30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Cây Dủ Dẻ: Tìm Hiểu Về Thực Vật Tuổi Thơ

Từ xa xưa, cây dủ dẻ (Anomianthus dulcis) không chỉ là món ăn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người ở một số khu vực nước ta, mà đây còn là vị thuốc tự nhiên đa năng với đa dạng công dụng tuyệt vời được dân gian ứng dụng phổ biến. Bây giờ, hãy cùng Kobi khám phá chi tiết hơn về cây dủ dẻ này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về cây dủ dẻ

1.1 Thông tin chung

  • Tên khoa học: Anomianthus dulcis (Dun.) Sincl.
  • Tên đồng nghĩa: Uvaria dulcis Dunal
  • Tên gọi khác: dũ dẻ, dủ dẻ trâu, nhị tuyến, dây trái lông, Tob Hoo, Teen Tung Noey, Nom Maew (Thái Lan)…
  • Họ thực vật: chi Anomianthus, họ Annonaceae

Loài này được đặt tên bởi nhà thực vật học người Pháp Michel Félix Dunal (1789-1856), vào năm 1817. Sau đó, thực vật này được biết đến rộng rãi hơn với cái tên Anomianthus dulcis từ năm 1958.

Theo đó, Annonaceae là họ thực vật lớn với khoảng 120 chi và 2000 loài, phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Điều thú vị, A. dulcis là loài thực vật đơn loài, nghĩa là duy nhất trong chi Anomianthus.

Ngoài ra, hiện nay các nghiên cứu về thực vật này chủ yếu tập trung vào các bộ phận lá, hoa, thân cây.

1.2 Mô tả cây dủ dẻ

Trong tự nhiên, thân cây có thể đạt kích thước chiều cao lên tới 30 m và cao 20 m. Thân cây bò trên mặt đất và leo lên thảm thực vật xung quanh, nhờ dây leo chắc khỏe, to, có thể leo tới 4-8 m.

Lá hình bầu dục, lá đơn, phiến là có kích thước trung bình dài 10-15 cm, rộng 5-7 cm. Lá có hình elip rộng hoặc hình trứng ngược ngắn với phần gốc hình tim ngắn và đỉnh nhọn. Phiến là gồm 15-18 gân lá gần song song, thường phân nhánh ở gốc và ở giữa. Bao phủ lông tơ ở các chồi non, gân giữa có lông tơ với các sợi lông dựng đứng dài khoảng 1mm;

Cây tạo ra những cụm hoa ở đầu ngọn, thường có màu hồng hoặc vàng nhạt. Đặc biệt gây ấn tượng với mùi thơm nồng và ngọt ngào đặc trưng. Có mô tả mùi hương này tựa như mùi hoa ngọc lan tây, có thể chiết xuất làm tinh dầu. Hoa mọc thành chùm 2-4 bông 1 cụm, hoặc mọc đơn độc. Mỗi bông hoa dủ dẻ có đường kính 3-4 cm và có 6 cánh hoa. Cánh hoa hẹp, bên trong có một cặp tuyến rìa (mật hoa), lá noãn có một hoặc hai noãn.

Bộ phận quả ăn được, hình bầu dục hoặc trụ dài 1-1,5 cm, xếp thành chùm, với số lượng từ 3-8 quả/chùm, khi non có màu xám nhạt. Vỏ ngoài có màu vàng khi chín, thịt quả ngọt. Bên trong chứa 1-2 hạt, bóng, có rốn lõm, dài 10-15mm.

1.3 Đặc điểm sinh trưởng của cây dủ dẻ

Dủ dẻ là một loại cây bụi leo lớn, thân gỗ, thuộc họ Annonaceae. Thực vật này có thể được tìm thấy trong các khu rừng và đồng cỏ nhiều cây gỗ ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, chúng còn phân bố rời rạc ở khu vực miền đông Indonesia, Jawa, Lào, Campuchia và vài nơi khác ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, thực vật này thường phân bố ở vùng đồng bằng gần biển đến vùng núi. Ví dụ như Lâm Đồng, Đồng Nai, Quảng Trị, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Lắc…

Thông thường, cây dủ dẻ nở hoa vào khoảng thời điểm tháng 2-5.

