30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
Dầu tràm: Dòng tinh dầu sở hữu những công dụng diệu kỳ đối với sức khỏe

Dầu tràm: những công dụng diệu kỳ đối với sức khỏe

Nếu có ai đó gợi ý cho bạn dòng tinh dầu từ cây tràm, chắc chắn bạn sẽ tồn đọng những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Liệu dầu tràm là gì, nó có hình dáng ra sao và vì sao nó lại được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới?

Hiểu được điều đó, Kobi sẽ đưa bạn khám phá về dầu tràm, phân biệt cây tràm gió và cây tràm trà. Đồng thời Kobi sẽ đưa ra những lý do chứng minh vì sao bạn nên sở hữu một chai dầu tràm bên cạnh.

Giới thiệu về cây tràm – Loài cây rất có ích cho sức khỏe

Cây tràm

Nhiều người hay lầm tưởng giữa cây tràm trà và cây tràm gió, nhưng bài viết này chúng tôi đang tập trung nhắc đến cây tràm gió bạn nhé!

Cây tràm cụ thể là cây tràm gió có tên khoa học là Melaleuca leucadendra, là một loài thực vật thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae). 

Cây tràm phân bố vô cùng rộng rãi khắp các vùng phía bắc của Úc (Tây Úc, Lãnh thổ phía Bắc và Queensland). Bên cạnh đó, nó còn được tìm thấy dày đặc ở phía bắc quần đảo Solomon và New Guinea.

Người ta hay ví von rằng, bên cạnh mùi hương lan tỏa mạnh mẽ thì cây tràm còn mang dáng dấp đầy ấn tượng. 

Cây tràm có thể sinh trưởng với độ cao lên đến 20m. Thân cây được bao phủ lớp vỏ dày với những cành mỏng hơn. Các chiếc lá hình trứng hẹp thuôn nhọn được sắp xếp xen kẽ có độ dài dài 75-270mm và rộng 6,5-40mm. Lá cây tràm có màu xanh vàng đến xanh xám ở trên và dưới dễ nhận biết.

Ngoài ra, thường thì cây tràm ra hoa kéo dài hầu hết mọi thời điểm trong năm. Những bông hoa tràm là điểm nhấn thu hút ánh nhìn của người yêu thiên nhiên. Hoa có màu trắng hoặc màu kem nở ở cuối cành cây và thường phát triển ra phía sau. Riêng quả có hình tròn mọc dọc theo cành cây, cứng và dai. 

Kobi nghĩ rằng bạn đã từng bắt gặp cây tràm ở đâu đó nhưng có lẽ bạn chưa nhận biết nó có hình dạng ra sao. Cây tràm thường được trồng trong công viên, ven đường hoặc chúng cũng có mọc dọc theo các con suối, cửa sông có thủy triều hoặc ngay cả bãi biển. Thế mới nói, cây tràm rất “dễ chịu” bởi chúng có thể sống được trên hầu hết mọi loại đất. 

Phân biệt cây tràm gió và tràm trà

Phân biệt tràm gió và tràm trà

Điểm chung giữa cây tràm gió và cây tràm trà đó chính là cùng một họ – Đào kim nương. Hai loại cây này tỏa ra hương thơm tương đối giống nhau đó chính là mùi long não, tuy nhiên lợi ích của chúng vẫn có sự khác biệt đáng kể.

Sở dĩ Kobi khẳng định sự khác nhau về công dụng giữa cây tràm gió và cây tràm trà vì chúng chứa nồng độ thành phần không giống nhau. Trong khi cây tràm gió chứa 

nồng độ cao hơn 1,8 Cineole, limonene và alpha-Terpineol thì cây tràm trà chứa nhiều Terpinen-4-ol và gamma-Terpinene.

Một điểm khác biệt giúp bạn dễ dàng nhận biết đâu là cây tràm gió và ngược lại đó chính là hãy nhìn vào hình dáng của cây. Thoạt nhìn, cả hai loài cây này đều trổ những bông hoa màu trắng, thế nhưng cây tràm gió có hình dáng lá to hơn, thân mọc hội tụ thành bụi; riêng cây tràm trà lại có những tán lá nhỏ mọng nước.

