30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
16-cách-trị-ho-tại-nhà-hiệu-quả-cho-cả-trẻ-em-và-người-lớn-3

16 cách trị ho tại nhà hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn

Ho là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh COVID – 19. Ho kéo dài có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng Kobi tìm hiểu về nguyên nhân gây ho và một số cách trị ho tại nhà hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Ho là gì?

Đầu tiên, bạn cần hiểu ho là gì. Ho là tình trạng thở ra mạnh. Đây là phản xạ tự nhiên hoặc có chủ đích nhằm:

  • Giúp tống các chất dịch trong đường thở ra ngoài, làm sạch đường hô hấp.
  • Bảo vệ đường thở khỏi các dị vật xâm nhập như hạt đậu, đồng xu, …
  • Ho cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau.

Ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khiến mọi người tìm đến cơ sở y tế.

16 cách trị ho tại nhà hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn

2. Nguyên nhân nào gây ho?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho. Người ta phân loại theo thời gian ho: cấp tính và mạn tính

2.1. Nguyên nhân gây ho cấp tính thường gặp

Ho cấp tính là ho có thời gian dưới 3 tuần.

Nguyên nhân ho cấp tính thường gặp: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp, viêm phổi, chảy dịch ở mũi sau, …

Tác nhân gây ra có thể là vi khuẩn như phế cầu; có thể là virus như cúm, SARS, … Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, ho còn là một trong những triệu chứng đầu tiên của COVID – 19.

2.2. Nguyên nhân gây ho mạn tính thường gặp

Ho mạn tính là tình trang ho kéo dài trên 8 tuần ở người lớn và 4 tuần ở trẻ em. Nguyên nhân gây ho mạn tính có thể từ đường hô hấp và cả đường tiêu hóa

  • Đường hô hấp: Viêm phế quản mạn tính, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Hội chứng chảy dịch mũi sau
  • Tăng phản ứng sau nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút hoặc vi khuẩn (ví dụ ho khan). Đây là biểu hiện thường gặp ở người sau khi khỏi COVID – 19.
  • Đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản. Axit trong dạ dày bị trào ngược làm tổn thương vùng hầu họng, thanh quản gây ra ho.

Nguyên nhân ho ở trẻ em gần giống ở người lớn. Tuy nhiên, ho do hen và do dị vật đường thở có thể thường gặp hơn ở trẻ em.

3. Một số cách chữa ho tại nhà

Kobi sẽ cung cấp cho bạn một số cách chữa ho có thể áp dụng tại nhà. Tùy theo nguyên nhân gây ho mà mỗi phương pháp có hiệu quả khác nhau.

3.1. Thực phẩm giảm ho tại nhà

3.1.1. Bối mẫu

Bối mẫu là vị thuốc dùng trong y học cổ truyền từ lâu đời, có tác dụng để nhuận phế (phổi), tiêu trừ đờm, ho do nhiệt nóng, viêm phổi, ho lao, …

Bạn có thể dùng 1 quả lê bỏ lõi hạt, cho 10 gam bối mẫu vào giữa quả lê cùng với ít đường phèn. Chưng cách thủy trong 30 phút. Ăn hết tất cả, ngày từ 1 – 2 quả.

3.1.2.  Hạt củ cải

Hạt củ cải có tác dụng chữa ho hen suyễn, ho đàm nhiều, ngực bụng đầy tức, người già ho lâu ngày, ăn uống khó tiêu.

La bặc tử (hạt củ cải) 10 gam, tô tử (hạt tía tô) 10 gam, bạch giới tử (hạt cải xanh) 10 gam. Tán nhỏ, thêm 500ml nước sôi, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

3.1.3. Hẹ

Hẹ có tác dụng kháng khuẩn. Khả năng này được đánh giá là khá bền vững. Vì vậy, lá và củ hẹ có thể chữa ho cho trẻ em bằng cách dùng 20 – 30 gam chưng với đường phèn.

3.1.4. Lá húng chanh

Lá húng chanh thường dùng trong điều trị ho mạn tính, hen suyễn, viêm phế quản và đau họng. Chữa ho hen, chữa cảm cúm: 10 – 16 gam (khoảng 5 – 7 lá tươi), rửa sạch, sau đó nhai ngậm trong miệng. Hoặc lấy số lượng tương tự, vò nát, cho vào 100ml nước sôi trong 2 phút.

3.1.5. Khuynh diệp

Lá khuynh diệp chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng chống lại vi khuẩn, có thể trị ho giúp trợ tiêu hóa.

