mụn do vi khuẩn, mụn mủ thì có thể cân nhắc sử dụng dầu lô hội.
4.2. Dầu jojoba
Dầu jojoba Simmondsia chinensis là một loại sáp lỏng không gây mụn và không gây kích ứng. Dầu đã được sử dụng trong nhiều sản phẩm dành cho da. Dầu mang chứa các axit béo eicosenoic (65,0–80,0%), erucic (10,0–20,0%) và axit palmitic (3,0%).
Dầu nền jojoba được bác sĩ chỉ định để cải thiện mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và viêm nhiễm. Mặt nạ đất sét chứa jojoba đã được chứng minh là làm giảm viêm nhiễm và cải thiện đáng kể tình trạng mụn trứng cá.
Dầu jojoba không độc hại trong các nghiên cứu trên động vật. Làn da có thể hấp thụ dầu ở mức vừa phải, giúp da giữ nước và dưỡng ẩm. Ngoài ra, dầu còn phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da, tăng độ đàn hồi và độ săn chắc cho da.
Độc tính của dầu jojoba rất thấp sau 24 giờ sử dụng.
4.3. Dầu dừa
Dầu dừa đã được chứng minh là có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn thường trú trên da. Thậm chí có thể ức chế cả vi nấm C. albicans và các tác nhân virus. Monolaurin, một thành phần của dầu dừa, có thể làm thay đổi thành tế bào, xâm nhập và phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn. Hợp chất này còn giảm tình trạng da dị ứng.
Bên cạnh đó, dầu dừa (Cocos nucifera) đã cho thấy khả năng chữa lành vết thương nhờ khả năng chống oxy hóa và tăng liên kết collagen. Vì vậy, dầu dừa có thể sử dụng trên làn da mụn do viêm nhiễm vi khuẩn và giúp nhanh lành sẹo sau mụn.
4.4. Dầu hạt cây lưu ly (borage)
Dầu hạt lưu ly Borago officinalis là một nguồn phong phú của axit γ-linolenic (GLA) (omega 6) (11,65–16,89%). Đây là hợp chất được biết đến khả năng chống viêm nhiễm tự nhiê. Dầu có hoạt tính chống nhiễm trùng và được chứng minh là không độc hại. Ngoài ra, dầu hạt Borago offcinalis cải thiện da, giảm khô và ngứa do viêm da dị ứng. Sử dụng dầu trong chế độ ăn uống cũng đã được chứng minh hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn đang bị mụn nhưng nền da khô ngứa thì có thể cân nhắc dùng loại dầu này.
4.5. Dầu cây ban Âu
Chiết xuất dầu cây ban Âu Hypericum perforatum (St John’s wort) đã được sử dụng trong y học dân gian cho các vết thương và bỏng ngoài da.
Ngày nay, dầu Hypericum perforatum đã được chứng minh là có khả năng tăng cường tốc độ chữa lành vết thương, giảm thiểu sự hình thành sẹo. Dầu cũng tăng cường hình thành collagen, không gây kích ứng, ngăn ngừa viêm ngứa. Dầu không có khả năng kháng khuẩn. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng dầu cây ban Âu để chăm sóc làn da sau khi bị mụn, ngừa sẹo mụn.
4.6. Dầu hạt hướng dương
Dầu hạt hướng dương Helianthus annuus là dầu chủ yếu chứa axit béo linoleic.
Dầu hướng dương đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm, chống viêm nhiễm trên da. Dầu nền đã được chứng minh là làm tăng khả năng chữa lành vết thương trên chuột. Dầu hướng dương còn là biện pháp dự phòng để giảm nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn có tình trạng mụn viêm nhiễm da nhưng da nhạy cảm thì có thể cân nhắc sử dụng dầu hướng dương.
4.7. Dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh (linseed) chủ yếu chứa các axit béo không bão hòa đa (PUFA) và các axit béo thiết yếu (EFA). Dầu nền hạt lanh đã được chứng minh là có khả năng tăng sinh tế bào và tạo điều kiện chữa lành vết thương. Dầu nền kích thích các yếu tố tăng trưởng, sinh sản và tân sinh mạch máu mới ở da. Mặc dù, dầu hạt lanh không có kháng khuẩn nhưng bạn vẫn có thể sử dụng để giảm sẹo sau mụn và hồng hào da.
4.8. Dầu anh thảo
Dầu nền Oenothera biennis (hoa anh thảo) chủ yếu được tạo thành từ axit gamma linoleic (GLA) (70,0–77,0%). Dầu nền của O. biennis được sử dụng rất nhiều trong điều trị mụn trứng cá. Dầu đã được chứng minh là làm giảm viêm nhiễm. Axit gallic trong dầu có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và độc tố thực vật. Ngoài ra, việc bôi dầu anh thảo ngoài da giúp ổn định lớp sừng, là kem dưỡng ẩm hiệu quả. Vì vậy dầu hoa anh thảo là một trong những loại dầu nền cho da mụn.