Cách chưng cất tinh dầu tràm

Cách chưng cất tinh dầu

Để cho ra đời một sản phẩm tinh dầu tràm đạt chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng thì quá trình chưng cất tinh dầu tràm phải trải qua nhiều công đoạn kỳ công.

Người ta sẽ sử dụng lá của cây tràm gió để tiến hành chiết xuất tinh dầu thông qua phương pháp chưng cất bằng hơi nước. Đây là phương pháp sản xuất tinh dầu phổ biến dùng để tách tinh dầu ra khỏi vật liệu thực vật. 

Thiết bị sử dụng chưng cất dầu tràm

  • Nồi nấu
  • Bình ngưng tụ
  • Ống tách dầu

Tiến hành quy trình chưng cất

  • Bước 1: Người làm tinh dầu tràm sẽ lựa chọn lá tươi còn nguyên vẹn, đồng đều. Thường thì thu hoạch lá cây tràm vào mùa hè sẽ cho lượng tinh dầu dồi dào và thơm hơn;
  • Bước 2: Đun nóng nồi nấu ở nhiệt độ 100 độ C. Khi nước bắt đầu sôi thì thêm phần lá tràm tươi vào nồi. Nên nhớ, đừng để lượng nước trong nồi chạm vào phần nguyên liệu phía trên nhé!
  • Bước 3: Cho đủ phần lá vào nồi thì đậy nắp và nấu chúng trong khoảng 4-5 tiếng đồng hồ. Lưu ý đừng để lửa quá lớn vì như thế sẽ khiến thành phẩm sẽ lẫn tạp nhiễm;
  • Bước 4: Phần hơi nước bốc lên sẽ thu hút các chất dễ bay hơi trong lá tràm, chúng sẽ theo ống dẫn hơi đi vào bể nước lạnh khoảng nhiệt độ 4-5 độ C. Tại đây, khi gặp nhiệt độ thấp sẽ xảy ra hiện tượng ngưng tụ tạo thành hợp chất lỏng chảy vào bình hứng;
  • Bước 5: Tại bình hứng, dầu Melaleuca leucadendra có trọng lượng vô cùng nhẹ và không hòa tan trong nước nên sẽ xảy ra hiện tượng nổi phần tinh dầu trên mặt nước. Từ đó, người ta sẽ nhẹ nhàng rút nước ra và thu được tinh dầu cây tràm ở phần phía trên.

Tinh dầu tràm gió thành phẩm sẽ có màu vàng nhạt, mùi hương tựa mùi gỗ dễ chịu dẫn lối bạn lạc vào khu rừng thiên nhiên hoang sơ và thoáng đãng.

Thành phần cấu tạo dầu tràm

Dầu tràm được ứng dụng nhiều trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe. Bởi chúng chứa những thành phần tuyệt vời gắn liền với những công dụng mà Kobi sẽ tiếp tục đề cập ở phần dưới:

  • 1,8-Cineole 44,8% – 60,2%: cineole hợp chất hữu cơ tự nhiên có mùi hơi cay và thơm mát. Nó được xem như là một chất chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả;
  • Alpha-Terpineol 5,9% – 12,5%: nó có khả năng kháng khuẩn và ức chế sự hoạt động của các virus gây bệnh;
  • Limonene 4,5% – 8,9%: nó là một chất lỏng trong suốt, không màu. Limonene được biết đến có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư;
  • Beta-Caryophyllene 3,8% – 7,6%: đây là thành phần tạo ra mùi hương trong tinh dầu tràm;

Dầu tràm có tác dụng gì?