Dùng 20g lá khuynh diệp tươi, hãm với nước sôi. Uống thay trà là cách trị ho tại nhà hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng lá khuynh diệp xông mũi, chữa cảm cúm.

3.1.6. Vỏ quýt

Vỏ quýt là vị thuốc Trần bì trong Đông y từ lâu đời. Tác dụng của vỏ quýt là trừ đờm, hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng.

Dùng vỏ quýt để chữa ho mất tiếng: trần bì 12g, sắc 200ml còn 100ml nước sắc. Hạn chế mở nắp khi sắc. Pha với đường phèn. Uống trong ngày.

Ngoài ra, trong Đông y còn rất nhiều loại dược liệu, bài thuốc giúp bạn trị ho. Tuy nhiên, bạn cần được khám và kê toa phù hợp với tình trạng bệnh.

3.2. Tinh dầu thiên nhiên giúp trị ho tại nhà

Nhìn chung, một số loại tinh dầu thiên nhiên có khả năng kháng vi khuẩn, virus nên giúp bạn chữa ho tại nhà. Ngày nay, tinh dầu thiên nhiên được bào chế thành dạng viên nang giảm ho, kẹo ngậm, chai xịt họng, … thuận tiện cho bạn và gia đình sử dụng. Dưới đây là 10 loại tinh dầu giúp trị ho tại nhà mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm.

3.2.1. Tinh dầu húng chanh

Đầu tiên, không thể không kể đến tinh dầu húng chanh. Tương tự như lá tươi, tinh dầu húng chanh được sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn, giúp giảm nhiễm trùng, loãng đờm hiệu quả trong các bệnh đường hô hấp. Bởi lẽ, người ta tìm thấy trong tinh dầu húng chanh lượng lớn Carvacrol và Thymol.

Pha loãng tinh dầu húng chanh bôi ngoài da giúp giảm các triệu chứng như ho, hen suyễn, khạc đờm do cảm lạnh. Bạn có thể xoa vào vùng ngực, bụng, bàn chân khi chuyển mùa, mùa đông.

Khuếch tán tinh dầu húng chanh trong không khí làm trong lành, diệt khuẩn, và đuổi côn trùng như ruồi muỗi.

3.2.2.  Tinh dầu khuynh diệp

Hợp chất 1,8 – cineole có trong tinh dầu khuynh diệp dùng để điều trị các bệnh hô hấp như giảm ho, giúp bài xuất chất nhầy ra ngoài và thư giãn cơ hô hấp.

Ngoài ra, từ lâu trong y học cổ truyền, tinh dầu khuynh diệp đã điều trị các vấn đề như cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, viêm xoang, hen suyễn, viêm phế quản.

Xoa tinh dầu khuynh diệp pha loãng ở ngực bụng và cổ họng giúp giảm ho do cảm lạnh và cúm mùa.

3.2.3. Tinh dầu quế

Quế thường được sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn. Quế trong Đông y có vị cay ngọt tính nóng (đại nhiệt) có thể trị ho do lạnh ở thể trạng người hay bị lạnh.

Một nghiên cứu kết luận rằng tinh dầu quế có thể ngăn chặn các mầm bệnh đường hô hấp nếu khuếch tán vào không khí trong một khoảng thời gian ngắn. Tinh dầu quế tính chất sát trùng rất mạnh.

16-cách-trị-ho-tại-nhà-hiệu-quả-cho-cả-trẻ-em-và-người-lớn

3.2.4. Tinh dầu hương thảo

Hương thảo là một loại cây được tìm thấy trên khắp thế giới. Nó có thể làm dịu các cơ trong khí quản, giúp bạn giảm ho trong bệnh hen suyễn. Bạn có thể trộn tinh dầu hương thảo với dầu nền và thoa lên da.

3.2.5. Tinh dầu nhục đậu khấu

Một nghiên cứu chỉ ra ngửi tinh dầu hạt nhục đậu khấu khuếch tán giúp làm giảm loãng đờm, giảm dịch tiết đường hô hấp ở thỏ.

Bạn có thể thêm tinh dầu nhục đậu khấu vào máy khuếch tán để xem liệu tinh dầu này có giúp giảm ho hay không. Điều chỉnh giảm lượng tinh dầu nhục đậu khấu dựa trên hiệu quả mà bạn cảm nhận.

3.2.6. Tinh dầu cây bách

Trong tinh dầu trắc bách diệp có chứa nhiều camphene. Phân tử này có thể giúp giảm tắc nghẽn đường hô hấp, long đờm hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng giãn phế quản bắt đầu suy giảm khi nồng độ tinh dầu trắc bách diệp tăng cao trong không khí. Vì vậy, nếu bạn ho có đờm thì bạn chỉ cần đổ một vài giọt tinh dầu vào bát đầy nước ấm là đủ.

