Blog

Cách làm tinh dầu chanh tại nhà

Ngày nay, tinh dầu chanh là một nguyên liệu tự nhiên được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi. Không chỉ mang đến hương thơm tươi mát, thư giãn đặc trưng, tinh dầu này còn đem lại lợi ích đa dạng như chống oxy hóa, dưỡng tóc, chăm sóc da…Dưới đây, xin thông tin đến quý độc giả cách làm tinh dầu chanh cũng như cách làm tinh dầu chanh dưỡng tóc dễ thực hiện tại nhà.

1. Đôi nét về tinh dầu chanh

1.1 Đặc tính chung của tinh dầu chanh

Tinh dầu chanh là tinh chất được chiết xuất từ một số loài thực vật thuộc chi Citrus, họ Rutaceae. Phổ biến hơn cả là loài:

  • Chanh vàng/chanh tây (Citrus limon): thường có quả màu vàng;
  • Chanh ta (Citrus aurantiifolia): thường có quả màu xanh;

Thông qua phương pháp chủ yếu là chưng cất bằng hơi nước phần vỏ quả chanh mà thu được dung dịch có đặc tính:

  • Màu sắc: vàng nhạt đến vàng đậm;
  • Hương thơm đặc trưng của chanh, tươi mát, thư giãn, sạch sẽ xen lẫn chút vị chua;
  • Độ lan tỏa hương thơm mạnh mẽ;

Ngoài ra, còn một phương pháp khác ít gặp hơn để chiết xuất tinh dầu từ chanh là “ép lạnh”. Nhưng cách này dường như không được ưa chuộng nhiều bởi lý do về an toàn và quy trình thực hiện.

1.2 Các hoạt chất giá trị của tinh dầu chanh

Các thành phần chính của tinh dầu chanh chưng cất bằng hơi nước

  • (+) – Limonene
  • β-Pinene
  • γ-Terpinene
  • Geranial
  • α-Pinene

Trong đó, limonene là thành phần hóa học tự nhiên chủ yếu mang lại hương thơm chanh đặc biệt. Ngoài ra, vẫn có một số loại tinh dầu không phải chi cam quýt khác, có sẵn bao gồm limonene tự nhiên và có mùi thơm chanh. Có thể kể đến như tinh dầu sả chanh và chanh Myrtle đều chứa hàm lượng limonene đáng chú ý.

Hoặc tài liệu khác ghi nhận về thành phần của tinh dầu Lemon gồm:

  • Terpene chiếm 94%, chủ yếu là limonene và pinene;
  • Sesquiterpenes, aldehyde (citral, citronellal…);
  • Este (khoảng 1% geranyl axetat);

2. Gợi ý một số cách làm tinh dầu chanh

Hiện nay, có thể bắt gặp cách làm tinh dầu chanh khác nhau, sau đây xin giới thiệu một số phương pháp thường gặp. Nhìn chung sẽ là chiết xuất dầu từ phần vỏ của quả. Bởi đây là vị trí chứa phần lớn hàm lượng tinh dầu.

2.1 Cách làm tinh dầu chanh bằng máy chưng cất

Chuẩn bị:

  • Lựa chọn chanh tươi và nước sạch. Tỷ lệ tham khảo khoảng 1kg vỏ chanh và 3 lít nước.
  • Máy chưng cất;
  • Lọ chứa sản phẩm (ưu tiên loại tối màu);
  • Dao;
  • Thiết bị thu tách hoặc ống đong;

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn trên quả;

  • Dùng dao gọt lớp vỏ vàng/xanh bên ngoài của quả;

Thực hiện:

  • Bước 1: Cho phần vỏ vào vị trí chưng cất, thường được làm bằng thép không gỉ;

