30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
rau-diep-ca

Rau diếp cá trị bệnh gì? 8 công dụng nổi bật ít người biết

Rau diếp cá là loài rau thường ngày phổ biến trong bữa ăn gia đình Việt Nam. Từ lâu, diếp cá đã được dùng làm thuốc. Ở Nhật Bản, người ta còn chế biến thành trà để uống hàng ngày. Kobi sẽ tổng hợp những lợi ích của diếp cá trong bài viết dưới đây

1. Mô tả cây diếp cá

Cây diếp cá, hay tên khác là cây dấp cá, cây lá dấp, ngư tinh thảo. Cây diếp cá có tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb, thuộc gia đình họ Lá dấp Saururacea.

Rau diếp cá là một loại cây thân thảo nhỏ, mọc lâu năm. Cây ưa thích chỗ ẩm ướt. Thân rễ diếp cá mọc ngầm dưới đất. Rễ diếp cá nhỏ, mọc ra từ các đốt cây. Thân diếp cá mọc đứng, có thể cao khoảng 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá rau diếp cá mọc cách, hình trái tim, đầu lá hơi nhọn hoặc nhọn. Hoa diếp cá nhỏ, màu vàng nhạt, không có bao hoa. Hoa mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng. Bề ngoài của toàn bộ cụm hoa và lá bắc này nhìn giống như một hoa đơn độc. Hoa diếp cá nở vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8. Toàn bộ cây diếp cá có mùi tanh như cá, vì vậy mới có tên này.

2. Phân bố, thu hái rau diếp cá

Rau diếp cá mọc hoang và được trồng làm rau ăn tại nhà ở khắp nơi trong nước ta. Rau rất ưa thích vùng đất ẩm thấp.

Diếp cá được trồng, thu hái quanh năm, không có mùa vụ cụ thể. Toàn bộ cây diếp cá được thu hái về dùng. Có thể dùng tươi làm rau ăn hoặc đem đi phơi khô, sấy khô làm thuốc.

rau-diep-ca

3. Thành phần hóa học của rau diếp cá

Gần đây, nghiên cứu về phân tích các chất dinh dưỡng trong rau diếp cá.  Những chất được tìm thấy bao gồm:

  • Dầu dễ bay hơi – tinh dầu (decanoyl acetaldehyde, myrcene, lauric aldehyde, α-pinen, d-limonene, methyl nonyl ketone).
  • Axit hữu cơ (axit palmitic, axit linoleic, axit aspartic),
  • Flavonoit (quercetin, isoquercitrin, afzelin, hyperin, reyoutrin, rutin),
  • Cordarine, kalium sulfuricum, polysaccharides hòa tan trong nước
  • Các axit amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng như kali, kẽm, sắt, đồng và mangan

4. Những công dụng của rau diếp cá

4.1. Theo Đông y

Rau diếp cá có vị cay, hơi hàn, hơi có độc. Quy vào kinh Phế. Diếp cá có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, trị phế ung. Nếu dùng ngoài thì chữa trĩ, vết lở loét, vết u nhọt viêm, …

Ngoài ra còn có tác dụng thông lợi tiểu, trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều

4.2. Theo Tây y

4.2.1. Bảo vệ hô hấp

Các bệnh về phổi có nhiều nguyên nhân khác nhau. Diếp cá có thể cải thiện trong nhiều bệnh lý khác nhau:

  • Trong viêm phổi, chiết xuất diếp cá đóng vai trò quan trọng trong chống viêm, giảm bớt các tổn thương phổi. Có thể liên quan đến flavonoid, natri houttuyfonate và polysaccharides của diếp cá.
  • Với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) do khói thuốc lá: trong 4 tuần polysaccharid của diếp cá góp phần làm giảm tổn thương phổi. Bằng cách giảm phù phổi và giảm dịch đờm trong đường hô hấp.
  • Chiết xuất diếp cá làm giảm xơ phổi, giảm các bệnh lý liên quan đến nhu mô phổi

Nhìn chung, các nghiên cứu trên cho thấy tác dụng bảo vệ của diếp cá liên quan đến các hoạt chất chống viêm. Chủ yếu là các thành phần flavonoid, polysaccharid và natri houttuyfonate.

cong-dung-cua-rau-diep-ca

4.2.2. Bảo vệ hệ thống tiêu hóa

Ở ruột có nhiều hệ thống bảo vệ để không bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, … Thường bao gồm hệ thống hàng rào cơ học, hóa học, miễn dịch và sinh học. Ngoài ra, hệ vi khuẩn đường ruột (lợi khuẩn) đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ruột.

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng diếp cá giúp bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, gia cố hàng rào cơ học đường ruột và miễn dịch. Trong trường hợp viêm ruột do vi khuẩn, diếp cá giúp khôi phục hàng rào bảo vệ ruột. Bằng cách giảm các tác động do viêm, tăng lượng lợi khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Người ta còn nhận thấy diếp cá giúp giảm tổn thương gan. Các terpenoids, alkaloid, glycoside và coumarin ức chế quá trình xơ hóa gan. Hơn nữa, rutin và quercetin cho thấy hoạt động điều trị tiềm năng trong bệnh ứ mật. Tế bào gan rất nhạy cảm với stress oxy hóa. Vì vậy, diếp cá giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhận oxy hóa, giảm men gan do bia rượu.

4.2.3. Bảo vệ tim mạch

Các thành phần chống oxy hóa của diếp cá cho thấy lợi ích trong quá trình tái tạo chức năng của tim mạch.

  • Trường hợp bị tiểu đường, uống liên tục nước diếp cá trong 8 tuần giúp bảo vệ tim mạch khỏi biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Diếp cá còn giúp giảm phì đại cơ tim, ức chế một số hệ thống gây tăng huyết áp
  • Diếp cá làm giảm giải phóng các yếu tố gây viêm để giảm bớt tổn thương cơ tim.

