Skip to main content
30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Cách làm tinh dầu chanh tại nhà

Ngày nay, tinh dầu chanh là một nguyên liệu tự nhiên được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi. Không chỉ mang đến hương thơm tươi mát, thư giãn đặc trưng, tinh dầu này còn đem lại lợi ích đa dạng như chống oxy hóa, dưỡng tóc, chăm sóc da…Dưới đây, xin thông tin đến quý độc giả cách làm tinh dầu chanh cũng như cách làm tinh dầu chanh dưỡng tóc dễ thực hiện tại nhà.

1. Đôi nét về tinh dầu chanh

1.1 Đặc tính chung của tinh dầu chanh

Tinh dầu chanh là tinh chất được chiết xuất từ một số loài thực vật thuộc chi Citrus, họ Rutaceae. Phổ biến hơn cả là loài:

  • Chanh vàng/chanh tây (Citrus limon): thường có quả màu vàng;
  • Chanh ta (Citrus aurantiifolia): thường có quả màu xanh;

quả chanh

Thông qua phương pháp chủ yếu là chưng cất bằng hơi nước phần vỏ quả chanh mà thu được dung dịch có đặc tính:

  • Màu sắc: vàng nhạt đến vàng đậm;
  • Hương thơm đặc trưng của chanh, tươi mát, thư giãn, sạch sẽ xen lẫn chút vị chua;
  • Độ lan tỏa hương thơm mạnh mẽ;

Ngoài ra, còn một phương pháp khác ít gặp hơn để chiết xuất tinh dầu từ chanh là “ép lạnh”. Nhưng cách này dường như không được ưa chuộng nhiều bởi lý do về an toàn và quy trình thực hiện.

tinh dầu chanh -1

tinh dầu chanh -2

tinh dầu chanh -3

tinh dầu chanh -4

tinh dầu chanh -5

1.2 Các hoạt chất giá trị của tinh dầu chanh

Các thành phần chính của tinh dầu chanh chưng cất bằng hơi nước

  • (+) – Limonene
  • β-Pinene
  • γ-Terpinene
  • Geranial
  • α-Pinene

Trong đó, limonene là thành phần hóa học tự nhiên chủ yếu mang lại hương thơm chanh đặc biệt. Ngoài ra, vẫn có một số loại tinh dầu không phải chi cam quýt khác, có sẵn bao gồm limonene tự nhiên và có mùi thơm chanh. Có thể kể đến như tinh dầu sả chanh và chanh Myrtle đều chứa hàm lượng limonene đáng chú ý.

Hoặc tài liệu khác ghi nhận về thành phần của tinh dầu Lemon gồm:

  • Terpene chiếm 94%, chủ yếu là limonene và pinene;
  • Sesquiterpenes, aldehyde (citral, citronellal…);
  • Este (khoảng 1% geranyl axetat);

2. Gợi ý một số cách làm tinh dầu chanh

Hiện nay, có thể bắt gặp cách làm tinh dầu chanh khác nhau, sau đây xin giới thiệu một số phương pháp thường gặp. Nhìn chung sẽ là chiết xuất dầu từ phần vỏ của quả. Bởi đây là vị trí chứa phần lớn hàm lượng tinh dầu.

2.1 Cách làm tinh dầu chanh bằng máy chưng cất

Chuẩn bị:

  • Lựa chọn chanh tươi và nước sạch. Tỷ lệ tham khảo khoảng 1kg vỏ chanh và 3 lít nước.
  • Máy chưng cất;
  • Lọ chứa sản phẩm (ưu tiên loại tối màu);
  • Dao;
  • Thiết bị thu tách hoặc ống đong;

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn trên quả;

11 - cách làm tinh dầu chanh tại nhà

  • Dùng dao gọt lớp vỏ vàng/xanh bên ngoài của quả;

gọt lớp vỏ chanh

Thực hiện:

  • Bước 1: Cho phần vỏ vào vị trí chưng cất, thường được làm bằng thép không gỉ;

Hình 1. Máy chưng cất tinh dầu cỡ lớn.

