30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
linalool

Linalool là gì? 9 lợi ích nổi bật của linalool

Hợp chất thơm trong tự nhiên ngày càng đa dạng và được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng hơn. Trong số đó, linalool nổi bật hơn cả bởi không chỉ vì lợi ích cho sức khỏe mà chúng còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây, Kobi sẽ cung cấp thông tin về hợp chất thiên nhiên này đến quý độc giả.

1. Thông tin chung

1.1 Linalool là gì?

Vào năm 1919, linalool được tổng hợp lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học Leopold Ružička.

  • Tên gọi khác: β-linalool, rượu linalyl, oxit linaloyl, p-linalool, allo-ocimenol…
  • Công thức hóa học: C10H18O;
  • Công thức phân tử: 3,7-Dimethylocta-1,6-dien-3-ol. Là một monoterpenoid được thay thế bằng octa-1,6-diene bởi các nhóm metyl ở vị trí 3 và 7 và một nhóm hydroxyl ở vị trí 3.
  • Khối lượng riêng: 858 kg/m3
  • Khối lượng phân tử: 154,25 g/mol;
  • Nhiệt độ sôi là 198-200oC;
  • Chất lỏng không màu;
  • Mùi và hương vị phức tạp: mùi nhẹ ngọt, hương hoa, xen lẫn chút cay;
  • Dễ bay hơi;
  • Hòa tan trong: ete, rượu, một số loại dầu nhất định, propylene glycol và không tan trong glycerin;
  • Khi đun nóng để phân hủy, chất này sẽ biến thành khói và mùi hương khó chịu.
  • Hoạt chất linalool được ghi nhận có thể thấm qua niêm mạc miệng của người.

1. cấu trúc phân tử linalool

Chúng có 2 đồng phân đối quan: (S) – (+) – linalool (trái) và (R) – (-) – linalool (phải). Theo đó, cả hai dạng này đều được tìm thấy trong tự nhiên. Chúng là thành phần chính của nhiều loại tinh dầu như:

(S) -linalool

  • Cam ngọt (Citrus sinensis);
  • Rau mùi (Coriandrum sativum);
  • Cymbopogon (Cymbopogon martini);
  • …;

(R) -linalool:

  • Oải hương (Lavandula officinalis);
  • Nguyệt quế (Laurus nobilis);
  • Húng quế ngọt (Ocimum basilicum);
  • …;

Theo tài liệu, linalool là thành phần chuyển hóa thứ cấp, không cần thiết cho sự phát triển thực vật. Thế nhưng, chúng lại đóng vai trò quan trọng để thảo dược thích nghi với môi trường. Nguyên nhân là do hoạt chất có kháng khuẩn và ngăn chặn vi khuẩn sinh trưởng trong lá và hoa.

1.2 Quá trình sinh tổng hợp của linalool

Con đường sinh tổng hợp:

  • Bắt đầu từ sự ngưng tụ của 2 chất là dimethylallyl diphosphate (DMAPP) và isopentenyl diphosphate (IPP) để tạo thành geranyl pyrophosphate (GPP).
  • Với sự hỗ trợ của linalool synthase (LIS), nước sẽ tấn công để tạo thành trung tâm bất đối xứng.

2. cấu trúc linalool

2. Công dụng của hoạt chất linalool

2.1 Linalool là chất tạo mùi

Trong thực tế, nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mà linalool trở thành nguyên liệu làm chất tạo mùi trong 60-80% sản phẩm vệ sinh có mùi thơm và làm sạch. Có thể kể đến như xà phòng, dầu gội, kem dưỡng da, chất tẩy rửa…và nhận được sự ưa chuộng và công nhận của đông đảo người tiêu dùng.

2.2 Chống sâu bọ, côn trùng

Trước sự tấn công bất lợi của loài sâu bọ và côn trùng đến con người như gây hại trực tiếp, vật trung gian truyền bệnh, phá hoại mùa màng…Thuốc trừ côn trùng, sâu bọ có thể được sử dụng như một phương pháp kiểm soát tình trạng trên. Điều thú vị là trong số sản phẩm chống côn trùng, linalool là thành phần dường như không thể thiếu. Theo đó,