3.2.7. Tinh dầu cỏ xạ hương

Trong tinh dầu cỏ xạ hương chứa hàm lượng thymol lớn. Hoạt chất đã được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, long đờm, giảm ho, giảm đau, an thần, chống viêm và giãn phế quản.

Các nhà nghiên cứu đã xác định cách sử dụng tinh dầu tốt nhất để chống lại các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Nghiên cứu kết luận rằng tinh dầu cỏ xạ hương nên được khuếch tán nhanh chóng ở nồng độ cao trong thời gian ngắn.

3.2.8. Tinh dầu phong lữ

Tinh dầu phong lữ có thể chữa các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, bao gồm cả viêm phế quản. Các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng tinh dầu phong lữ và giảm triệu chứng ho.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc sử dụng tinh dầu ​​phong lữ còn làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh thông thường và rút ngắn thời gian bệnh.

Bạn có thể thử một vài giọt tinh dầu phong lữ trong máy khuếch tán hoặc pha loãng với dầu nền để xem liệu nó có giúp giảm ho và các triệu chứng liên quan khác của bạn không.

3.2.9. Tinh dầu bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà có chứa nhiều menthol. Nhiều người sử dụng tinh dầu này để giảm tắc nghẽn, giúp cảm thấy dễ chịu hơn. Menthol làm tăng đáng kể sự thông thoáng của mũi. Để có được cảm giác giảm ho, bạn có thể thử xông tinh dầu bạc hà bằng máy khuếch tán tinh dầu hoặc một bát nước xông hơi.

3.2.10. Tinh dầu oải hương

Ho có thể là một triệu chứng của bệnh hen suyễn. Người ta chứng minh rằng tinh dầu hoa oải hương giúp cải thiện các triệu chứng hen suyễn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngửi tinh dầu hoa oải hương đã giãn cơ trơn phế quản do co thắt trong bệnh hen phế quản gây ra.

Hãy thử hít tinh dầu hoa oải hương bằng cách xông hơi, máy khuếch tán hoặc pha loãng và cho vào bồn nước ấm để xem liệu nó có thể giúp giảm ho hay không.

Còn rất nhiều loại tinh dầu thiên nhiên có thể giúp bạn trị ho tại nhà. Bạn có thể tìm kiếm những bài viết chi tiết về từng loại tinh dầu trên website của Kobi Việt Nam.

4. Một số lưu ý khi chữa ho tại nhà

Một số trường hợp ho có thể cảnh báo dấu hiệu nguy hại đến sức khỏe mà bạn cần lưu ý:

  • Ho kèm khó thở đột ngột, đặc biệt ở trẻ em, gợi ý tình trạng dị vật đường thở
  • Ho ra máu có thể gợi ý lao phổi, giãn phế quản, ung thư
  • Ho khạc đàm bọt hồng gợi ý phù phổi cấp
  • Ho khạc đàm kéo dài ở người hút thuốc lá gợi ý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Ho kèm sụt cân không do nguyên nhân ăn kiêng
  • Ho kèm sốt liên tục, sốt về chiều
  • Bạn thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ cao như: nhiễm lao, nhiễm HIV/AIDS

Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây ho. Tùy theo tình trạng bệnh mà lựa chọn phương pháp trị ho phù hợp.

Nếu bạn dị ứng với một trong những dược liệu hoặc tinh dầu thiên nhiên đã kể trên thì bạn không nên dùng mà hãy chọn phương pháp khác phù hợp hơn.

5. Kết luận

Ho là một phản ứng của cơ thể. Ho kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây khó chịu cho bạn. Trên đây là một số cách chữa ho tại nhà hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Kobi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24909715/
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6274163/
  4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28758221/
  5. https://www.healthline.com/health/essential-oils-for-cough#essential-oils-for-cough
  6. https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%c3%aan-gia/r%e1%bb%91i-lo%e1%ba%a1n-ch%e1%bb%a9c-n%c4%83ng-h%c3%b4-h%e1%ba%a5p/tri%e1%bb%87u-ch%e1%bb%a9ng-c%e1%bb%a7a-c%c3%a1c-b%e1%bb%87nh-l%c3%bd-h%c3%b4-h%e1%ba%a5p/ho-%e1%bb%9f-ng%c6%b0%e1%bb%9di-l%e1%bb%9bn?autoredirectid=17966
5/5 - (13 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

Bình luận (0 bình luận)

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]