  • Bước 2: Thiết lập máy chưng cất và thiết bị thu tách (ống đong) 2 phần tinh dầu và hydrosol trong dung dịch thu được. Trong quá trình này, nhiệt độ cao sẽ làm nóng nước và nguyên liệu. Sau đó, chúng sẽ giải phóng các phân tử thơm của vỏ và biến chúng thành hơi nước. Tiếp đó, hợp chất thực vật hóa hơi đi đến bình ngưng tụ. Hai đường ống riêng biệt sẽ giúp nước nóng đi vào và nước lạnh đi ra bình ngưng. Điều này sẽ làm cho hơi nước nguội lại rồi biến đổi thành dạng lỏng.
  • Bước 3: Các chất lỏng ngưng tụ nguội dần và tách ra khỏi nhau. Do chất nước và dầu không thể hòa lẫn vào nhau nên tinh dầu sẽ nổi lên trên mặt nước. Dẫn phần hydrosol và tinh dầu vào các lọ chứa tối màu khác nhau.

2.2 Cách làm tinh dầu chanh bằng nồi đun

Chuẩn bị:

  • Nồi lớn;
  • Tô sạch;
  • Lựa chọn chanh tươi và nước sạch.
  • Dao cạo vỏ;
  • Nước đá;

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn trên quả;
  • Dùng dao gọt lớp vỏ vàng/xanh bên ngoài của quả;
  • Thái phần vỏ thành từng đoạn nhỏ;
  • Nếu có thể khuyến khích phơi khô phần vỏ cho ráo nước;

Thực hiện:

  • Để phần vỏ vào nồi rồi cho nước lọc vào, ngập đến khoảng 1/3 vỏ;
  • Đặt tô sạch đã chuẩn bị vào giữa nồi và đậy nắp kín;
  • Bắt đầu đun sôi, đến khi sôi (100oC) thì vặn nhỏ lửa lại;
  • Đảo ngược nắp/vung nồi, rồi xếp ít đá lạnh lên nắp (hơi nước gặp lạnh sẽ ngưng tụ, rơi xuống)

  • Tiếp tục đun nhỏ lửa trong vòng 30-45 phút sẽ thu được thành phẩm tinh dầu trong tô;
  • Đợi nguội, rồi rót phần tinh dầu trên vào lọ tối màu và sử dụng;

3. Thông tin khác và vài lưu ý trong cách làm tinh dầu chanh

Thông thường, cần khoảng 45 quả chanh để đổ đầy một chai tinh dầu 15mL. Điều này sẽ thu được thành phẩm tinh dầu có hương thơm đậm đặc và mạnh mẽ.

Trước khi chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, có thể đông lạnh nguyên liệu trước trong vài giờ đến 01 ngày. Ý tưởng của hành động này là giúp phá vỡ tất cả tế bào, để khi thực hiện chưng cất, tinh dầu sẽ dễ dàng thoát ra và tạo thành cùng hơi nước.

Khi gọt phần vỏ chanh, cố gắng dùng dao/dụng cụ nhẹ nhàng. Điều này giúp chỉ lấy phần vỏ bên ngoài mà không phạm phải phần cùi trắng. Vì phần vỏ chanh sẽ chứa tuyến dầu nhiều hơn các bộ phận khác.

Nếu phần vỏ càng nhỏ ra ta sẽ được 2 lợi ích:

  • Tăng năng suất khai thác;
  • Nâng cao hiệu quả chiết xuất;
  • Tăng diện tích bề mặt để tương tác với nhiệt và hơi nước. Từ đó tinh dầu sẽ dễ dàng được chiết xuất hơn;

Phần nước được thêm vào trong quá trình tinh chế mang lại nhiều tác dụng. Trong đó là khả năng bảo vệ phân tử thơm trước nhiệt độ cũng như tăng hình thành hơi nước;

Nên khi đá lạnh tan hết thì nên bỏ phần nước lỏng và thay đá mới để thu lượng tinh dầu triệt để hơn.

Sau khi quá trình chưng cất vỏ chanh thu được 2 thành phẩm là:

  • Tinh dầu chanh;
  • Phần tinh chất có mùi thơm, thường được gọi là hydrosol, hydrolat, floral flower…

Sau khi tách tinh dầu và hydrosol, nên cất trữ vào chai tối màu để tránh ánh sáng chiếu vào, điều này sẽ giữ được chất lượng dầu cao.