Hoa dủ dẻ gây ấn tượng bởi mùi hương dịu dàng đặc trưng, tựa như Ngọc Lan Tây.
Hoa dủ dẻ gây ấn tượng bởi mùi hương dịu dàng đặc trưng, tựa như Ngọc Lan Tây.

2. Cây dủ dẻ có thành phần hóa học gì?

Các hợp chất phân lập được xác định bằng cách phân tích dữ liệu vật lý và quang phổ. Theo đó, nghiên cứu hóa học thực vật của hoa Anomianthus dulcis đã dẫn đến việc phân lập một số hợp chất nổi bật như:

  • Flavonoid, chalcone, sesquiterpenoid, indole alkaloid, triterpenoid, và hỗn hợp của hai hợp chất phenolic.
  • Hoa: Pinocembrin, pinostrobin, dihydro wogonin, 3-farnesyl indole, và chrysin.
  • Lá: Pinocembrin, chrysin, asimilobine, pronuciferine…
  • Bên cạnh đó, cây còn có một số thành phần khác như 5,6,7-trihydroxyflavanone-7-glycoside, sumadain A, sumadain B, b-Sitosterol-3-O-glycoside, axit hydroxybenzoic và axit caffeic…
  • Cherrevenone và 2′,3′-dihydroxy-4′,6′-dimethoxychalcone…

3. Công dụng từ cây dủ dẻ

Cho đến nay, dù là loài cây quen thuộc ở một số khu vực thế giới, thế nhưng nghiên cứu chi tiết khoa học về lợi ích của loài thực vật này vẫn còn hạn chế. Dưới đây là những tác dụng nổi bật từ cây Anomianthus dulcis:

3.1 Chống oxy hóa và tiềm năng trong hỗ trợ điều trị ung thư

Sau khi được thử nghiệm trên nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau, kết quả thu được đáng chú ý:

  • Sumadain A thể hiện độc tính tế bào vừa phải đối với các dòng tế bào Hela, HT-29, HCT-116. Ngoài ra, nó thể hiện hoạt tính chống tăng sinh yếu đối với dòng tế bào A549
  • Mặt khác, hợp chất sumadain B thể hiện độc tính tế bào mạnh đối với tế bào ung thư Hela, HT-29, A549.
  • Báo cáo khác phát hiện, Cherrevenone và 2′,3′-dihydroxy-4′,6′-dimethoxychalcone thể hiện hoạt tính gây độc tế bào. Đặc biệt, đối với một số dòng tế bào ung thư có giá trị IC50 trong khoảng 3,3–11,8 μM, như MOLT-3.

Đây thực sự là tiền để tích cực trong việc nghiên cứu các hoạt chất chống lại dòng tế bào ung thư, gây bệnh. Thế nhưng, vẫn còn cần phải có thêm thời gian nghiên cứu chi tiết để đưa ra được cơ chế xác định chính xác cũng như ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày.

3.2 Kháng khuẩn

Các nghiên cứu trước đây về cây Anomianthus dulcis đã tiết lộ thành phần hóa học đa dạng như:

  • Cyclohexanes polyoxygenated, flavonoids,
  • Phenyl propanoid amides,
  • Alkaloids,
  • Acetogenins,

Một số hoạt chất kể trên được đánh giá là có hoạt tính kháng khuẩn, chống co thắt và gây độc tế bào.

3.3 Hỗ trợ tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là triệu chứng của rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Triệu chứng thường biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy và táo bón. Việc chẩn đoán và điều trị IBS hầu hết được thực hiện bằng các loại thuốc tổng hợp trong đó có thuốc chống co thắt, có nhiều tác dụng phụ và rất đắt tiền.

