Blog

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà

Ngày nay, tinh dầu bạc hà là lựa chọn liệu pháp hương thơm được ưa chuộng. Không chỉ chứa đựng đa dạng lợi ích cho sức khỏe mà chúng còn mang đến mùi hương tươi mát, dễ chịu đặc trưng. May mắn rằng, bạn hoàn toàn có thể tự chiết xuất tinh dầu này tại nhà. Vậy cách làm tinh dầu bạc hà thực hiện như thế nào cùng Kobi khám phá nhé.

1. Đôi nét về tinh dầu bạc hà

Bạc hà-peppermint (Mentha piperita) là loài thực vật phổ biến, lai giữa 2 loại bạc hà watermint và spearmint. Theo tài liệu ghi chép, chúng có nguồn gốc từ châu Âu và được đề cập đến từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại. Hiện nay, chế phẩm từ thực vật này rất phong phú, trong đó tinh dầu bạc hà là sản phẩm nổi bật được yêu thích.

 

Tinh dầu bạc hà (Peppermint essential oil) được chiết xuất từ phần lá của thực vật cùng tên. Qua quy trình tinh chế như:

  • Chiết xuất lạnh;
  • Phương pháp chiết xuất bằng khí CO2;
  • Chưng cất bằng hơi nước;

Đặc tính của dung dịch thu được:

  • Dung dịch màu vàng, trong suốt;
  • Hương thơm đậm đặc, nồng nàn nhưng vẫn đem lại cảm giác tươi mát, thư giãn.
  • Độ lan tỏa mùi hương mạnh mẽ;

Các hoạt chất giá trị của tinh dầu bạc hà gồm:

  • Menthone
  • Menthyl axetat
  • Neomenthol
  • 1,8-Cineole
  • Menthofuran

Trên thị trường hiện nay, tinh dầu bạc hà có thể xuất hiện dưới hình thức:

  • Tinh dầu chứa trong lọ dạng nhỏ giọt;
  • Dạng xịt;
  • Viên nang;

2. Gợi ý một số cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà

Có nhiều cách để chiết xuất tinh dầu bạc hà, bạn có thể tham khảo những phương thức sau.

2.1 Cách làm tinh dầu bạc hà bằng cách chưng cất

Chuẩn bị:

  • Lá bạc hà tươi;
  • Nồi chưng cất có ống dẫn sang thùng làm lạnh;
  • Lọ thủy tinh chứa tinh dầu (ưu tiên chọn loại tối màu);

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ tạp chất (nếu có) trong phần lá bạc hà được sử dụng;
  • Đem chúng đi phơi khô ráo nước khoảng 1 ngày ở nơi thoáng mát;

Thực hiện:

  • Bước 1: Cho lá bạc hà vào trong nồi chưng cất (đã có nước sẵn). Chú ý không để lá dính vào nước ở bên dưới nồi;
  • Bước 2: Đậy kín nắp để đun sôi, vặn nhỏ lửa. Khi sôi, hơi nước sẽ mang theo tinh dầu đi qua ống dẫn đến thùng làm lạnh. Sau đó, chúng sẽ ngưng tụ lại trở thành dạng lỏng.
  • Bước 3: Lúc này, ta sử dụng lọ chứa để dung dịch này chảy vào để thu được tinh dầu bạc hà.

2.2 Cách làm tinh dầu bạc hà bằng cách ngâm với rượu

Chuẩn bị:

  • Lá bạc hà tươi: 300g;
  • Rượu trắng (rượu ngũ cốc) 45-60oC: 300ml;
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy (ưu tiên chọn loại tối màu);
  • Tấm vải lọc sạch hoặc đồ lọc chuyên dụng;

 

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ tạp chất (nếu có) trong phần lá bạc hà được sử dụng;
  • Đem chúng đi phơi khô ráo nước khoảng 1 ngày ở nơi thoáng mát;
  • Cắt nhỏ lá rồi dùng cối và chày để nghiền nhuyễn chúng. Bước này sẽ giúp thu được lượng tinh dầu cao hơn;

Thực hiện:

  • Bước 1: Đem phần lá bạc hà đã sơ chế vào lọ thủy tinh, đổ 300ml rượu vào, khuấy đều rồi đậy kín nắp lọ. Chú ý phần rượu nên ngập phần lá hoàn toàn, đóng chặt nắp lọ.