Tinh dầu tràm Kobi

Dầu tràm: chất khử trùng hiệu quả

Dầu tràm có tác dụng gì? Câu trả lời đầu tiên đó chính là khử trùng. Trong dầu này có chứa các thành phần có tác dụng diệt khuẩn, kháng virus, do đó nếu bạn đang có một vết thương thì hãy nghĩ ngay tới việc sử dụng tinh dầu này. 

Hãy bôi dầu tràm lên vết trầy xước do vật bằng sắt đâm vào để giữ cho vết thương sạch sẽ, tránh trường hợp bị nhiễm trùng;

Dầu tràm giúp khắc phục chứng nghẹt mũi khó chịu

Nếu mũi bạn đang gặp phải tình trạng tắc nghẽn, dầu cây tràm là một dòng tinh dầu tuyệt vời để khai thông đường thở bị nghẹt đó. 

Bên cạnh đó, dầu này cũng có tác dụng giảm ho, ngăn ngừa nhiễm trùng hệ hô hấp và làm dịu các chứng viêm đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm họng.

Dầu tràm giúp giảm viêm xoang

Tinh dầu tràm rất hữu ích trong việc điều trị triệu chứng viêm xoang và tắc nghẽn xoang nói chung. Sử dụng tinh dầu tràm để giải quyết tình trạng viêm xoang với một cách đơn giản dễ thực hiện nhất. Chuẩn bị nồi nước sôi, thêm vào nồi nước này khoảng 20 giọt tinh dầu tràm, sau đó hít hơi nước bay lên từ tinh dầu này, kết quả diệu kỳ sẽ hiện ra ngay trước mắt đó là tình trạng tắc nghẽn xoang sẽ được giảm bớt và tạo điều kiện cho hơi thở trở nên dễ dàng. 

Một cách khác là bạn có thể kết hợp tinh dầu cây tràm với các loại tinh dầu khác. Trộn 2 giọt tinh dầu hương thảo với 1 giọt dầu bạc hà, 1 giọt dầu tràm và 1 giọt dầu khuynh diệp. Thêm 3 đến 4 giọt hỗn hợp này vào bát nước nóng và hít thở sâu giúp khắc phục chứng bệnh khó chữa này.

Liệu pháp mùi hương

Để cảm nhận được mùi hương dầu tràm mạnh mẽ nhất, Kobi khuyên bạn nên dùng tinh dầu với máy khuếch tán. Hít một hơi thật dài mùi hương tinh dầu nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, buồn bã. Hay đơn giản bạn muốn trải nghiệm mùi hương tươi mát này, hãy thử nó!

Xem tinh dầu cây tràm như một liệu pháp hương thơm giúp bạn cảm thấy tích cực và tràn trề năng lượng hơn bằng cách xông tinh dầu. Hãy thực hiện sự lan tỏa này ngay trong căn phòng của bạn, đó có thể là phòng làm việc, phòng ngủ và thậm chí là phòng ăn.

Mùi hương tràm gió giúp thanh lọc không khí, tạo nên hương vị ấm áp cho căn phòng của bạn. Hãy cho 3-5 giọt tinh dầu tràm gió vào máy khuếch tán để hương thơm lan tỏa khắp không gian phòng bạn. 

Dầu tràm giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể

Dầu tràm có tác dụng làm ấm, đồng nghĩa rằng sử dụng thứ tinh dầu này sẽ hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn và kích thích sự bài tiết của các tuyến mồ hôi lành mạnh, từ đó loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.

Vậy dầu này có tác dụng gì trong hạ sốt? Bởi giúp đào thải chất độc, đồng thời loại bỏ nhiễm trùng ra khỏi cơ thể sẽ phần nào giúp nhiệt độ cơ thể tránh trường hợp tăng đột ngột, giảm sốt hiệu quả.

Giảm đau tức thì

Dầu tràm được biết đến là chất giảm đau hiệu quả. Thay vì bạn sử dụng những viên thuốc tây với mục tích xoa dịu cơn đau thì hãy ưu tiên với thứ tinh dầu từ thiên nhiên là tràm gió. Nếu bạn đang bị đau răng, hãy dùng tinh dầu cây tràm để giảm đau.