  • Bước 2: Thiết lập máy chưng cất và thiết bị thu tách (ống đong) 2 phần tinh dầu và hydrosol trong dung dịch thu được. Trong quá trình này, nhiệt độ cao sẽ làm nóng nước và nguyên liệu. Sau đó, chúng sẽ giải phóng các phân tử thơm của vỏ và biến chúng thành hơi nước. Tiếp đó, hợp chất thực vật hóa hơi đi đến bình ngưng tụ. Hai đường ống riêng biệt sẽ giúp nước nóng đi vào và nước lạnh đi ra bình ngưng. Điều này sẽ làm cho hơi nước nguội lại rồi biến đổi thành dạng lỏng.
  • Bước 3: Các chất lỏng ngưng tụ nguội dần và tách ra khỏi nhau. Do chất nước và dầu không thể hòa lẫn vào nhau nên tinh dầu sẽ nổi lên trên mặt nước. Dẫn phần hydrosol và tinh dầu vào các lọ chứa tối màu khác nhau.

2.2 Cách làm tinh dầu chanh bằng nồi đun

Chuẩn bị:

  • Nồi lớn;
  • Tô sạch;
  • Lựa chọn chanh tươi và nước sạch.
  • Dao cạo vỏ;
  • Nước đá;

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn trên quả;
  • Dùng dao gọt lớp vỏ vàng/xanh bên ngoài của quả;
  • Thái phần vỏ thành từng đoạn nhỏ;
  • Nếu có thể khuyến khích phơi khô phần vỏ cho ráo nước;

Hình 3. Sơ chế

Thực hiện:

  • Để phần vỏ vào nồi rồi cho nước lọc vào, ngập đến khoảng 1/3 vỏ;
  • Đặt tô sạch đã chuẩn bị vào giữa nồi và đậy nắp kín;
  • Bắt đầu đun sôi, đến khi sôi (100oC) thì vặn nhỏ lửa lại;
  • Đảo ngược nắp/vung nồi, rồi xếp ít đá lạnh lên nắp (hơi nước gặp lạnh sẽ ngưng tụ, rơi xuống)

Hình 16: Xếp ít đá lạnh lên nắp nồi.

  • Tiếp tục đun nhỏ lửa trong vòng 30-45 phút sẽ thu được thành phẩm tinh dầu trong tô;
  • Đợi nguội, rồi rót phần tinh dầu trên vào lọ tối màu và sử dụng;

Tinh dầu thành phẩm

3. Thông tin khác và vài lưu ý trong cách làm tinh dầu chanh

Thông thường, cần khoảng 45 quả chanh để đổ đầy một chai tinh dầu 15mL. Điều này sẽ thu được thành phẩm tinh dầu có hương thơm đậm đặc và mạnh mẽ.

Trước khi chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, có thể đông lạnh nguyên liệu trước trong vài giờ đến 01 ngày. Ý tưởng của hành động này là giúp phá vỡ tất cả tế bào, để khi thực hiện chưng cất, tinh dầu sẽ dễ dàng thoát ra và tạo thành cùng hơi nước.

Khi gọt phần vỏ chanh, cố gắng dùng dao/dụng cụ nhẹ nhàng. Điều này giúp chỉ lấy phần vỏ bên ngoài mà không phạm phải phần cùi trắng. Vì phần vỏ chanh sẽ chứa tuyến dầu nhiều hơn các bộ phận khác.

Nếu phần vỏ càng nhỏ ra ta sẽ được 2 lợi ích:

  • Tăng năng suất khai thác;
  • Nâng cao hiệu quả chiết xuất;
  • Tăng diện tích bề mặt để tương tác với nhiệt và hơi nước. Từ đó tinh dầu sẽ dễ dàng được chiết xuất hơn;

Phần nước được thêm vào trong quá trình tinh chế mang lại nhiều tác dụng. Trong đó là khả năng bảo vệ phân tử thơm trước nhiệt độ cũng như tăng hình thành hơi nước;

Nên khi đá lạnh tan hết thì nên bỏ phần nước lỏng và thay đá mới để thu lượng tinh dầu triệt để hơn.

Sau khi quá trình chưng cất vỏ chanh thu được 2 thành phẩm là:

  • Tinh dầu chanh;
  • Phần tinh chất có mùi thơm, thường được gọi là hydrosol, hydrolat, floral flower…

Sau khi tách tinh dầu và hydrosol, nên cất trữ vào chai tối màu để tránh ánh sáng chiếu vào, điều này sẽ giữ được chất lượng dầu cao.

