30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
Phân-biệt-tinh-dầu-và-chiết-xuất-thật-đơn-giản

Phân biệt tinh dầu và chiết xuất thật đơn giản

Có rất nhiều khách hàng đã hỏi Kobi về “Sự khác nhau giữa Tinh dầu và Chiết xuất” hay làm cách nào để phân biệt tinh dầu và chiết xuất. Sự khác nhau của Tinh dầu và Chiết xuất chính là quá trình sản xuất ra chúng. Cùng Kobi tìm hiểu cách nhận biết sự khác nhau của hai dạng này trong bài viết dưới đây.

1. Lịch sử hình thành

Ngày nay, liệu pháp hương thơm (aromatherapy) thường được coi là một phương pháp điều trị thời đại mới trong lĩnh vực y học thay thế (CAM). Tuy nhiên, việc sử dụng các chất chiết xuất từ ​​thực vật và tinh dầu đã có từ hàng nghìn năm trước. Chúng được ghi chép sử dụng cho cả mục đích tôn giáo và y học ở La Mã cổ đại, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ; thậm chí, cả trong Kinh thánh và các văn bản cổ khác. Các sản phẩm từ thực vật được bôi tại chỗ, sử dụng trong hương liệu và thậm chí được dùng trong ăn uống với các mục đích điều trị.

2. Tinh dầu và chiết xuất là gì?

2.1. Tinh dầu

Tinh dầu ngày nay được xem là thành phần quý của thực vật. Theo một cách dễ hiểu, tinh dầu (essential oil) là dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm, dễ bay hơi từ thực vật như hoa, rễ, lá cây, vỏ quả vỏ thân v.v…

Để sản xuất tinh dầu, người ta cần những thiết bị chuyên dụng để chưng cất và chiết tách tinh dầu ra khỏi các hợp chất khác có trong cây.

2.2. Chiết xuất

Chiết xuất (extract) cũng có nguồn gốc từ những nguyên liệu thực vật gần giống tinh dầu. Tuy nhiên. người ta sử dụng các chất lỏng để làm dung môi hòa tan như nước, rượu, dung môi hóa học khác để ngâm thực vật trong một thời gian dài.

Phân-biệt-tinh-dầu-và-chiết-xuất-thật-đơn-giản-2

3. Cách sản xuất tinh dầu và chiết xuất khác nhau như thế nào?

3.1. Tinh dầu

Tinh dầu thường được điều chế bằng cách chưng cất hơi nước. Phương pháp này dễ dàng tách chiết các phần hợp chất thơm. Thực vật được nghiền nhỏ và cho vào buồng chứa cùng với nước. Hơi nước được tạo ra và lôi cuốn theo các hợp chất thơm theo ống dẫn ra ngoài. Sau đó, chúng được đưa đến bình ngưng tụ và được làm mát. Bộ ngưng tụ giữ nước lại và tách riêng lớp dầu ra khỏi. Đây là cách phổ biến nhất để thu được tinh dầu.

Ngoài ra, còn có nhiều phương pháp khác để tách lập tinh dầu đạt hiệu suất thu được rất cao và ở quy mô công nghiệp. Ngày nay, người ta không ngừng cải tiến công nghệ để thu được tối đa lượng tinh dầu. Bạn có thể tìm đọc chi tiết hơn trong bài viết “Tinh dầu thiên nhiên là gì” của Kobi.

3.2. Chiết xuất

Như đã đề cập trong định nghĩa về chiết xuất thì cách làm này khiến có hương vị, mùi thơm, và hợp chất hóa học có dược tính tan vào trong chất lỏng. Dung dịch sau khi ngâm, tùy theo mục đích sử dụng, người ta có thể cô đặc lại thành cao dược liệu, sấy khô hoặc dạng bột, ….

Bạn rất dễ dàng gặp những dạng chiết xuất khác nhau trong đời sống mà có thể bạn không để ý đến. Kobi sẽ đưa ra một số ví dụ cho bạn dễ hình dung hơn về chiết xuất.

  • Đầu tiên là rượu thuốc: Thông thường dùng các loại dược liệu bổ dưỡng. Người ta ngâm trong rượu cao độ trong thời gian dài. Bạn đừng lo lắng về độ của rượu. Vì các hợp chất được chiết xuất cùng với thời gian ngâm lâu ngày sẽ khiến cho độ của rượu giảm xuống. Thời gian ngâm tùy vào loại dược liệu, kích thước, bản chất của dược liệu,…
  • Tiếp đến là trà: Cách gọi trà thường gây nhầm lẫn ở một số người. Trà ở đây là một loại chiết xuất thường sử dụng hàng ngày, được tạo ra bằng cách ngâm dược liệu trong nước sôi từ 15 – 20 phút. Cách gọi này bao quát chung cho tất cả loại trà làm từ thảo dược như hoa cúc, gừng, … cho đến lá chè (trà) xanh – Camellia sinensis.
  • Cuối cùng là dạng bột: thay vì sử dụng dược liệu nguyên bản thì người ta tiến hành nghiền nhỏ mịn. Cách làm này khiến cho dược liệu được tiếp xúc với nước sôi được nhiều nhất, thu được hoạt chất nhiều nhất có thể.