  • Hoạt chất này tạo ra một hiệu ứng hiệp đồng với pheromone của loài bướm đêm được gọi là codlemone, làm tăng sự thu hút của con đực. Do đó, chúng được sử dụng như một phương pháp kiểm soát dịch hại cho các loài bướm đêm.
  • Ngoài ra, chúng còn góp mặt trong một số sản phẩm chống muỗi. Tuy nhiên, EPA Hoa Kỳ lưu ý rằng dữ liệu về hiệu quả trong hồ sơ của Cơ quan có thể không ủng hộ các tuyên bố về “Linalool là thành phần hoạt động duy nhất để xua đuổi muỗi”. Mà có thể lợi ích này đến từ tác dụng hiệp đồng của nhiều hoạt chất khác có trong sản phẩm, cần được nghiên cứu chi tiết hơn.

Ứng dụng thực tế của lợi ích này trong

  • Sản phẩm sử dụng trực tiếp trên động vật như chó, mèo…trong dầu gội đầu, thuốc ngâm, thuốc xịt trị ve rận.
  • Trong phương pháp chống lại sự tấn công của muỗi, bọ chét, bọ ve…ở các vị trí trong nhà, dưới dạng thuốc xịt, bột, thuốc phun sương, máy khuếch tán điện tử…

5. linalool là một trong thành phần diệt muỗi

2.3 Chống oxy hóa

Linalool đã cho thấy đặc tính chống oxy hóa trong một số nghiên cứu thí nghiệm trên động vật. Chẳng hạn như:

  • (ACR) là một monomer hòa tan trong nước có ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau. Đồng thời, chất này cũng có thể hình thành trong thực phẩm trong những quá trình nhiệt.
  • Monomer này được ghi nhận là một chất độc thần kinh mạnh và có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và ngoại vi ở người và động vật. Bên cạnh đó, stress oxy hóa đã được đề cập đến như một con đường quan trọng gây ra ngộ độc thần kinh ACR.
  • May mắn thay, linalool bước đầu được nhận xét là có khả năng làm tăng hàm lượng GSH. Đồng thời làm giảm quá trình peroxy hóa lipid do ACR gây ra trong mô não chuột.

2.4 Tác động hệ thần kinh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng trăm triệu người trên thế giới hằng năm đã gặp phải các vấn đề về tâm thần, thần kinh…May mắn thay, những nhà nghiên cứu tập trung phân tích và phát hiện các dẫn xuất từ thực vật, đặc biệt là linalool, đem lại lợi ích điều trị tiềm năng đối với giấc ngủ cũng như bệnh về hệ thần kinh trung ương.

  • Theo Viện Nghiên cứu Tisserand, linalool có tác dụng chống lo âu, làm dịu, giảm đau và dopaminergic.
  • Ngoài ra, tinh dầu có chứa hoạt chất này ngày càng được dùng phổ biến trong liệu pháp hương thơm. Hương thơm của các loại cây có chứa linalool đã được chứng minh là làm giảm lo lắng và thúc đẩy sự thư giãn.
  • Ở những người cao tuổi, liệu pháp hương thơm bằng cách sử dụng tinh dầu có chứa linalool và các hợp chất khác làm giảm rối loạn giấc ngủ và kéo dài tổng thời gian ngủ.
  • Một nghiên cứu trên tạp chí Pharmacological Research cho biết linalool “có tác dụng an thần tại hệ thần kinh trung ương (CNS), bao gồm các đặc tính gây ngủ, chống co giật và hạ nhiệt.”

Như vậy, khi được quản lý bởi một chuyên gia y tế hoặc người chăm sóc có kinh nghiệm, tác dụng an thần của linalool đủ đáng kể để đóng vai trò như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

2.5 Kháng khuẩn

Linalool đã thể hiện hoạt tính kháng khuẩn ấn tượng:

  • Một nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu cỏ xạ hương (có thành phần là linalool) làm giảm số lượng chủng vi khuẩn Shigella trên rau diếp. Ví dụ như Shigella sonnei và S. flexneri…
  • Ngoài ra đã có báo cáo về tiềm năng tương tác của tecpen linalool, limonene và cannabinoid cannabigerol (CBG) giúp điều trị MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin). Đây là một trong dạng nhiễm tụ cầu kháng điều trị nhất. Sự tương tác này còn được ứng dụng trong điều trị mụn trứng cá và tình trạng da khác. Chẳng hạn như tổn thương da do bệnh chàm, bệnh vẩy nến…
  • Tương tự, những sản phẩm tinh dầu chứa thành phần này cũng có đặc tính chống vi khuẩn. Có thể kể đến như tinh dầu S. aromaum và T. Vulgaris…có khả năng kháng khuẩn aeruginosa, A. brasiliensis, S. aureus, E. coli, C. albicans…

3. chiết xuất linalool

2.6 Chống viêm

Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy linalool có đặc tính chống viêm. Đồng thời, chúng đem lại khả năng hữu ích để làm giảm phản ứng hoạt động quá mức đối với chấn thương hoặc bệnh tật.