Tuyệt vời thay, nghiên cứu khám phá hoạt động chống co thắt của chiết xuất etanolic từ Anomianthus dulcis, bước đầu thu nhận vài hiệu quả tích cực đối với chuột thí nghiệm. Đây là tín hiệu tốt đẹp để phát triển tiềm năng của thảo dược này trong tương lai trên con người.

Báo cáo khoa học bước đầu ghi nhận khả năng hỗ trợ tiêu hóa, chống co thắt của cây dủ dẻ.
Báo cáo khoa học bước đầu ghi nhận khả năng hỗ trợ tiêu hóa, chống co thắt của dủ dẻ.

3.4 Tinh dầu dủ dẻ

Như đã mô tả, hoa dủ dẻ có mùi hương thanh mát, ngọt dịu dễ chịu. Điều này thích hợp để lựa chọn và chiết xuất tinh dầu từ bộ phận này với đa dạng lợi ích tương tự như tinh dầu hoa khác. Có thể kể đến như:

  • Thư giãn hiệu quả
  • Hỗ trợ giấc ngủ
  • Sảng khoái tinh thần
  • Cải thiện căng thẳng

3.5 Cây dủ dẻ trong y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, hoa dủ dẻ có tính ấm, hỗ trợ tốt trong các vấn đề đau nhức, giúp làm mạnh tỳ vị, bồi bổ sức khỏe…

Bên cạnh đó, lá từ thảo dược này còn được dân gian đánh giá cao trong việc cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Thậm chí, có kinh nghiêm còn cho rằng, phụ nữ sau sinh, trong thời gian ở cữ có thể uống trà dủ dẻ sẽ mang nhiều lợi ích tốt. Chẳng hạn như:

  • Ổn định tiêu hóa của mẹ và bé,
  • Lợi sữa,
  • Kích thích ăn ngon miệng,
  • Bổ máu, an thần,
  • Giảm đau nhức lưng,…
Trái dủ dẻ là món ăn tuổi thơ của nhiều người dân ở một số địa phương.
Trái dủ dẻ là món ăn tuổi thơ của nhiều người dân ở một số địa phương.

4. Cách sử dụng và một số bài thuốc về cây dủ dẻ

4.1 Cách sử dụng thông thường từ cây dủ dẻ

Anomianthus dulcis là thực vật mang đến nhiều dưỡng chất hữu ích cho sức khỏe. Vì vậy, vị thuốc này thường được dùng bằng cách sắc uống cùng vài dược liệu khác hỗ trợ điều trị bệnh.

Hoặc đơn giản hơn là làm trà uống nước:

  • Cắt nhánh cây dủ dẻ thành từng khúc nhỏ, rồi rửa sạch với nước, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn bám vào.
  • Sau đó, đem đi phơi cho khô để bảo quản, chú ý nếu dược liệu ẩm ướt sẽ rất dễ bị hư hỏng, nấm mốc ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng.
  • Lấy một ít thảo dược khô, đem rửa qua với nước cho sạch bụi rồi cho vào ấm nước đun sôi hãm khoảng 15 – 20 phút là có thể dùng được.  
  • Trà thảo dược này khuyến khích nên uống trong ngày và không để lâu để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trong dân gian, cây dủ dẻ còn được sử dụng để giải nhiệt, giảm sốt.

Ngoài ra, một số nơi còn dùng rễ của thực vật này để lợi sữa cho phụ nữ.

4.2 Một số bài thuốc dân gian tham khảo từ cây dủ dẻ

Dủ dẻ là thực vật không xa lạ với người dân ở một số khu vực nước ta, được sử dụng làm vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian tham khảo từ Anomianthus dulcis:

Hỗ trợ cho phụ nữ mới sinh con

  • Cây cơm nguội 20g;
  • Cây dủ dẻ 30g
  • Ngũ gia bì (cây chân chim) 30g
  • Lá gai 20g
  • Cây mua 30g

Đem các loại dược liệu kể trên đi cắt nhỏ, sắc cùng khoảng 2 lít nước, đến khi còn 1 lít nước thì uống được. Có thể uống liên tục trong 15-30 ngày, hoặc theo chỉ định của người có chuyên môn y tế.