  • Bước 2: Đặt lọ ở nơi khô thoáng, không để ánh sáng mặt trời chiếu vào để tránh tinh dầu bị ảnh hưởng.
  • Bước 3: Ngâm hỗn hợp trên trong thời gian khoảng 4 tuần. Sau đó, dùng vải lọc hay đồ lọc chuyên dụng để loại bỏ sạch phần bã lá và cặn.
  • Bước 4: Ngâm lá bạc hà trong rượu khoảng 4 tuần, sau đó mở nắp lọ, dùng vải lọc sạch bã lá. Thỉnh thoảng 1-2 lần/tuần lắc lọ trong một vài phút để đẩy nhanh quá trình hòa tan của hỗn hợp.
  • Bước 5: Chiết phần dung dịch đã lọc sang lọ thủy tinh sạch mới để sử dụng;

2.3 Cách làm tinh dầu bạc hà cùng với dầu nền

Chuẩn bị:

  • Lá bạc hà tươi;
  • Dầu nền không mùi (dầu ô liu, dầu nho, dầu hạnh nhân…);
  • Lọ thủy tinh tối màu có nắp đậy;
  • Tấm vải lọc sạch hoặc đồ lọc chuyên dụng;

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ tạp chất (nếu có) trong phần lá bạc hà được sử dụng;
  • Đem chúng đi phơi khô ráo nước khoảng 1 ngày ở nơi thoáng mát;
  • Cắt nhỏ lá rồi dùng cối và chày để nghiền nhuyễn chúng. Bước này sẽ giúp thu được lượng tinh dầu cao hơn.

Thực hiện:

  • Bước 1: đem phần lá đã sơ chế vào lọ chứa rồi từ từ cho dầu nền vào cho đến khi lá bạc hà được ngâm hoàn toàn trong dầu. Chỉ nên dùng dầu nền lượng vừa đủ, nếu cho quá nhiều sẽ làm loãng nồng độ tinh dầu.

  • Bước 2: Lắc nhẹ hỗn hợp, rồi đặt lọ ở nơi thoáng mát, kín đáo, tránh ánh sáng mặt trời. Nếu bạn sống trong khí hậu lạnh hơn, hãy đặt lọ gần nguồn nhiệt hoặc bên trong tủ cách nhiệt để giữ chúng ở nhiệt độ tối ưu. Vì nhiệt độ ấm sẽ kích thích bạc hà tiết tinh dầu nhiều hơn.
  • Bước 3: Chờ đợi trong khoảng 24-48 giờ, rồi lọc dầu qua đồ lọc để loại bỏ tàn dư, cặn lá qua lọ thủy tinh mới.

  • Bước 4: Nếu chưa sử dụng, hãy niêm phong kỹ dung dịch này. Chúng sẽ giữ được độ tươi trong vòng 3-6 tháng.

3. Lưu ý trong cách làm tinh dầu bạc hà và bảo quản

3.1 Trong cách làm tinh dầu bạc hà

Công đoạn chuẩn bị:

  • Lá bạc hà nên là loại trước khi bắt đầu ra hoa và được hái vào khoảng 10g sáng, sau khi sương tan. Bởi lúc này hàm lượng và hương thơm tinh dầu được cho là tốt nhất để chiết xuất.
  • Nên loại bỏ những lá hư hỏng, không đều màu, mất sự nguyên vẹn,…
  • Lá bạc hà của bạn cần phải khô hoàn toàn trước khi bạn bắt đầu chiết xuất.
  • Không bao giờ được dùng rượu, dầu nền…không an toàn để sản xuất tinh dầu bạc hà.
  • Lọ chứa nên làm từ thủy tinh hoặc gốm vì vật liệu kim loại hay nhựa khác có thể gây lo ngại ảnh hưởng đến chất lượng dầu.