Với những ai bị đau đầu, hãy dùng dầu cây tràm kết hợp với xoa bóp lên vùng trán, bạn sẽ cảm thấy đầu óc trở nên nhẹ nhàng ngay tức khắc.

Dầu tràm giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp

Những người bị viêm khớp dạng thấp hoặc đau nhức khớp, hãy sử dụng tinh dầu tràm vì nó thực sự rất hiệu quả. 

Bạn có thể 5-10 giọt tinh dầu tràm vào bồn tắm, phòng xông hơi và ngâm mình 15-30 phút. Bây giờ, bạn bắt đầu tận hưởng lợi ích mà tạo hóa ban tặng cho bạn thông qua dòng tinh dầu này. Những cảm xúc không tốt, sự mệt mỏi, căng thẳng sẽ được xoa dịu từ từ.

Một cách khác mà Kobi có thể hướng dẫn bạn để giúp làm giảm đau nhức tay chân, tăng tuần hoàn máu đó là hãy tiến hành cho 1-3 giọt tinh dầu cây tràm vào nước ấm, sau đó ngâm tay hoặc chân trước khi đi ngủ, bạn sẽ cảm thấy cảm giác đau tự nhiên biến mất từ từ. để làm giảm cơn đau xương khớp đang gặp phải.

Cho 5-10 giọt vào bồn sục, bồn tắm hoặc phòng xông hơi, ngâm mình 15-30 phút. Giúp thư giãn giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Có thể hòa từ 1-3 giọt vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức gan bàn chân, tăng tuần hoàn máu. Nhằm mục đích để thư giãn, giảm stress tạo cảm giác thư thái hay làm đẹp da có thể chọn tinh dầu Oải hương, nhài, hoa hồng, hồng bạch, bạc hà, ngọc lan tây. 

Hoa cây tràm

Dầu tràm giúp giảm tình trạng chuột rút cơ bắp

Chuột rút cơ bắp là sự co thắt đột ngột và không kiểm soát của các cơ. Nó xảy ra do lạm dụng cơ bắp, cung cấp máu không đủ, mất nước, chèn ép thần kinh, suy giảm khoáng chất,… Khi mắc phải chuột rút cơ bắp sẽ gây ra cảm giác đau đớn dữ dội, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và nghiêm trọng hơn nếu không điều trị kịp thời. 

Với những trường hợp bị chuột rút trong quá trình vận động, hãy pha loãng tinh dầu cây tràm với dầu nền và xoa bóp lên vị trí chuột rút thì cơn đau sẽ được “xoa dịu” nhanh chóng. Chú ý nhớ nghỉ ngơi hợp lý để tinh thần cảm thấy tốt hơn nhé!

Dầu tràm mang lại làn da tươi sáng

Tinh dầu tràm có tác dụng làm se khít lỗ chân lông, kháng khuẩn hữu hiệu và làm mờ các khuyết điểm hiện hữu trên da, góp phần mang lại làn da tràn trề sức sống và khoẻ đẹp.

Vì lẽ đó, dầu cây tràm thường được sử dụng trong việc bào chế mỹ phẩm và kem sát trùng.

Bạn có thể xông hơi da mặt tại nhà với tinh dầu này bằng các phương pháp đơn giản sau: Cho nước sôi vào một cái tô, sau đó nhỏ vào vài giọt tinh dầu tràm. Tiếp đến, trùm một tấm khăn lên đầu rồi từ từ ghé sát mặt vào tô nước để hơi nước nóng đã hòa với tinh dầu lan tỏa khắp vùng da mặt và thẩm thấu sâu vào đó. Chú ý bạn chỉ nên xông mặt 1-2 lần/tuần để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện đúng cách và mang lại hiệu quả tối ưu trong quy trình chăm sóc da.