4. Những cách thức sử dụng tinh dầu chanh quen thuộc

4.1 Vài cách sử dụng thường gặp

Đường ăn uống: có thể cho vài giọt tinh dầu trong quá trình chế biến ẩm thực như bánh chanh, đồ uống…để tạo hương vị. Tuy nhiên, liệu lượng nên được xem xét kỹ càng bởi chưa có nhiều báo cáo cho vấn đề này;

Đường hô hấp: thiết lập một máy khuếch tán hay máy xông hơi với tinh dầu chanh. Điều này giúp lan tỏa mùi thơm thư giãn trong phòng khi bạn nghỉ ngơi. Đặc tính làm dịu và sát khuẩn của chúng còn có thể giúp cân bằng tâm trí và dịu vấn đề hô hấp khó chịu.

Dùng ngoài da: nên pha loãng trước khi bôi lên da:

  • Với dầu nền yêu thích: Một số dầu vận chuyển phổ biến như dầu dừa, jojoba, dầu hạnh nhân
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu chanh vào nước ngâm chân, nước tắm…
  • Nhỏ hay xịt tinh dầu chanh vào vật dụng trong nhà để tạo cảm giác sạch sẽ, tươi mát.

Tinh dầu chanh có thể kết hợp với những chiết xuất thực vật sau để tăng hiệu quả trị liệu: Black Pepper (tiêu đen), cedarwood (hoàng đàn), chamomile (cúc la mã), cinnamon (quế), coriander (hạt mùi ta), fennel (thì là)…

4.1 Cách làm tinh dầu chanh dưỡng tóc

  • Cách 1: nhỏ vài giọt (3-4 giọt) tinh dầu chanh vào dầu gội đầu hằng ngày;
  • Cách 2: kết hợp với dầu nền dưỡng tóc, xoa bóp, massage da đầu và mái tóc, ủ trong vòng 20-30 phút;
  • Cách 3: pha loãng với nước rồi xịt trực tiếp lên tóc và ủ tóc;

Tinh dầu chanh có thể dùng dưới dạng pha loãng rồi xịt lên tóc.

4.2 Bảo quản

  • Lưu ý để lọ chứa tinh dầu chanh ngoài tầm với của trẻ em, vật nuôi để tránh ngã đổ.
  • Không để côn trùng hay ánh sáng mặt trời, nguồn nhiệt khác trực tiếp tác động đến sản phẩm;
  • Bất cứ khi nào có mùi khó chịu hay dung dịch biến chất, hãy loại bỏ tinh dầu này để phòng ngừa các loại kích ứng có thể xảy ra.

5. Lợi ích nổi bật của tinh dầu chanh đối với sức khỏe

5.1 Giảm lo âu

Thực tế, có thể dễ dàng nhận thấy rằng khi sử dụng sản phẩm có hương chanh, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và nâng cao tâm trạng sau đó. Tất nhiên kết quả này có thể phụ thuộc vào những điều kiện sống và yếu tố khác. Nhưng hương chanh có thể đã đóng góp một phần vào cảm giác êm dịu này.

Bằng chúng khoa học về tinh dầu chanh tác động đến tinh thần và vấn đề lo âu cũng dần được khai thác:

  • Năm 2006, nghiên cứu thí nghiệm trên chuột nhận định, tinh dầu này là một tác nhân cải thiện tâm trạng và làm dịu căng thẳng.
  • Năm 2016, một báo cáo khác cũng cho thấy tinh dầu làm giảm lo lắng ở những người sau khi trải qua phẫu thuật chỉnh hình.

5.2 Kích thích trí não

Bên cạnh cải thiện tâm trạng, tinh dầu chanh cũng mang đến chỉ số đầy hứa hẹn trong việc tăng cường trí não.

  • Năm 2004, nghiên cứu trên các học sinh lớp 4 tham dự bài học ngôn ngữ ở nơi mà không gian đã được khuếch tán tinh dầu này. Kết quả, chúng thể hiện bài thi tốt hơn nhiều trong những kỳ thi của mình.
  • Năm 2008, có tài liệu kết luận rằng, liệu pháp hương thơm với tinh dầu chanh có thể cải thiện chức năng nhận thức của những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer.

5.3 Giảm buồn nôn

Theo nghiên cứu đáng tin cậy trên 100 phụ nữ mang thai, liệu pháp hương thơm với tinh dầu chanh được nhận định làm giảm đáng kể mức độ buồn nôn và nôn mửa. Đây là hai trong số những triệu chứng phổ biến nhất trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, liều lượng, thời gian và cách sử dụng…chiết xuất này cần được hướng dẫn và theo dõi kỹ càng từ nhân viên y tế.

