30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
cay-hoa-sim

Cây hoa sim

Cây sim không chỉ nổi tiếng bởi hoa sim mang nét đẹp đặc trưng, là nguồn cảm hứng bất tận trong nghệ thuật mà những bộ phận khác của chúng như lá, quả,…cũng đem lại tiềm năng y học mạnh mẽ, đóng góp vào lợi ích sức khỏe con người. Dưới đây là những thông tin thú vị về cây hoa sim mà Kobi đã tổng hợp được.

1. Thông tin chung về cây hoa sim

Cây sim hay cây hoa sim là thực vật có những thông tin cơ bản như:

  • Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa;
  • Tên đồng nghĩa: Rhodomyrtus parviflora;
  • Tên tiếng anh: Rose myrtle, myrtle, downy rosehill guava,…
  • Tên tiếng việt: sim, hồng sim, đào kim phượng, conim (Thái), mác nim (Tày)…
  • Họ thực vật: Chi Rhodomyrtus, họ Sim (Myrtaceae);

Đây là loài lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng cho quả dùng làm thực phẩm ăn tươi, chế biến rượu vang, rượu mạnh, làm siro,…phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Ngoài ra, thân, rễ và cành lá cây Sim được dùng trong y học để chữa các bệnh về tiêu hóa, xương khớp. Đặc biệt, thực vật có hoa sim đẹp màu tím khi nở rộ tạo khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Giá trị thương mại của thực vật được củng cố hơn khi quả R. tomentosa được sử dụng để làm một thức uống lên men nổi tiếng được gọi là “Rượu Sim” tại Đảo Phú Quốc, phía Nam Việt Nam.

cây hoa sim hay cây hoa sim là loài lâm sản đa tác dụng

1.1 Đặc điểm sinh trưởng

Trong thực tế, sim mọc tự nhiên rộng rãi ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Có thể kể đến như Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Trung Quốc…

Ở nước ta, đây là thực vật quen thuộc ở nhiều tỉnh thành vùng trung du và vùng núi thấp, với độ cao phân bố có thể lên đến 1000m. Chúng thường mọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi, đồng cỏ…cùng với những thực vật khác như Mua, Cánh kiến, Guột, Dền Trâm…tạo thành quần thể cây bụi làm hạn chế quá trình rửa trôi và chống xói mòn ở đồi thấp. Một số khu vực như Phú Quốc, Quảng Bình, Quảng Ninh…

Có thể sống được ở những nơi đất cằn cỗi, khô hạn, tầng đất mỏng, đất chua phèn…

Thuộc loài thực vật ưa sáng, cùng khả năng chịu hạn tốt và sức sống mãnh liệt;

Sim thuộc loài cây ăn quả, sống hoang dại, ra hoa quả hằng năm. Sau khi quả chín, chúng là thức ăn hấp dẫn đối với loài chim, gặm nhấm. Từ đó, hạt cũng được phân tán đi xa hơn.

Thân và cành sim có thể được khai thác làm củi đốt.

Nhân giống bằng hạt hoặc đem cây con mọc trong tự nhiên về trồng.

1.2 Mô tả thực vật cây hoa sim

Sim thuộc dạng cây bụi, cao trung bình 1-2m, vỏ thân bên ngoài màu nâu. Dễ dàng bắt gặp trên thân cây sim những đường nứt nẻ. Cành non của sim mảnh, được bao phủ bởi nhiều lông mềm.

Lá dạng trái xoan, mọc đối nhau, kích thước dài 4-7cm, rộng 2-4 cm, đầu tròn, gốc thuôn. Mặt trên phiến là phủ lớp lông mềm, bề mặt dưới có lông dày hơn màu trắng. Mép là còn nguyên, hơi gập xuống, gân chính 3 chạy song song với mép lá. Cuống lá cây sim có lông phủ mịn.

Hoa sim lưỡng tính, mẫu 5, mọc thành cụm 3 cái hoặc riêng lẻ ở nách lá, sắc hồng tím. Cuống hoa dài khoảng 1,5-2 cm, có lông, lá bắc dạng trái xoan mọc đối. Đài hoa có ống dính vào bầu, 3-5 răng, có lông mềm đính ở gốc. Tràng hoa có 5 cánh, lúc đầu lõm sau phẳng, mỏng và dễ rụng. Nhị hoa có số lượng nhiều, đính ở gốc thành cột, chỉ nhị đều, bao phấn đính lưng. Bầu hạ với số lượng 3 ô và nhiều noãn.

hoa sim thuộc loài hoa lưỡng tính.