Khi thực hiện:

  • Cách lọc qua vải: dùng dây thun cố định miếng vải (nên chọn vải xô mỏng để dễ dàng thu được tinh dầu). Nghiêng lọ để tinh dầu chảy qua vải xuống lọ thứ hại. Sau đó, lấy tay bóp vải để thu được tối đa dung dịch. Thao tác lọc nên kỹ lưỡng sao cho sạch các cặn, tạp chất. Nếu cần thiết có thể lọc qua đồ lọc nhiều lần để thu được dung dịch mong muốn.
  • Tuy nhiên không nên nghiền quá kỹ càng vì có thể khiến chúng trở nên đắng và mất đi hương vị vốn có.

3.2 Bảo quản

  • Đặt lọ tinh dầu nơi thoáng mát, khô ráo, không côn trùng, bụi bẩn. Do các yếu tốt bất lợi từ ánh mặt trời, côn trùng…có thể làm giảm tuổi thọ của tinh dầu bạc hà.
  • Nếu tinh dầu bạc hà xuất hiện màu hoặc mùi kỳ lạ sau vài tháng, thì tốt nhất nên loại bỏ.
  • Tinh dầu bạc hà có thể được lưu giữ khoảng 6 tháng, nhưng nồng độ mùi hương có thể dần bị suy giảm theo thời gian.

4. Cách sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng trong nấu nướng như để tạo mùi hương. Tuy nhiên, cần thận trọng và liều lượng không nên quá nhiều.

  • Sinh tố: cho vài giọt vào đồ uống;
  • Công thức làm bánh: Khoảng ½ thìa cà phê (2.5 ml) tinh dầu bạc hà của bạn là đủ vị cho một mẻ bánh brownies, hoặc một mẻ kẹo mềm hoặc bánh meringues.

Dầu massage: tinh dầu bạc hà có thể kết hợp cùng dầu nền để làm dầu massage cơ thể. Ngoài ra, cách này cũng sẽ giúp giảm đau đầu, đau nhức xương khớp…hiệu quả.

Khuếch tán hương thơm bằng máy khuếch tán tinh dầu, đèn xông tinh dầu…: thư giãn, nâng cao trí óc, xua đuổi côn trùng, chuột,…

Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào khu vực ưa thích hoặc để đuổi chuột. Bên cạnh đó, bạn có thể hòa vài giọt tinh dầu vào nước tắm, nước ngâm chân, dầu gội…

Xông hơi bằng tinh dầu bạc hà: có lợi cho các vấn đề hô hấp. Hoặc bạn có thể xoa vài giọt tinh dầu này lên ngực để làm ấm và hỗ trợ đường thở thông thoáng.

Pha khoảng 30 giọt tinh dầu bạc hà với khoảng 50ml trong chai xịt, rồi xịt vào các vật dụng, vị trí mà bạn muốn lưu hương lâu hơn.

5. Những lợi ích nổi bật của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

5.1 Kháng khuẩn

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để xác nhận đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu bạc hà. Một vài kết quả nổi bật:

  • Tinh dầu bạc hà ức chế việc sản sinh ra độc tố của vi khuẩn Staphylococcus aureus.
  • Kết quả cũng khả quan khi xem xét hoạt động của chúng đối với các loại chủng nấm men Candida khác nhau. Tuy nhiên, hiệu ứng chống nấm của tinh dầu này khá nhẹ nhàng.