→ Vì 2 phương pháp khác nhau nên cần một lượng lớn các bộ phận của thực vật để thu được một lượng nhỏ tinh dầu. Đó là lý do tại sao chúng thường đắt hơn các chiết xuất dạng lỏng thông thường.

4. Cách sử dụng tinh dầu và chiết xuất ra sao?

4.1. Tinh dầu

Tinh dầu có hương thơm đặc trưng của thực vật. Công dụng nổi bật của tinh dầu là tạo hương thơm cho không gian và mang cảm giác thư giãn cho con người. Tiếp sau đó là vô vàn những công dụng khác nhau về sức khỏe và làm đẹp.

Tinh dầu thiên nhiên có rất nhiều công dụng hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và nâng cao sức khỏe con người… Thông thường tinh dầu được pha loãng và bôi ngoài da. Một số loại tinh dầu đã được ghi nhận tác dụng như:

  • Tinh dầu hương thảo làm có khả năng kháng khuẩn, làm ấm, trị cảm cúm, ho, …
  • Tinh dầu Tràm: đặc biệt hiệu quả trong trị ho cho trẻ em nhỏ, với khả năng kháng khuẩn, chống lại virus. Đồng thời có thể đuổi trừ muỗi và côn trùng
  • Tinh dầu họ Chanh, bưởi, cam giúp tạo không gian tươi mới, làm sáng da giảm thâm nám, chống lão hóa da …
  • Dầu cây trà (tea tree oil): giúp chống nhiễm trùng, tăng cường sức mạnh miễn dịch
  • Hoa nhài: chống lo âu trầm cảm. Ở Ấn Độ được sử dụng trong phòng ngủ, để cải thiện tình cảm vợ chồng.
  • Cúc la mã: giúp giảm lo âu căng thẳng, chống oxy hóa và bảo vệ làn da.

4.2. Chiết xuất

Chất chiết xuất từ ​​chất lỏng thường được sử dụng để nấu ăn, nước hoa hoặc như một phần của thuốc. Ví dụ như

  • Chiết xuất vanilla được sử dụng trong làm bánh kẹo, nước uống,
  • Chiết xuất cây sả được sử dụng làm kem dưỡng có tính chất chống côn trùng.
  • Chiết xuất hạt nho được các nhà dược học sử dụng để điều trị các bệnh về tim mạch.

Trong bản thân mỗi loại thực vật, khi ta dùng dung môi chiết xuất khác nhau như nước, cồn ethanol, methanol, … sẽ thu được hóa chất khác nhau và có tính dược lý khác nhau. Vì vậy, tùy theo chất mong muốn chiết xuất mà ta dùng dung môi tương ứng phù hợp.

5. Tóm lại

Có rất nhiều sự khác biệt giữa tinh dầu và chiết xuất mà ta cần làm rõ để sử dụng cho phù hợp với kinh tế, điều kiện tại nhà. Kobi sẽ tóm tắt lại cách phân biệt tinh dầu và chiết xuất như nhau:

  • Tinh dầu thường có mùi thơm nổi bật hơn so với chiết xuất. Khi sản xuất các sản phẩm cần hương thơm tự nhiên như nến thơm thì sử dụng tinh dầu rất lợi thế so với chiết xuất nhờ có nhiều hợp chất thơm hơn.
  • Trong tự nhiên, vẫn có một số cây không có tinh dầu. Nhưng chiết xuất của chúng có thể được sản xuất và sử dụng rộng rãi.
  • Chiết xuất từ ​​thực vật rất dễ làm tại nhà nhưng điều này không giống với các loại tinh dầu. Tinh dầu cần có môi trường, thiết bị và máy móc thích hợp.
  • Các loại tinh dầu thường chỉ dùng ngoài da, không được uống và phải pha loãng với dầu nên do nồng độ cao dễ kích ứng. Trong khi đó, chiết xuất có thể dùng trong thực phẩm ăn uống được như uống trà thảo mộc, vanilla làm bánh, … và dùng ngoài da không lo kích ứng.
  • Một lượng nhỏ tinh dầu điều chế cần rất nhiều nguyên liệu thực vật vì quá trình phức tạp. Nhưng chiết xuất không yêu cầu lượng nguyên liệu thực vật nhiều trong quá trình này. Do đó, Giá thành của tinh dầu thường đắt hơn so với chiết xuất

6. Kết luận

Trên đây là những cách phân biệt tinh dầu và chiết xuất mà Kobi muốn cung cấp đến độc giả. Tùy theo nhu cầu sử dụng, tình trạng sức khỏe của bản thân mà bạn đọc lựa chọn sao cho phù hợp. Trước khi sử dụng bất kì dạng nào, bạn đọc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia.

Tài liệu tham khảo

  1. https://greenherbology.com/2017/11/06/4-major-differences-between-essential-oils-and-extracts/
  2. https://ohlolly.com/blogs/ohlolly-blog/essential-oils-vs-extracts
5/5 - (15 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

giai-phap-tiep-thi-mui-huong-800x1600

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]