  • Những nhà nghiên cứu còn điều trị chứng phù nề ở chuột bằng tinh dầu có chứa thành phần linalool. Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp chặn các tín hiệu đau đến não.
  • Bằng chứng giảm đau của thành phần đã được phát hiện để giúp kiểm soát cơn đau trong một số tình huống nhất định. Thậm chí, chúng có ảnh hưởng tích cực với chứng viêm mạn tính. Đây là một trong nguyên nhân chính gây ra các bệnh nghiêm trọng bao gồm ung thư, đa xơ cứng…

2.7 Tiềm năng trong quá trình điều trị ung thư

Trong báo cáo về “Hoạt động chống ung thư của linalool đã được khảo sát trên những con chuột mang ung thư vú MCF-7”. Kết quả chỉ ra rằng, chúng có tiềm năng ức chế sự phát triển của ung thư vú trong mô hình xenograft. Bằng chứng cụ thể như:

  • Làm giảm số lượng tế bào B và tăng số lượng tế bào NK trong máu ngoại vi của chuột.
  • Các chỉ số miễn dịch của PCNA và Ki-67 ở nhóm điều trị bằng linalool thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
  • Thử nghiệm TUNEL cho thấy hợp chất gây ra quá trình apoptosis đáng kể so với nhóm đối chứng.

Như vậy, những phát hiện của nghiên cứu này bước đầu đã cung cấp tín hiệu khả quan và cái nhìn sâu sắc về hoạt động chống tăng sinh của linalool đối với bệnh ung thư vú ở người.

2.8 Chống co giật

Bệnh động kinh là một nhóm các rối loạn được đặc trưng bởi các cơn co giật. Hiện nay, đang có khoảng 1-2% dân số thế giới phải vật lộn với chúng. Những lý luận về khả năng chống co giật của linalool gồm:

  • Ngăn chặn các thụ thể liên kết với glutamate, chất dẫn truyền thần kinh kích thích chính của hệ thống miễn dịch, được giải phóng bởi các tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm. Đây có thể là lý do tại sao linalool tỏ ra hiệu quả trong việc đối phó với một số trường hợp động kinh.
  • Chúng có thể giúp giảm co giật và co giật bằng cách giảm hoạt động của các chất hóa học trong não liên quan đến sự co cơ.

2.9 Linalool và hệ miễn dịch

Theo tài liệu, sự căng thẳng sẽ tạo ra thay đổi trong các tế bào của hệ thống miễn dịch. Khi đối mặt với thời gian căng thẳng kéo dài, sẽ làm cho cơ thể dễ mắc bệnh hơn. May mắn thay, hoạt chất này giúp hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại sự căng thẳng tốt hơn.

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy những thay đổi này giảm sau khi tiếp xúc với linalool. Vì terpene này dường như kích hoạt phản ứng phó giao cảm của sinh vật. Từ đó sẽ giúp ngăn ngừa các tác động sinh lý của căng thẳng và lo lắng.

3. Sản phẩm tinh dầu chứa linalool nổi bật và cách sử dụng

Trên thị trường hiện nay, dễ dàng bắt gặp linalool được sử dụng trong nhiều khía cạnh sản xuất. Có thể kể đến như xà phòng, nước hoa, phụ gia thực phẩm làm hương liệu, sản phẩm gia dụng và thuốc diệt côn trùng…Đặc biệt là những loại tinh dầu thiên nhiên thuộc nhóm:

Lợi ích nổi bật của linalool trong sản phẩm tinh dầu như:

  • Là một trong những hợp chất quan trọng trong liệu pháp hương thơm và chịu trách nhiệm về hiệu quả làm dịu mà nhiều người nhận được khi ngửi. Ngoài ra, chúng còn được ưa thích bởi mang lại hương thơm nồng nàn.
  • Kháng viêm, kháng khuẩn;
  • Giảm đau;
  • Cân bằng cảm xúc;
  • Hỗ trợ giấc ngủ;
  • Chống oxy hóa;
  • “Khắc tinh” của côn trùng;
  • …;

Theo khuyến cáo, chất này có thể được hấp thụ vào cơ thể thông qua những con đường khác nhau tùy theo sản phẩm.