5.2 Hỗ trợ hô hấp

Tinh dầu bạc hà bao gồm các hợp chất như menthol…hoạt động hỗ trợ hệ hô hấp hiệu quả. Có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ loãng đờm, thông sạch chất nhầy, giảm tắc nghẽn.
  • Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ…mà là một trong những loại tinh dầu được ưa chuộng trong bệnh lý hô hấp. Bao gồm cảm lạnh, cúm, ho, viêm xoang,…

5.3 Tăng mức năng lượng và sự tập trung

Liệu pháp hương thơm từ tinh dầu bạc hà cũng được yêu thích và ứng dụng rộng rãi.

Nghiên cứu cho thấy rằng, tinh dầu có thể giúp kích thích trí nhớ cũng như sự tỉnh táo khi hít vào. Từ đó mà hiệu suất học tập, làm việc của bạn được cải thiện hơn.

5.4 Tinh dầu bạc hà và chứng buồn nôn

Chứng buồn nôn có thể xảy ra sau phẫu thuật và gây ra khó chịu đối với người bệnh. May mắn thay, hiệu quả của liệu pháp hương thơm từ tinh dầu bạc hà đã được chứng minh có thể cải thiện triệu chứng này. Theo đó, nhà khoa học phát hiện ra rằng các bệnh nhân sẽ có mức độ buồn nôn thấp hơn sau khi hít dầu bạc hà. Tuy nhiên, cần những nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng lớn hơn để ứng dụng rộng rãi phương pháp này.

5.5 Hạn chế cơn đau

Tinh dầu bạc hà là nguyên liệu thường gặp trong các sản phẩm giảm đau.

  • Hạn chế cơn đau đầu, đau nửa đầu khó chịu do căng thẳng hay nguyên nhân khác nhau.
  • Cùng với dầu khuynh diệp, tinh dầu này giúp tăng hiệu suất nhận thức, thư giãn cơ bắp và tinh thần. Từ đó có tác dụng giảm đau đầu đáng kể.
  • Ngoài ra, khi bôi tại chỗ hỗn hợp dầu massage có chiết xuất bạc hà sẽ đem lại lợi ích rõ rệt với các vấn đề như đau cơ, xương khớp, căng cứng cơ…

5.6 Đối với da và tóc

Đối với làn da và mái tóc, tinh dầu bạc hà đem lại hữu ích như:

  • Đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm viêm…nên là thành phần phổ biến trong các sản phẩm trị mụn, dưỡng da…Chúng có thể giúp nuôi dưỡng làn da xỉn màu cũng như cải thiện kết cấu da nhờn.
  • Nhờ cảm giác mát lạnh mà giúp làm dịu vết cháy nắng và dịu da ngứa.
  • Ngoài ra, chiết xuất thực vật này còn được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc tóc nhờ khả năng làm dày và nuôi dưỡng sợi tóc hư tổn một cách tự nhiên.

5.7 Chăm sóc răng miệng

Từ lâu, chiết xuất bạc hà đã trở nên quen thuộc trong sản phẩm chăm sóc răng miệng. Chẳng hạn như kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa…

  • Hương thơm tươi mát, đem đến cảm giác sảng khoái, dễ chịu, hơi thở thơm tho;
  • Theo thí nghiệm được công bố trên Tạp chí Nha khoa Châu Âu ghi nhận rằng tinh dầu bạc hà thể hiện các hoạt động kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh ở miệng. Bao gồm Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Escherichia coli Candida albicans.

5.8 “Khắc tinh” của chuột, côn trùng, sâu bọ

Theo tài liệu, tinh dầu bạc hà chứa các hợp chất có khả năng kích ứng khoang mũi và khứu giác của động vật như menthol, 1,8-cineole…Điều này giúp cho chúng trở thành “khắc tinh” của muỗi, chuột, nhện…mà hầu như không gây ra tác dụng phụ.

6. Điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà

Trong thực tế, liệu pháp mùi hương hoặc sử dụng tinh dầu bạc hà pha loãng tại chỗ ngoài da…có thể mang lại những lợi ích đáng kể. Thế nhưng, cũng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Tinh dầu thơm bạc hà có thể gây độc cho vật nuôi như chó, mèo…Ngoài ra, luôn xem xét kỹ càng khi sử dụng trên đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người có tiền sử dị ứng với chiết xuất bạc hà trước đó…Đặc biệt, tránh thoa dầu bạc hà lên mặt hoặc ngực của trẻ sơ sinh.
  • Tinh dầu bạc hà đậm đặc và luôn phải được pha loãng trước khi sử dụng tại chỗ, trong đó tỷ lệ tham khảo là một vài giọt để pha loãng trong 01 ounce dầu vận chuyển.
  • Ở vài trường hợp, dầu bạc hà bôi lên da có thể gây kích ứng, phát ban, buồn nôn…Để hạn chế điều này, hãy áp dụng phương pháp kiểm tra thử trước ở vùng nhỏ trên da.
  • Nếu có bất kỳ mối quan tâm, lo ngại nào về việc sử dụng tinh dầu bạc hà, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.

7. Tổng kết

Như vậy, cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà không quá phức tạp. Tuy nhiên, chúng vẫn đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ cũng như thời gian để bạn có thể chiết xuất lọ tinh dầu chất lượng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn nhà sản xuất và phân phối tinh dầu thiên nhiên uy tín để sở hữu một sản phẩm ưng ý. Bạn có thể ghé thăm Kobi để tìm hiểu và khám phá thêm nhiều chiết xuất thực vật độc đáo nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Peppermint Essential Oil https://www.aromaweb.com/essential-oils/peppermint-oil.asp
  2. How to Make Peppermint Oil https://www.wikihow.com/Make-Peppermint-Oil
  3. About Peppermint Oil Uses and Benefits https://www.healthline.com/health/benefits-of-peppermint-oil
  4. Top 15 Peppermint Oil Uses and Benefits for Gut Health, Headaches & More https://draxe.com/essential-oils/peppermint-oil-uses-benefits/
  5. 31 Surprising Peppermint Oil Benefits & Uses https://www.organicfacts.net/health-benefits/essential-oils/health-benefits-of-peppermint-oil.html
5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Đình Quyết

Chào bạn. Tôi là Nguyễn Đình Quyết, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền hàng đầu tại Việt Nam từ năm 2011. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng, thanh toán linh hoạt. Hãy kết nối với chúng tôi bạn nhé!

Recent Posts

Cây Bách Bộ – Loại Thảo Dược Quý Với Đa Dạng Công Dụng Chữa Bệnh

Cây bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), thuộc họ Bách bộ (Stemonacea), từ lâu đã được…

18 giờ ago

Cây Bằng Lăng: Vẻ Đẹp Rực Rỡ Và Giá Trị Y Học Quý Giá

Cây bằng lăng, với tên khoa học Lagerstroemia speciosa (L.) Pers., là một loài cây…

2 ngày ago

Cây Bạch Giới Tử: Loài Thảo Dược Quý Hiếm

Cây bạch giới tử, còn được biết đến với tên gọi cải canh, hạt cải…

2 ngày ago

Cây Bạch Đầu Ông: Loài Cây Quý Hiếm Với Sức Khỏe

Bạch đầu ông, còn được biết đến với tên gọi cây cỏ nhĩ, là một…

2 ngày ago

Bạch Hạc: Vẻ Đẹp Thanh Tao Và Lợi Ích Y Học Đa Dạng

Bài viết giới thiệu về Bạch Hạc, một loại cây quý hiếm sở hữu vẻ…

3 ngày ago

Lựa chọn nguyên liệu mỹ phẩm: Bí quyết để có sản phẩm handmade chất lượng

I. Giới thiệu 1. Tầm quan trọng của nguyên liệu mỹ phẩm Ngành công nghiệp…

1 tháng ago