4.9. Dầu hạt mơ
Dầu hạt mơ Prunus armeniaca (nhân hạt mơ) chủ yếu chứa axit oleic (55,0–70,0%) và linoleic (20,0–35,0%). Đây là dầu có hoạt tính kháng khuẩn đáng chú ý và độc tính rất thấp. Dầu hạt mơ sử dụng ngoài da giúp giảm tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra như mụn, viêm nang lông, …
5. Cách sử dụng dầu nền
5.1. Cách chọn dầu nền
Hiện nay có nhiều loại dầu nền trên thị trường. Một số cách chọn dầu nền mà bạn nên cân nhắc trước khi chọn.
- Mùi: Một số loại dầu nền có mùi đặc trưng như dầu dừa, dầu ô liu. Nếu bạn sử dụng để pha trộn tinh dầu thiên nhiên thì mùi của dầu có thể làm thay đổi mùi thơm.
- Khả năng hấp thụ của da: Tùy theo khả năng hấp thụ của da mà bạn lựa chọn dầu cho phù hợp. Nếu bạn da dầu, thường hay nặng bí thì nên chọn dầu lỏng nhẹ, tránh dùng dầu “dày” như ô liu.
- Loại da: Tùy thuộc vào loại da của bạn, một số loại dầu phù hợp với da kích ứng, da mụn viêm, … Bạn có thể tham khảo ở phía trên
- Thời hạn sử dụng: Một số loại dầu nền có thời hạn sử dụng khá ngắn do dễ bị ôi thiu hư hỏng.
- Bạn nên mua dầu nền từ nhà sản xuất uy tín, tin tưởng. Hãy tìm các loại dầu được ép lạnh, 100% nguyên chất và không có chất phụ gia hoặc chất bảo quản.
- Nếu bạn muốn sử dụng dầu ăn (cooking oil) làm dầu nền để mát xa da thì hãy chọn các loại dầu hữu cơ, được ép lạnh.
- Nếu bạn bị dị ứng với quả, hạt dạng tự nhiên của dầu ví dụ dị ứng quả ô liu, hạnh nhân, … thì bạn không nên dùng dầu chiết xuất từ những quả đó.
5.2. Cách bảo quản, lưu trữ dầu nền
- Các loại dầu nền cần được bảo quản mát và tránh ánh sáng mạnh để làm chậm quá trình oxy hóa. Không nên sử dụng dầu đã bị ôi thiu, hết hạn sử dụng.
- Làm lạnh dầu giúp bảo quản độ tươi của chúng nhưng một số loại dầu không nên để trong tủ lạnh (ví dụ: dầu quả bơ). Dầu rất lạnh có thể bị vẩn đục tuy nhiên khi để ở nhiệt độ phòng thì dầu trở lại bình thường.
6. Cách pha tinh dầu và dầu nền
6.1. Vì sao phải pha tinh dầu và dầu nền?
Dầu nền làm cơ sở cho tinh dầu. Tinh dầu là hợp chất bay hơi trong không khí. Nếu bôi lên da, tinh dầu sẽ không giữ được lâu. Ngoài ra, một số tinh dầu có thể gây kích ứng, gây nóng bỏng da như tinh dầu quế, gừng, sả, … Dầu nền giúp cho tinh dầu chậm bay hơi, phát huy được khả năng kháng khuẩn của tinh dầu. Đồng thời, dầu nền giúp giảm kích ứng, giảm viêm do tinh dầu gây ra.
6.2. Cách pha tinh dầu và dầu nền tại nhà
Khi pha loãng tinh dầu với dầu nền, bạn cần nắm được những tỉ lệ pha. Tùy theo từng loại tinh dầu mà nhà sản xuất khuyến cáo nồng độ khác nhau. Thông thường, tỉ lệ không quá 5%.
Đối với người lớn:
- Pha loãng nồng độ 2,5%: 15 giọt tinh dầu trên mỗi 6 muỗng cà phê dầu nền
- Pha loãng 3%: 20 giọt tinh dầu trên 6 muỗng cà phê dầu nền
- Pha loãng 5%: 30 giọt tinh dầu trên mỗi 6 muỗng cà phê dầu nền
Đối với trẻ em: hạn chế sử dụng tinh dầu ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Cần thận trọng với trẻ lớn hơn. Tỉ lệ pha loãng chỉ từ 0.5 – 1%, tức là 3 đến 6 giọt tinh dầu trên 6 muỗng cà phê dầu nền
7. Dầu nền mua ở đâu?
Hiện nay, dầu nền được bán rộng rãi trên thị trường. Một số loại dầu bạn có thể tìm thấy trong siêu thị, thương mại điện tử như dầu dừa, dầu ô liu, … Tuy nhiên, một số loại khác như jojoba, dầu hạt lanh, … hơi khó tìm mua hơn một chút. Bạn cần tìm nhà sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng, tem nhãn mác và hóa đơn đầy đủ khi mua dầu.
Kobi hiện đang phân phối nhiều loại dầu nền khác nhau, phục vụ cho từng mục đích nhu cầu cá nhân cho đến sản xuất dược phẩm, công nghiệp.
8. Kết luận
Bài viết về dầu nền của Kobi hy vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho quý vị. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dầu nền, có thể liên hệ với Kobi qua các kênh website và fanpage chính thức để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31321504/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6348851/
- https://www.healthline.com/health/carrier-oil
- https://en.wikipedia.org/wiki/Carrier_oil
- https://en.wikipedia.org/wiki/Seed_oil
- https://www.fromnaturewithlove.com/library/methodsofextraction.asp
Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.
ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.
Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.