4. Những cách thức sử dụng tinh dầu chanh quen thuộc

4.1 Vài cách sử dụng thường gặp

Đường ăn uống: có thể cho vài giọt tinh dầu trong quá trình chế biến ẩm thực như bánh chanh, đồ uống…để tạo hương vị. Tuy nhiên, liệu lượng nên được xem xét kỹ càng bởi chưa có nhiều báo cáo cho vấn đề này;

Đường hô hấp: thiết lập một máy khuếch tán hay máy xông hơi với tinh dầu chanh. Điều này giúp lan tỏa mùi thơm thư giãn trong phòng khi bạn nghỉ ngơi. Đặc tính làm dịu và sát khuẩn của chúng còn có thể giúp cân bằng tâm trí và dịu vấn đề hô hấp khó chịu.

Dùng ngoài da: nên pha loãng trước khi bôi lên da:

  • Với dầu nền yêu thích: Một số dầu vận chuyển phổ biến như dầu dừa, jojoba, dầu hạnh nhân
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu chanh vào nước ngâm chân, nước tắm…
  • Nhỏ hay xịt tinh dầu chanh vào vật dụng trong nhà để tạo cảm giác sạch sẽ, tươi mát.

Tinh dầu chanh có thể kết hợp với những chiết xuất thực vật sau để tăng hiệu quả trị liệu: Black Pepper (tiêu đen), cedarwood (hoàng đàn), chamomile (cúc la mã), cinnamon (quế), coriander (hạt mùi ta), fennel (thì là)…

4.1 Cách làm tinh dầu chanh dưỡng tóc

  • Cách 1: nhỏ vài giọt (3-4 giọt) tinh dầu chanh vào dầu gội đầu hằng ngày;
  • Cách 2: kết hợp với dầu nền dưỡng tóc, xoa bóp, massage da đầu và mái tóc, ủ trong vòng 20-30 phút;
  • Cách 3: pha loãng với nước rồi xịt trực tiếp lên tóc và ủ tóc;

4.2 Bảo quản

  • Lưu ý để lọ chứa tinh dầu chanh ngoài tầm với của trẻ em, vật nuôi để tránh ngã đổ.
  • Không để côn trùng hay ánh sáng mặt trời, nguồn nhiệt khác trực tiếp tác động đến sản phẩm;
  • Bất cứ khi nào có mùi khó chịu hay dung dịch biến chất, hãy loại bỏ tinh dầu này để phòng ngừa các loại kích ứng có thể xảy ra.

5. Lợi ích nổi bật của tinh dầu chanh đối với sức khỏe

5.1 Giảm lo âu

Thực tế, có thể dễ dàng nhận thấy rằng khi sử dụng sản phẩm có hương chanh, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và nâng cao tâm trạng sau đó. Tất nhiên kết quả này có thể phụ thuộc vào những điều kiện sống và yếu tố khác. Nhưng hương chanh có thể đã đóng góp một phần vào cảm giác êm dịu này.

Bằng chúng khoa học về tinh dầu chanh tác động đến tinh thần và vấn đề lo âu cũng dần được khai thác:

  • Năm 2006, nghiên cứu thí nghiệm trên chuột nhận định, tinh dầu này là một tác nhân cải thiện tâm trạng và làm dịu căng thẳng.
  • Năm 2016, một báo cáo khác cũng cho thấy tinh dầu làm giảm lo lắng ở những người sau khi trải qua phẫu thuật chỉnh hình.

5.2 Kích thích trí não

Bên cạnh cải thiện tâm trạng, tinh dầu chanh cũng mang đến chỉ số đầy hứa hẹn trong việc tăng cường trí não.

  • Năm 2004, nghiên cứu trên các học sinh lớp 4 tham dự bài học ngôn ngữ ở nơi mà không gian đã được khuếch tán tinh dầu này. Kết quả, chúng thể hiện bài thi tốt hơn nhiều trong những kỳ thi của mình.
  • Năm 2008, có tài liệu kết luận rằng, liệu pháp hương thơm với tinh dầu chanh có thể cải thiện chức năng nhận thức của những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer.