Chống gàu trên da đầu

Gàu xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi và với mọi đối tượng. Nguyên nhân lý giải cho hiện tượng này có thể đến từ việc sử dụng sản phẩm dầu gội hóa chất, dị ứng, bụi bẩn, nhiễm nấm,…

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tinh dầu cây tràm gió có tác dụng ức chế nấm Malassezia furfur, một trong những tác nhân gây nên gàu, khi được sử dụng kết hợp với tinh dầu quế. Tuy nhiên, phải mất một khoảng thời gian để da đầu phục hồi.

Hãy tiến hành trộn 5 giọt tinh dầu quế với 5 giọt tinh dầu tràm gió và 10 giọt dầu hương thảo. Lấy 4 giọt từ sự kết hợp và thêm nó vào dầu gội không có hóa chất. Massage da đầu và gội lại tóc bằng nước sạch.

Dầu tràm chữa bệnh nấm âm đạo

Nấm candida âm đạo là vấn đề phổ biến nhất mà phụ nữ có kinh nguyệt thường gặp phải. Cảm giác ngứa ngáy dữ dội, nổi mẩn sưng… khiến bạn đôi lúc cảm thấy bức bối vô cùng phải không nhỉ? Đừng lo! Vì đã có tinh dầu tràm gió!

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy rằng tinh dầu này gió có tác dụng điều trị được tình trạng âm đạo nhiễm nấm candida. Các hợp chất 1,8-Cineole, a-Terpineol, limonene và linalool trong tinh dầu cây tràm gió có đặc tính kháng khuẩn vô cùng hiệu quả.

Hãy trộn 3 giọt tinh dầu phong lữ với 2 giọt tinh dầu cây tràm gió và 1 giọt dầu hương thảo, sau đó pha loãng hỗn hợp bằng cách sử dụng thêm 2 muỗng canh dầu dừa nguyên chất. Cuối cùng thoa dung dịch dầu pha loãng lên vùng bị ảnh hưởng và lặp lại quá trình này 2 lần/ngày bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi tích cực.

Xua đuổi côn trùng

Giờ đây bạn sẽ không cảm thấy e ngại bởi những vết muỗi đốt nữa. Bởi tinh dầu tràm là một cách tuyệt vời để xua đuổi côn trùng khỏi bạn. Hãy pha loãng tinh dầu cây tràm và dầu nền, sau đó thoa lên những vị trí bạn muốn để phòng trường hợp bị côn trùng đốt.

Loại bỏ giun ra khỏi đường ruột

Lưu ý: Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn sử dụng tinh dầu cây tràm với mục đích này! Pha loãng tinh dầu với nước để uống, cách làm này có thể giúp giết chết giun đang tồn tại trong ruột của bạn.

Cảnh báo

  • Bạn nên pha loãng tinh dầu tràm với dầu nền trước khi bôi lên da;
  • Hãy ngừng sử dụng nếu bạn cảm thấy tinh dầu cây tràm khiến bạn dị ứng;
  • Dầu tràm cũng có thể kìm hãm tác dụng của loại thuốc bạn đang uống, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu tràm;
  • Không nên uống tinh dầu cây tràm gió trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;
  • Với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em, khuyến cáo không nên sử dụng tinh dầu tràm. Trường hợp nếu muốn dùng hãy tìm hiểu thật kỹ hoặc nhận sự hỗ trợ của đội ngũ y tế;
  • Trẻ em: Dầu này KHÔNG AN TOÀN KHI hít phải hoặc bôi lên mặt trẻ em. Nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Nếu bạn muốn sử dụng tinh dầu này cho con mình thì hãy tham khảo kỹ hoặc cần sự tư vấn của y bác sĩ;

Dầu tràm giải quyết được nhiều những vấn đề liên quan đến sức khoẻ mà ai ai cũng hay gặp phải. Nắm được cách dùng dầu cây tràm hiệu quả sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đối diện với nỗi đau. Tuy nhiên, hãy kỹ lượng lựa chọn tinh dầu thuần thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Và dầu tràm tại Kobi là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

Xem thêm:

5/5 - (12 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

Bình luận (2 bình luận)

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]