Chiết xuất từ hoa hồng-“loài hoa của tình yêu” luôn nhận được sự ưa thích từ mọi người. Không chỉ bởi hương thơm đặc trưng mà còn vì đa dạng lợi ích tiềm năng mà chúng mang lại cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây, Kobi xin giới thiệu đến độc giả cách làm tinh dầu hoa hồng đơn giản cũng như những thông tin khác xung quanh tinh chất thực vật độc đáo này.
Tinh dầu hoa hồng (Rose Essential Oil) được chiết xuất từ những cánh hoa của thực vật cùng tên. Thông qua phương pháp chưng cất hơi nước thu được dung dịch hoa hồng có đặc tính như:
Trên thực tế, có 2 loại hoa hồng được đánh giá cao trong ngành mỹ phẩm là:
Dù tinh dầu từ 2 loại này đều mang lại những lợi ích rõ rệt cho sức khỏe nhưng hoa hồng Rosa damascena là giống được ưa chuộng hơn cả vì có mùi thơm nhất. Hơn thế, do cần khoảng 10.000 cánh hoa hồng để tạo ra 01 pound dầu nên chúng được xem là một trong những loại tinh dầu giá trị.
Ngoài ra cần phân biệt:
Dù khác biệt đôi chút về hoạt chất của tinh dầu theo điều kiện khí hậu, địa lý, giống loài…nhưng tinh dầu hoa hồng chủ yếu được tạo thành từ các thành phần như: citronellol, citral, carvone, citronellyl acetate, eugenol, ethanol, farnesol, stearoptene, methyl eugenol, nerol, nonanol, nonanal, phenylacetaldehyde, phenylmethyl acetate, phenyl geraniol…
Một số thành phần nổi bật:
Chuẩn bị nguyên liệu:
(Số lượng nguyên liệu có thể linh hoạt tùy theo khả năng chuẩn bị. Với tỷ lệ như trên, thành phẩm tinh dầu thu được là khoảng 120ml.)
Sơ chế:
Bước 1: Cho ½ số cánh hoa vào túi nhựa kín. Sau khi đặt túi hoa xuống mặt phẳng thì dùng chày gỗ hay vật nặng đập nhẹ vào túi để làm dập cánh hoa. Thao tác này sẽ giúp kích thích cánh hoa tiết dầu nhiều hơn.
Bước 2: Cho các cánh hoa trên vào 120ml dầu không mùi đã chuẩn bị sẵn trong lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp.
Bước 3 cách làm tinh dầu hoa hồng: Lắc mạnh và đều lọ thủy tinh để giúp hoàn trộn cũng như thúc đẩy cánh hoa giải phóng dầu. Thực hiện trong vòng vài phút hoặc cho đến khi cánh hoa được thấm ướt dầu hoàn toàn.
Bước 4: Đặt lọ nơi thoáng mát trong vòng 01 ngày nhằm thu được lượng tinh dầu tối đa.
Bước 5: Sau 1 ngày, lọc lấy dầu và loại bỏ cánh hoa.
Bước 6: Đem 10 cánh hoa còn lại, cho vào túi kín rồi đập giập nhẹ nhàng.
Bước 7: Cho 10 cánh hoa vừa đập giập vào lọ dầu thu được ở bước 5. Tiếp theo để trong phòng tối, thoáng mát thêm 01 ngày.
Bước 8: Cuối cùng, một lần nữa, lọc lấy dầu và cho vào lọ thủy tinh tối tương tự như bước 5. Bạn đã thu được thành phẩm tinh dầu hoa hồng tự nhiên.
Lựa chọn hoa hồng nên đảm bảo hoa sạch, không chứa lượng thuốc trừ sâu vượt quá nồng độ cho phép. Nên ngửi để chọn hoa có hương thơm dịu nhẹ, không mùi thuốc trừ sâu hay phân bón.
Bước làm khô cánh hoa có thể rút ngắn thời gian bằng cách đặt chúng vào khăn giấy thấm nước. Thông thường bước này sẽ tốn mất khoảng 1 giờ đồng hồ của bạn.