5.3 Giảm buồn nôn

Theo nghiên cứu đáng tin cậy trên 100 phụ nữ mang thai, liệu pháp hương thơm với tinh dầu chanh được nhận định làm giảm đáng kể mức độ buồn nôn và nôn mửa. Đây là hai trong số những triệu chứng phổ biến nhất trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, liều lượng, thời gian và cách sử dụng…chiết xuất này cần được hướng dẫn và theo dõi kỹ càng từ nhân viên y tế.

5.4 Kháng khuẩn và chống nấm

Tác động kháng khuẩn của tinh dầu chanh được ghi nhận gồm:

  • Chúng đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại các chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, E. coli…
  • Năm 2017, nghiên cứu trong ống nghiệm và in vivo đã ghi nhận tác dụng của tinh dầu thực vật này trong quá trình chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm da.
  • Ngoài ra, tinh dầu chanh còn có hoạt tính diệt khuẩn đáng chú ý chống lại các mầm bệnh truyền qua thực phẩm Salmonella paratyphi
  • Đặc tính chống nấm của tinh dầu chanh được đánh giá mạnh mẽ trong điều trị một số trường hợp. Chẳng hạn như nấm da chân, tưa miệng, nấm men…

5.5 Tinh dầu chanh và sức khỏe làn da

Những ảnh hưởng tích cực của tinh dầu chanh đối với sức khỏe làn da:

  • Nhờ đặc tính chống oxy hóa có thể làm sáng và duy trì màu da;
  • Nhẹ nhàng tẩy tế bào da chết, thông thoáng lỗ chân lông;
  • Hỗ trợ hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập;
  • Góp phần chữa lành tình trạng mụn, sẹo mụn;

5.6 Có thể hoạt động như một loại thuốc giảm đau và hỗ trợ hô hấp

Đôi khi tinh dầu chanh được sử dụng trong liệu pháp hương thơm như thuốc giảm đau tự nhiên.

  • Theo nghiên cứu 2014, liệu pháp mùi thơm bằng dầu chanh đã thay đổi cách bộ não của động vật phản ứng với các kích thích đau đớn;
  • Có thể giúp thông thoáng đường thở, hạn chế tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi…;
  • Dịu cơn đau họng;
  • Vitamin C trong tinh dầu là chất chống oxy hóa hoàn hảo nhằm tăng sức đề kháng chống lại gốc tự do gây bệnh.

5.7 Chăm sóc tóc

Lợi ích của việc sử dụng tinh dầu chanh để chăm sóc tóc đa dạng, bao gồm:

  • Kết hợp với dầu nền massage da đầu: giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông và kích thích sự phát triển của tóc;
  • Cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng tóc chắc khỏe như vitamin C;
  • Hạn chế các vấn đề khó chịu xuất hiện như gàu, nấm…;
  • Cân bằng điều tiết sản xuất bã nhờn trên da đầu;
  • Axit citric trong chanh có thể hoạt động như một chất tẩy tự nhiên. Do đó làm sáng tóc của bạn mà không cần phải dùng thuốc tẩy bằng tất cả các loại hóa chất nhân tạo.
  • Cơ hội sở hữu mùi hương chanh đặc trưng và thư giãn cho mái tóc;

Bạn hoàn toàn có thể chăm sóc tóc tại nhà với cách làm tinh dầu chanh dưỡng tóc đã được trình bày bên trên.