5.4 Kháng khuẩn và chống nấm

Tác động kháng khuẩn của tinh dầu chanh được ghi nhận gồm:

  • Chúng đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại các chủng vi khuẩn như Staphylococcus aureus, E. coli…
  • Năm 2017, nghiên cứu trong ống nghiệm và in vivo đã ghi nhận tác dụng của tinh dầu thực vật này trong quá trình chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm da.
  • Ngoài ra, tinh dầu chanh còn có hoạt tính diệt khuẩn đáng chú ý chống lại các mầm bệnh truyền qua thực phẩm Salmonella paratyphi
  • Đặc tính chống nấm của tinh dầu chanh được đánh giá mạnh mẽ trong điều trị một số trường hợp. Chẳng hạn như nấm da chân, tưa miệng, nấm men…

5.5 Tinh dầu chanh và sức khỏe làn da

Những ảnh hưởng tích cực của tinh dầu chanh đối với sức khỏe làn da:

  • Nhờ đặc tính chống oxy hóa có thể làm sáng và duy trì màu da;
  • Nhẹ nhàng tẩy tế bào da chết, thông thoáng lỗ chân lông;
  • Hỗ trợ hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập;
  • Góp phần chữa lành tình trạng mụn, sẹo mụn;

5.6 Có thể hoạt động như một loại thuốc giảm đau và hỗ trợ hô hấp

Đôi khi tinh dầu chanh được sử dụng trong liệu pháp hương thơm như thuốc giảm đau tự nhiên.

  • Theo nghiên cứu 2014, liệu pháp mùi thơm bằng dầu chanh đã thay đổi cách bộ não của động vật phản ứng với các kích thích đau đớn;
  • Có thể giúp thông thoáng đường thở, hạn chế tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi…;
  • Dịu cơn đau họng;
  • Vitamin C trong tinh dầu là chất chống oxy hóa hoàn hảo nhằm tăng sức đề kháng chống lại gốc tự do gây bệnh.

5.7 Chăm sóc tóc

Lợi ích của việc sử dụng tinh dầu chanh để chăm sóc tóc đa dạng, bao gồm:

  • Kết hợp với dầu nền massage da đầu: giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông và kích thích sự phát triển của tóc;
  • Cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng tóc chắc khỏe như vitamin C;
  • Hạn chế các vấn đề khó chịu xuất hiện như gàu, nấm…;
  • Cân bằng điều tiết sản xuất bã nhờn trên da đầu;
  • Axit citric trong chanh có thể hoạt động như một chất tẩy tự nhiên. Do đó làm sáng tóc của bạn mà không cần phải dùng thuốc tẩy bằng tất cả các loại hóa chất nhân tạo.
  • Cơ hội sở hữu mùi hương chanh đặc trưng và thư giãn cho mái tóc;

Bạn hoàn toàn có thể chăm sóc tóc tại nhà với cách làm tinh dầu chanh dưỡng tóc đã được trình bày bên trên.

Tinh dầu chanh dưỡng tóc

6. Một số điều cần lưu ý khi dùng tinh dầu chanh

Tương tự những loại tinh dầu khác trong gia đình họ cam quýt, tinh dầu chanh thường an toàn để sử dụng tại chỗ hay trị liệu bằng hương thơm. Đáng chú ý, chúng còn được báo cáo là an toàn cho đối tượng nhạy cảm khác như:

  • Phụ nữ mang thai;
  • Trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi;

Thế nhưng, những điểm sau cần lưu ý:

  • Người có tiền sử dị ứng trước đó với chiết xuất từ chanh hay họ cam quýt thì không nên sử dụng tinh dầu này;
  • Loại tinh dầu này vẫn chưa được phê duyệt là an toàn để dùng cho thú cưng
  • Chiết xuất từ chanh có thể khiến da và tóc nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời, tia UV…
  • Một số biểu hiện của kích ứng như cảm giác rát, thô, mẩn đỏ, ngứa…Do đó, khuyến khích thử nghiệm ít tinh dầu đã pha loãng trên da trước khi cố gắng thoa ở các khu vực lớn hơn, trong vòng 24-48 tiếng.
  • Nên pha loãng tinh dầu chanh trước khi tiếp xúc nhằm hạn chế kích ứng. Dung dịch pha loãng có thể là nước, dầu nền…
  • Không bao giờ được uống tinh dầu chanh nguyên chất, trực tiếp vào bụng;
  • Nếu không thể tự làm tại nhà, ưu tiên lựa chọn thương hiệu uy tính, để sở hữu sản phẩm tinh dầu chanh chất lượng.