Đảm bảo dầu nền hay dầu vận chuyển mà bạn chọn không có mùi nồng nặc. Nếu không hương thơm nhẹ nhàng của tinh dầu hoa hồng thành phẩm sẽ bị lấn át. Một số dầu vận chuyển gợi ý như:
Khi lọc dầu, nếu có mảnh nhỏ của cánh hoa lọt qua, chỉ cần nhẹ nhàng vớt ra bằng dụng cụ bất kỳ;
Ở bước thu thành phẩm cuối cùng, nên chọn lọ thủy tinh tối màu để chứa tinh dầu. Điều này sẽ hạn chế tác động của ánh sáng mặt trời cũng như giúp sản phẩm bảo toàn được đặc tính trị liệu vốn có.
Bảo quản:
Dựa vào nhu cầu khác nhau mà bạn có thể linh hoạt sử dụng tinh dầu hoa hồng:
Gợi ý một số sự kết hợp với tinh dầu hoa hồng gồm tinh dầu cam bergamot, hoa cúc, cây xô thơm, phong lữ, hoa oải hương, hoắc hương, ylang ylang, gỗ đàn hương…
Tinh dầu hoa hồng có khả năng thư giãn đối với nhiều người. Chẳng hạn như:
Vào năm 2015, báo cáo ghi nhận mức độ đau của bệnh nhân giảm đáng kể khi hít tinh dầu hoa hồng. Các nhà nghiên cứu nhận định, tinh dầu này có thể đã kích thích não tiết ra hormone endorphin, hormone giảm đau.
Một nghiên cứu được thực hiện ở 2 nhóm bệnh nhân:
Kết quả thu được nhóm thứ 2 ít bị chuột rút và khó chịu hơn. Đồng thời hỗn hợp này còn giúp giảm đau liên quan đến kinh nguyệt và hội chứng sau mãn kinh.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu chưng cất từ hoa hồng có thể có hiệu quả chống lại những tác nhân gây hại như:
Chiết xuất hoa hồng có chứa những hợp chất phenolic hoạt động như chất chống oxy hóa. Các hợp chất này giảm thiểu các gốc tự do có hại và có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống trầm cảm.
Tinh dầu hoa hồng được nhận xét thân thiện với làn da bởi những nguyên nhân như:
Nếu có trẻ nhỏ, thai phụ, phụ nữ đang cho con bú hoặc vật nuôi trong nhà, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu. Vì một số loại dầu độc hại đối với đối tượng này và nghiên cứu trên những trường hợp nhạy cảm này còn hạn chế.
Đối tượng có tiền sử dị ứng với chiết xuất nào từ hoa hồng không nên sử dụng tinh dầu.
Tương tự như các loại tinh dầu thực vật khác, để thưởng thức thông qua đường hô hấp, hãy nhỏ vài giọt vào máy khuếch tán hoặc ngửi nắp hộp thay vì đưa mũi vào gần lọ chứa sản phẩm. Bởi với nồng độ cao, tinh dầu có thể khiến bạn đau đầu và choáng váng.
Nên pha loãng dung dịch tinh dầu nguyên chất này cho dù với mục đích hít hay dùng trên da. Theo đó, các loại dầu nên kết hợp tốt là dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân ngọt, dầu argan, dầu hạt mơ, dầu nho…
Tinh dầu hoa hồng không nên uống trực tiếp bởi điều này có thể đem lại rủi ro sức khỏe.
Nên thử nghiệm miếng dán trên da để kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng dầu lần đầu tiên. Để kiểm tra tinh dầu, chỉ cần thoa một lượng nhỏ dầu hoa hồng đã pha loãng (trộn với dầu vận chuyển) lên vùng da bên trong khuỷu tay. Nếu không có bất kỳ ngứa, sưng hoặc đỏ…trong vòng vài giờ, thì hỗn hợp này có thể được xem là an toàn.
Nếu không may dính tinh dầu hoa hồng vào mắt và vùng nhạy cảm khác, cần lập tức rửa sạch bằng nước mát và theo dõi kỹ sức khỏe.
Trong quá trình thưởng thức tinh dầu hoa hồng bằng bất kỳ phương thức nào, nếu có các dấu hiệu dị ứng như phát ban, mụn, choáng, nôn ói, nổi mề đay,…hãy ngừng tiếp xúc ngay.
Quả thực, không ai có thể phủ nhận tinh dầu hoa hồng đã được sử dụng để điều trị các tình trạng sức khỏe và được sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp tự nhiên trong hàng nghìn năm. May mắn thay, cách làm tinh dầu hoa hồng hiện nay khá đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà. Mời bạn ghé thăm Kobi nếu bạn cần nhà sản xuất và phân phối tinh dầu thiên nhiên đáng tin cậy nhé.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…