6. Một số điều cần lưu ý khi dùng tinh dầu chanh

Tương tự những loại tinh dầu khác trong gia đình họ cam quýt, tinh dầu chanh thường an toàn để sử dụng tại chỗ hay trị liệu bằng hương thơm. Đáng chú ý, chúng còn được báo cáo là an toàn cho đối tượng nhạy cảm khác như:

  • Phụ nữ mang thai;
  • Trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi;

Thế nhưng, những điểm sau cần lưu ý:

  • Người có tiền sử dị ứng trước đó với chiết xuất từ chanh hay họ cam quýt thì không nên sử dụng tinh dầu này;
  • Loại tinh dầu này vẫn chưa được phê duyệt là an toàn để dùng cho thú cưng
  • Chiết xuất từ chanh có thể khiến da và tóc nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời, tia UV…
  • Một số biểu hiện của kích ứng như cảm giác rát, thô, mẩn đỏ, ngứa…Do đó, khuyến khích thử nghiệm ít tinh dầu đã pha loãng trên da trước khi cố gắng thoa ở các khu vực lớn hơn, trong vòng 24-48 tiếng.
  • Nên pha loãng tinh dầu chanh trước khi tiếp xúc nhằm hạn chế kích ứng. Dung dịch pha loãng có thể là nước, dầu nền…
  • Không bao giờ được uống tinh dầu chanh nguyên chất, trực tiếp vào bụng;
  • Nếu không thể tự làm tại nhà, ưu tiên lựa chọn thương hiệu uy tính, để sở hữu sản phẩm tinh dầu chanh chất lượng.

7. Tổng kết

Quả thực, không ai có thể phủ nhận lợi ích mà tinh dầu chanh đóng góp trong điều trị các tình trạng sức khỏe cũng như trong các liệu pháp làm đẹp tự nhiên trong hàng nghìn năm nay. May mắn thay, cách làm tinh dầu chanh hiện nay khá đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà. Hãy cân nhắc Kobi nếu bạn muốn tìm nhà sản xuất và phân phối tinh dầu thiên nhiên đáng tin cậy nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Lemon Essential Oil: The Research, The Results & How To Make It Yourself https://www.limoneira.com/lemon-essential-oil-the-research-the-results-how-to-make-it-yourself/
  2. Lemon Peel Essential Oil https://www.instructables.com/Lemon-Peel-Essential-Oil/
  3. How to Make Lemon Essential Oil at Home, its Chemical Composition and Benefits https://www.letimestill.com/blog/how-to-make-lemon-essential-oil-at-home
  4. What You Need to Know About Lemon Essential Oil https://www.healthline.com/health/lemon-essential-oil
  5. How To Make Lemon Essential Oil Recipe https://www.montalvospirit.com/how-to-make-lemon-essential-oil-recipe/#Is_Lemon_essential_oil
  6. How to Use Lemon Oil for Hair Growth, Lightening, Dandruff, and More https://www.curlcentric.com/lemon-oil/
5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Đình Quyết

Chào bạn. Tôi là Nguyễn Đình Quyết, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền hàng đầu tại Việt Nam từ năm 2011. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng, thanh toán linh hoạt. Hãy kết nối với chúng tôi bạn nhé!

Recent Posts

Cỏ Roi Ngựa – Vị Thuốc Quý Từ Thảo Nguyên

Dưới tán nắng rực rỡ, những cành hoa cỏ roi ngựa tím biếc rung rinh…

2 ngày ago

Cỏ May – Vị Thuốc Quý Từ Thiên Nhiên

Như một dải lụa xanh mướt điểm tô cho bức tranh thiên nhiên, cỏ may…

2 ngày ago

Cỏ Tháp Bút – Món Quà Tinh Tế Từ Đất Mẹ

Như một nét chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên muôn màu, cỏ…

3 ngày ago

Cây Cỏ Lào: Loài Cây Thân Thuộc Với Nhiều Tác Dụng Y Học

Ẩn mình giữa chốn hoang sơ, "nàng tiên nhỏ" Cỏ Lào (Eupatorium odoratum L.) -…

4 ngày ago

Cây Hàm Ếch – “Nàng Tiên Ẩm Ướt”

Nổi tiếng với vẻ đẹp thanh tao, mọc ven bờ suối, ẩn mình dưới tán…

5 ngày ago

Cây Xấu Hổ: Nàng Thơ E Ấp Và Những Lợi Ích Với Sức Khỏe

Nổi tiếng với biệt danh "nàng thẹn thùng" hay "nàng trinh nữ", cây xấu hổ…

6 ngày ago