Cây dủ dẻ trong trị mẩn ngứa, mụn nhọt:

Đem sắc lên và uống các dược liệu dưới đây đến khi hết bệnh hoặc theo chỉ định của thầy thuốc

  • Rễ dủ dẻ 30g;
  • Cây kim ngân 30g

Chữa đau nhức xương khớp:

  • Rễ dủ dẻ, rễ gắm, rễ bướm bụng: mỗi vị 80g
  • Rễ rung rúc 80g
  • Vỏ thân ngũ gia bì (hay cây chân chim) 80g
  • Rễ sâm nam, rễ bạch đồng nữ, rễ bướu bạc, tầm gửi: mỗi vị 40g;
  • Rễ tầm xuân, rễ ô dược, rễ cỏ xước, cây dâu, mỗi vị 40g;
  • Cây roi ngựa 20g,
  • Rễ chỉ thiên 20g.

5. Lưu ý gì khi sử dụng cây dủ dẻ

Chú ý rằng, Kobi luôn khuyến khích người tiêu dùng tham khảo sự tư vấn từ thầy thuốc khi có ý định sử dụng Anomianthus dulcis với mục đích điều trị bệnh.

Do nghiên cứu, báo cáo khoa học vẫn còn chưa đầy đủ nên các trường hợp được liệt kê dưới đây cần phải thận trọng như:

  • Phụ nữ có thai;
  • Phụ nữ đang cho con bú;
  • Mắc bệnh lý ngoại khoa;
  • Sau khi sử dụng Anomianthus dulcis để trị liệu, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy trao đổi cùng người có chuyên môn y tế để được theo dõi sát tình trạng sức khỏe chặt chẽ.
  • Song song đó, nếu từng có tiền sử dị ứng với hoạt chất trong cây dủ dẻ thì đây cũng không phải là dược liệu an toàn cho bạn.

6. Tổng kết

Anomianthus dulcis không chỉ cho quả ngon, hoa thơm mà đây còn là vị thuốc với công dụng dược lý đáng chú ý, mang lại lợi ích to lớn cho con người. Mong trong tương lai không xa, cây dủ dẻ sẽ được ứng dụng phổ biến hơn nữa. Cuối cùng, nếu bạn quan tâm về thế giới thiên nhiên, thì đừng ngần ngại chia sẻ cùng Kobi, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý độc giả.

Tài liệu tham khảo

  1. Chemical constituents from the flowers of Anomianthus dulcis (Dunal) J. Sinclair https://www.researchgate.net/publication/359772536_Chemical_constituents_from_the_flowers_of_Anomianthus_dulcis_Dunal_J_Sinclair
  2. Dulcisenes C-E, polyoxygenated cyclohexenes, from Uvaria dulcis dunal and their cytotoxic activity https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S003194222200214X
  3. Chemical constituents of branches of  Anomianthus dulcis http://www.thapra.lib.su.ac.th/objects/thesis/fulltext/snamcn/Warangkana_Pornputtapitak/Fulltext.pdf
  4. Uvaria dulcis https://en.wikipedia.org/wiki/Uvaria_dulcis
  5. Phenolic compounds from Anomianthus dulcis https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0031942298006463
  6. In vitro analysis of antispasmodic activity of ethanolic stem extracts of Uvaria rufa Blume and Anomianthus dulcis (Dunal) J. Sinclair on excised rat’s ileum https://link.springer.com/article/10.1007/s00580-017-2588-y
  7. Dũ dẻ trâu https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C5%A9_d%E1%BA%BB_tr%C3%A2u
5/5 - (3 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

giai-phap-tiep-thi-mui-huong-800x1600

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]