Quả mọng, hình trứng ngược, bên trong có nạc, mềm. Khi non có màu xanh, chín sẽ chuyển sang màu tím đen sẫm, được bao phủ lớp lông mịn. Hạt sim chứa bên trong quả xếp thành 2 dãy mỗi ô.

Quả sim mọng, màu tím đen sẫm khi chín

1.3 Bộ phận dùng làm thuốc

Theo tài liệu, bộ phận dùng làm thuốc của cây sim thường là:

  • Lá: thu hái vào mùa hè, dùng được cả dạng tươi hay khô. Dược liệu có vị chát, tính bình, công dụng cầm máu, cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp…
  • Quả: sim chín, có vị ngọt, tính bình với công dụng dưỡng huyết, chỉ lỵ, sinh cơ, cố tinh…
  • Rễ sim: được thu hái quanh năm, thái nhỏ, rồi đem đi phơi khô. Chúng có vị ngọt, chua chát, tính bình với công dụng khu phong, trừ thấp, cầm máu, giảm đau…
  • Riêng hoa sim thường mang ý nghĩa biểu tượng trong nghệ thuật, góp phần làm cảnh quang thêm tươi đẹp.

1.4 Thành phần hóa học

Một số hoạt chất thuộc nhóm phenolic và terpenoid có ở sim gồm:

Lá cây sim:

  • Lupeol, β-amyrin, β-amyrenonol, botulin…
  • 3β-hydroxy-21α-hop-22(29)-en-30-al
  • Rhodomyrtosone A, rhodomyrtosone B, rhodomyrtosone C, rhodomyrtosone D, rhodomyrtone;
  • Tomentodione E, H-M;
  • Aromadendrene, α-pinene, β-pinene, …

Hoa sim: Malvidin-3-glucoside, pelargonidin-3,5-biglucoside, delphinidin-3-galactoside, cyanidin-3-galactoside…

Quả sim: Watsonianone A, piceatannol…

Ngoài ra, toàn cây hoa sim cũng chứa lượng flavonoid cùng hợp chất thực vật khác có giá trị sinh học cao.

2. Cây hoa sim trong nghệ thuật

Trong nghệ thuật, hình ảnh cây sim gây ấn tượng mạnh mẽ, thường đến từ bộ phận hoa của chúng. Thực vật, hoa sim với màu tím biểu tượng tình yêu và thủy chung đã trở thành niềm cảm hứng của biết tác giả, nhà văn, nhà soạn nhạc…Từ đó ta có được những tác phẩm đặc sắc ra đời, ví dụ như:

  • “Màu tím hoa sim” của tác giả Hữu Loan;
  • “Chiều bên đồi sim” của tác giả Đài Phương Trang;
  • “Chuyện người con gái hái sim” của tác giả Hồng Vân;
  • “Về lại đồi sim” của tác giả Đinh Trầm Ca và Mã Thu Giang;
  • “Chuyện hoa sim”, “Tím cả chiều hoang” của tác giả Anh Bằng;
  • “Màu tím hoa sim” của tác giả Duy Khánh và Trọng Khương;

Hoa sim mang tính biểu tượng trong nghệ thuật.

3. Lợi ích của cây sim hay cây hoa sim

3.1 Cây hoa sim trong y học dân gian các quốc gia

Từ lâu, Sim đã trở thành dược liệu được sử dụng ở nhiều quốc gia:

  • Trong lịch sử, R. tomentosa đã được sử dụng trong đông y Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ hoặc kích thích hệ miễn dịch.
  • Ngoài ra, ở Thái Lan, các bộ phận của cây được dùng làm thuốc hạ sốt, thuốc chống tiêu chảy và còn là nguyên liệu trong bài thuốc chống lão hóa.
  • Ở Indonesia, lá sim được sử dụng để điều trị vết thương ngoài da.

3.2 Chống oxy hóa

Bằng chứng về khả năng chống oxy hóa của sim được kể đến như:

  • Theo những công bố năm 2010, 2012 và 2013, Geetha, Lavanya, Jeong và các cộng sự đều đưa ra nhận định chung về khả năng chống oxy hóa, chống viêm của loài thực vật này.
  • Bên cạnh đó, Lai, Cui và các cộng sự cũng nhận xét rằng, nhờ các hợp chất phenolic có trong quả mà chúng thể hiện khả năng chống oxy hóa mạnh.
  • Đáng chú ý, piceatannol là hợp chất phenolic chính trong quả R. tomentosa cũng góp phần chống oxy hóa.