  • Đường hô hấp: Xông hơi, khuếch tán…
  • Ngoài da: dầu massage, nhỏ vài giọt lên bề mặt da, bề mặt đồ vật muốn lưu giữ hương thơm;
  • Riêng báo cáo về việc uống trực tiếp sản phẩm chứa linalool vẫn còn hạn chế.

4. chiết xuất từ oải hương chứa thành phần là linalool

4. Điều cần lưu ý khi sử dụng linalool

4.1 Một số lưu ý

Điều đáng mừng là Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã liệt kê linalool trong Bộ luật Quy định Liên bang theo các chất thường được công nhận là chất bổ trợ và hương liệu tổng hợp, an toàn. Thế nhưng, bất kỳ sản phẩm nào cũng có những lợi ích, nhưng sẽ có những rủi ro nếu sử dụng không đúng cách. Những khía cạnh tiêu cực tiềm ẩn của linalool được ghi nhận như:

  • Khoảng 7% người đang thử nghiệm miếng dán ở châu Âu được phát hiện bị dị ứng với dạng oxy hóa của linalool. Với con số này, chúng tôi luôn khuyến khích người tiêu dùng kiểm tra kích ứng trước khi sử dụng sản phẩm chứa chất này.
  • Để hạn chế tác dụng không mong muốn, lưu ý rằng:
    • Tránh để chiết xuất tiếp xúc trực tiếp ở mắt, mũi trong, những nơi nhạy cảm…
    • Đối tượng có tiền sự dị ứng từ trước đây không nên sử dụng sản phẩm chứa linalool;
    • Tùy theo khuyến cáo của chuyên gia y tế và nhà sản xuất trên từng sản phẩm mà những trường hợp có cơ địa đặc biệt như thai phụ, trẻ em, phụ nữ cho con bú…nên thận trọng;
    • Ưu tiên chọn lựa nhà cung cấp uy tín để sở hữu thành phẩm chất lượng;

4.2 Bảo quản

  • Chế phẩm chứa linalool nên được đóng gói trong lọ kín tương tự như các loại tinh dầu.
  • Ưu tiên chai sẫm màu để hạn chế tác động bên ngoài, làm thay đổi sản phẩm.
  • Tránh xa sự tấn công của bụi bẩn, sâu bọ và tầm tay trẻ em…

5. Tổng kết

Có thể nói rằng, linalool là một trong những thành phần tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, sản mùi hương…Ngày nay, khi nghiên cứu khoa học ngày càng tiến bộ, người ta càng nhận thấy rõ ràng tiềm năng to lớn từ các đặc tính chữa bệnh của hợp chất này. Ghé thăm Kobi để khám phá thêm nhiều hoạt chất thiên nhiên thú vị khác nhé.

>>> Mua ngay: Tinh dầu Sả Chanh, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế 100% nguyên chất, nhập khẩu Ấn Độ hoặc tham khảo danh sách 500 sản phẩm Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền, dầu massage, tinh dầu thơm của Kobi tại đây.

Tài liệu tham khảo

  1. Linalool https://en.wikipedia.org/wiki/Linalool
  2. Linalool https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Linalool
  3. What to know about terpenes https://www.medicalnewstoday.com/articles/what-are-terpenes#terpenes-vs-cannabinoids
  4. Linalool Inhibits MCF-7 Tumor Growth in a Xenograft Model by Apoptosis Induction and Immune Modulation https://doi.org/10.1177/1934578X211015125
  5. The Health Benefits of Linalool https://www.balanceofnature.com/blog/linalool-phytonutrient
  6. Terpene Linalool, What You Need to Know https://www.trulieve.com/discover/blog/terpene-linalool-what-you-need-to-know
  7. What is linalool? https://www.dinafem.org/en/blog/what-is-linalool/
  8. 6 Amazing Linalool Benefits You Need to Know About https://abstraxtech.com/blogs/learn/linalool-benefits
5/5 - (1 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

giai-phap-tiep-thi-mui-huong-800x1600

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]