4.2.4. Bảo vệ thận

Các bệnh về thận thường do viêm, tổn thương do oxy hóa và các yếu tố khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chuyển hóa nước – muối của cơ thể.

Ở bệnh tiểu đường, tổn thương thận là điều không thể tránh khỏi. Dẫn đến suy thận là biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Sử dụng nước diếp cá giảm mức nitơ urê và hoạt động của creatine kinase, cải thiện chức năng của thận.

Diếp cá bảo vệ thận trước những tác động gây viêm, giảm tổn thương trong viêm cầu thận.

4.2.5. Hoạt động chống khối u

Khối u – ung thư là sự nhân lên của tế bào không kiểm soát, không theo chu trình. Vì vậy, tái lập lại quá trình tự chết của tế bào khối u và ức chế sự di chuyển của tế bào khối u là yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong điều trị.

Các nhà nghiên cứu đã bước đầu chứng minh hoạt tính kháng u diếp cá trong nhiều cơ quan khác nhau. Như là ung thư phổi tế bào nhỏ, giảm tích tụ mỡ ở tế bào ung thư gan, ung thư ruột kết, biểu mô dạ dày, ung thư vú, bệnh bạch cầu ác tính, …

hoat-dong-chong-khoi-u

4.2.6. Tác dụng chống viêm và hoạt động điều hòa miễn dịch

Sự xuất hiện của chứng viêm liên quan đến nhiều loại tế bào như bạch cầu ái toan, bạch cầu ưa bazơ, bạch cầu trung tính, đại thực bào, bạch cầu đơn nhân và tế bào mast. Những tế bào này thường gặp trong bệnh lý hen suyễn và dị ứng.

Điều thú vị là nước diếp cá giúp điều chỉnh hoạt động của các tế bào nói trên và các hóa chất trung gian như histamine. Từ đó, bệnh hen suyễn, dị ứng giảm bớt tính nghiêm trọng.

Ngoài ra, diếp cá còn làm giảm hoạt động của enzym COX-2. Tác dụng này tương tự như các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Phù hợp trong viêm khớp, thoái hóa khớp, tràn dịch màn khớp, …

4.2.7. Hoạt động chống vi rút

  • Diếp cá còn ức chế virus herpes simplex (gây mụn nước ở da), virus cúm A, … Diếp cá có thể có khả năng ức chế Coronavirus SARS-CoV-2, mặc dù, mới chỉ nghiên cứu trong ống nghiệm.
  • Hơn nữa, diếp cá có hoạt động ức chế chống lại virus viêm phế quản truyền nhiễm gây bệnh ở gia cầm, tương tự như coronavirus.

4.2.8. Hoạt tính kháng khuẩn

  • Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus là một loại vi khuẩn Gram dương cổ điển. Nó thường ký sinh trên da người, khoang mũi, đường tiêu hóa và các bộ phận khác. Đây là một vi sinh vật gây bệnh phổ biến. Diếp cá không chỉ tiêu diệt tụ cầu vàng bình thường, mà khi kết hợp với các kháng sinh thì tăng thêm khả năng chống lại những con kháng thuốc – MRSA.
  • Pseudomonas aeruginosa là một loại vi khuẩn Gram âm gây nhiễm trùng phổ biến, và biến chứng nghiêm trọng. Natri houttuyfonate trong diếp cá đã được chứng minh là có hoạt tính chống vi khuẩn thông qua khóa các phản ứng sao chép gene.

5. Cách sử dụng rau diếp cá

  • Rau diếp cá ngày dùng trung bình từ 6 – 12 gam lá hoặc bột khô. Có thể pha trà, nấu nước uống, hoặc hòa tan bột khô.
  • Bệnh trĩ có thể sử dụng 6 – 12 gam ngư tinh thảo sắc uống. Đồng thời sắc làm nước rửa vùng trĩ để nhanh se vết thương.
  • Bạn cũng có thể sử dụng để rửa các vết thương ngoài da như mụn nhọt, lở loét, phòng ngừa nhiễm trùng vết thương. Tuy nhiên cần lọc sạch bã thuốc, lấy nước thuốc không cặn.
  • Ngày nay, diếp cá đã được các công ty chế biến thành trà uống thơm ngon, giảm bớt mùi đặc trưng. Bạn có thể tìm kiếm trà diếp cá trên thị trường.
  • Tinh dầu chiết xuất từ rau diếp cá cũng được sử dụng trong liệu pháp trị liệu mùi hương. Bạn có thể sử dụng tinh dầu rau diếp cá trong xông phòng, mát xa cơ thể, …

cach-su-dung-rau-diep-ca

6. Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá

Mặc dù, rau diếp cá là loài rau ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên dùng diếp cá:

  • Tính vị của rau diếp cá hơi hàn nên người có tỳ vị hư hàn (tiêu chảy mạn tính, đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, …) thì không nên dùng.
  • Người bị mụn nhọt do thể âm hư cũng không dùng diếp cá.
  • Người dị ứng với diếp cá cũng không được dùng. Do phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú, và những người suy gan, suy thận mạn tính thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

7. Kết luận

Rau diếp cá là loài rau thường ngày phổ biến trong bữa ăn gia đình Việt Nam. Kobi hy vọng những thông tin về diếp cá hữu ích cho bạn đọc và gia đình. Bạn đọc muốn tìm hiểu thông tin về tinh dầu, dầu nền và các sản phẩm phụ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8440972/
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7127360/
  3. https://www.tandfonline.com/doi/full/10.3109/13880200903019200
5/5 - (1 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

Bình luận (0 bình luận)

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]