3.3 Giá trị dinh dưỡng từ quả sim

Đặc tính bổ dưỡng từ quả sim đã được nghiên cứu với những phản hồi tích cực. Theo đó trong quả R. tomentosa chứa:

Chất dinh dưỡng cơ bản: protein, lipid, carbohydrate,…Bên cạnh đó, chúng chứa lượng acid amin dồi dào, nhất là tryptophan, một trong những tiền chất để tổng hợp hormone serotonin, liên quan đến sự cân bằng cảm xúc, tâm trạng, hành vi.

Lượng chất xơ dồi dào: gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan (xenlulozo);

Khoáng chất đa dạng khác như:

  • Kali cao (221,76 mg / 150 g quả);
  • Canxi (73,65 mg / 150 g quả);
  • Mangan (3,23 mg / 150 g quả);
  • Sắt (1,54 mg / 150 g quả);
  • Kẽm (0,61 mg / 150 g quả);
  • Đồng (0,40 mg / 150 g quả);

Vitamin gồm 2 loại nổi trội là Vitamin E và Vitamin C

  • Vitamin E mức vitamin E (3,89 mg / 150g trái cây), hàm lượng này được nhận định là cao hơn ở xoài và bơ.
  • Vitamin C: hàm lượng vitamin C của quả sim là 5,62 mg / 150 g quả, khá thấp nếu đem so sánh với các loại trái cây nhiệt đới khác.

Acid béo thiết yếu, trong đó acid linoleic và acid palmitic chiếm tỷ lệ cao.

Quả sim ăn được và có giá trị dinh dưỡng.

3.4 Kháng khuẩn

Đến nay, các hợp chất từ ​​R. tomentosa đã được phân lập và đánh giá về hoạt động kháng khuẩn. Kết quả ghi nhận đáng mong đợi:

  • Hợp chất rhodomyrtone là ứng cử viên tiềm năng đáng kể trong việc chống lại các mầm bệnh vi khuẩn. Chẳng hạn như aureus, Bacillus subtilis, Enterococcus faecalis, Streptococcus pneumoniae B. cereus, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus gordonii, S. mutans, , S. pyogenes,…
  • Ngoài ra, hợp chất trên được quan sát là có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt màng sinh học của vi khuẩn. Ví dụ mutans, S. aureus, S. epidermidis, P. acnes,…
  • Dịch chiết etanol từ thực vật thể hiện hoạt tính kháng khuẩn Gram dương khá mạnh. Theo đó, acylphloroglucinol, một chất kháng sinh tự nhiên chống lại bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu da được tìm thấy trong dịch chiết này.
  • Chiết xuất lá của R. tomentosa thể hiện các hoạt động như vậy chống lại Bacillus cereus và Candida albicans.
  • Hơn nữa, Mitsuwan và các đồng nghiệp đã tiết lộ rằng hoạt chất rhodomyrtone đã thay đổi các enzym và chất chuyển hóa liên quan đến một số con đường trao đổi chất. Bao gồm sinh tổng hợp axit amin và axit nucleic, quá trình chuyển hóa glucid và lipid của vi khuẩn.

Với kết quả định lượng kể trên, hi vọng những bộ phận từ thực vật sim có thể được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và sử dụng trong bảo quản thực phẩm.

3.5 Chống viêm

Gần đây, acylphloroglucinols rhodomyrtone từ lá R. tomentosa đã được chứng minh là chất ức chế tiềm năng của chứng viêm. Thông qua vài cơ chế tiêu biểu như:

  • Điều hòa và hạn chế biểu hiện của các gen liên quan đến quá trình viêm như IL-1β, IL-8, TNF-α,…
  • Tương tự, một báo cáo khác cũng đã xác định thêm rằng các dẫn xuất từ ​​lá R. tomentosa có hoạt tính chống viêm bằng cách giảm sản xuất NO từ các tế bào.

3.6 Tiềm năng trong hoạt động chống ung thư của cây hoa sim

Ung thư là căn bệnh mà trong đó có nhóm các tế bào phát triển không kiểm soát, bất thường. Thực sự, đây là một trong những nguyên nhân chính tử vong trên toàn thế giới và mức độ tử vong đã tăng lên hàng năm.

May mắn thay, hiện nay, hoạt động chống ung thư từ chiết xuất cây sim chỉ mới được tiết lộ thông qua các mô hình thử nghiệm in vitro và in vivo. Theo đó, các tác giả đưa ra nhận xét rằng, có thể chiết xuất từ sim (R. tomentosa) những hợp chất ứng dụng như sản phẩm tự nhiên, chống lại các tế bào ung thư đầy hứa hẹn. Ví dụ:

  • Chiết xuất etyl axetat của bộ phận rễ sim sẽ ngăn chặn sự tăng sinh những tế bào bất thường trên HepG2, MCF-7, HT29…
  • Chất rhodomyrtone từ lá R. tomentosa có thể ngăn chặn sự tăng sinh tế bào HaCaT ở nồng độ 2–32 µg / mL.
  • Tương tự, Tayeh và các đồng nghiệp cũng đã báo cáo rằng rhodomyrtone (0,5 và 1,5 µg / mL) thể hiện sự ức chế rõ rệt trên sự di căn của tế bào ung thư A431. Bằng cách giảm sự di chuyển của tế bào, giảm khả năng kết dính và xâm lấn tế bào.

4. Gợi ý một số cách sử dụng và lưu ý về cây hoa sim

4.1  Một số cách sử dụng từ bộ phận của cây hoa sim

Lá sim: lấy 8-16g đem thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, chia làm 2 lần uống trong này. Ngoài ra, có thể tán thành bột mịn để uống.

Quả sim chín ăn được, dùng trong chế rượu, bồi bổ cơ thể, ù tai…

Rễ đem thái nhỏ, phơi khô, là nguyên liệu trong một số bài thuốc sắc uống.

Hoa sim hiện nay vẫn chưa được dùng trong điều trị bệnh, nhưng lại đóng góp vào cảnh quan xinh đẹp và mang ý nghĩa biểu tượng trong nghệ thuật.

4.2 Lưu ý khi sử dụng

Khuyến khích người tiêu dùng tham khảo sự tư vấn của chuyên gia, y bác sĩ trước khi sử dụng các bộ phận của cây hoa sim trong điều trị bệnh lý. Đặc biệt với các trường hợp đang có tình trạng sức khỏe nhạy cảm, do nghiên cứu khoa học về họ vẫn còn hạn chế. Chẳng hạn như:

  • Thai phụ và phụ nữ đang cho con bú khuyến cáo không nên tự ý dùng cây hoa sim bởi lo ngại về các rủi ro tiềm ẩn.
  • Việc sử dụng cây sim không được khuyến nghị sử dụng thường xuyên đối với trẻ nhỏ do báo cáo về bằng chứng khoa học vẫn chưa hoàn thiện rõ ràng.
  • Bên cạnh đó, nếu từng có tiền sử dị ứng với thành phần trong thực vật này thì đây cũng không phải là dược liệu dành cho bạn.
  • Trong tương lai, hi vọng sẽ xuất hiện thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn, liên quan đến việc phát hiện ra các hợp chất mới và giá trị sinh học về hoạt động của cây sim (R. tomentosa). Đồng thời, việc phát triển các sản phẩm mới có lợi cho sức khỏe từ thực vật này là điều cần thiết.

Loài sim nói chung và hoa sim nói riêng cần được quan tâm và phát triển

5. Tổng kết

Từ những điều tuyệt vời kể trên, loài sim nói chung và hoa sim nói riêng cần được quan tâm và phát triển theo đúng giá trị mà chúng mang lại. Để tìm hiểu nhiều hơn về những loài thực vật và tinh chất thiên nhiên khác như tinh dầu, mời bạn ghé thăm Kobi nhé.

>>> Mua ngay: Tinh dầu Sả Chanh, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế 100% nguyên chất, nhập khẩu Ấn Độ hoặc tham khảo danh sách 500 sản phẩm Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền, dầu massage, tinh dầu thơm của Kobi tại đây.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006). Phần 1, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
  2. Đỗ Tất Lợi (2006), Phần 2, Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam, Nhà xuất bản Y học.
  3. Rhodomyrtus tomentosa https://www.cabi.org/isc/datasheet/47297
  4. The Health Beneficial Properties of Rhodomyrtus tomentosa as Potential Functional Food https://doi.org/10.3390/biom9020076
  5. Rhodomyrtus tomentosa https://www.wikiwand.com/en/Rhodomyrtus_tomentosa
5/5 - (1 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

Bình luận (0 bình luận)

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]