7. Tổng kết

Quả thực, không ai có thể phủ nhận lợi ích mà tinh dầu chanh đóng góp trong điều trị các tình trạng sức khỏe cũng như trong các liệu pháp làm đẹp tự nhiên trong hàng nghìn năm nay. May mắn thay, cách làm tinh dầu chanh hiện nay khá đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà. Hãy cân nhắc Kobi nếu bạn muốn tìm nhà sản xuất và phân phối tinh dầu thiên nhiên đáng tin cậy nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Lemon Essential Oil: The Research, The Results & How To Make It Yourself https://www.limoneira.com/lemon-essential-oil-the-research-the-results-how-to-make-it-yourself/
  2. Lemon Peel Essential Oil https://www.instructables.com/Lemon-Peel-Essential-Oil/
  3. How to Make Lemon Essential Oil at Home, its Chemical Composition and Benefits https://www.letimestill.com/blog/how-to-make-lemon-essential-oil-at-home
  4. What You Need to Know About Lemon Essential Oil https://www.healthline.com/health/lemon-essential-oil
  5. How To Make Lemon Essential Oil Recipe https://www.montalvospirit.com/how-to-make-lemon-essential-oil-recipe/#Is_Lemon_essential_oil
  6. How to Use Lemon Oil for Hair Growth, Lightening, Dandruff, and More https://www.curlcentric.com/lemon-oil/

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà

Ngày nay, tinh dầu bạc hà là lựa chọn liệu pháp hương thơm được ưa chuộng. Không chỉ chứa đựng đa dạng lợi ích cho sức khỏe mà chúng còn mang đến mùi hương tươi mát, dễ chịu đặc trưng. May mắn rằng, bạn hoàn toàn có thể tự chiết xuất tinh dầu này tại nhà. Vậy cách làm tinh dầu bạc hà thực hiện như thế nào cùng Kobi khám phá nhé.

1. Đôi nét về tinh dầu bạc hà

Bạc hà-peppermint (Mentha piperita) là loài thực vật phổ biến, lai giữa 2 loại bạc hà watermint và spearmint. Theo tài liệu ghi chép, chúng có nguồn gốc từ châu Âu và được đề cập đến từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại. Hiện nay, chế phẩm từ thực vật này rất phong phú, trong đó tinh dầu bạc hà là sản phẩm nổi bật được yêu thích.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (12)

 

Tinh dầu bạc hà (Peppermint essential oil) được chiết xuất từ phần lá của thực vật cùng tên. Qua quy trình tinh chế như:

  • Chiết xuất lạnh;
  • Phương pháp chiết xuất bằng khí CO2;
  • Chưng cất bằng hơi nước;

Đặc tính của dung dịch thu được:

  • Dung dịch màu vàng, trong suốt;
  • Hương thơm đậm đặc, nồng nàn nhưng vẫn đem lại cảm giác tươi mát, thư giãn.
  • Độ lan tỏa mùi hương mạnh mẽ;

Các hoạt chất giá trị của tinh dầu bạc hà gồm:

  • Menthone
  • Menthyl axetat
  • Neomenthol
  • 1,8-Cineole
  • Menthofuran

Trên thị trường hiện nay, tinh dầu bạc hà có thể xuất hiện dưới hình thức:

  • Tinh dầu chứa trong lọ dạng nhỏ giọt;
  • Dạng xịt;
  • Viên nang;

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (16)

2. Gợi ý một số cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà

Có nhiều cách để chiết xuất tinh dầu bạc hà, bạn có thể tham khảo những phương thức sau.

2.1 Cách làm tinh dầu bạc hà bằng cách chưng cất

Chuẩn bị:

  • Lá bạc hà tươi;
  • Nồi chưng cất có ống dẫn sang thùng làm lạnh;
  • Lọ thủy tinh chứa tinh dầu (ưu tiên chọn loại tối màu);

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ tạp chất (nếu có) trong phần lá bạc hà được sử dụng;
  • Đem chúng đi phơi khô ráo nước khoảng 1 ngày ở nơi thoáng mát;

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (8)

Thực hiện:

  • Bước 1: Cho lá bạc hà vào trong nồi chưng cất (đã có nước sẵn). Chú ý không để lá dính vào nước ở bên dưới nồi;
  • Bước 2: Đậy kín nắp để đun sôi, vặn nhỏ lửa. Khi sôi, hơi nước sẽ mang theo tinh dầu đi qua ống dẫn đến thùng làm lạnh. Sau đó, chúng sẽ ngưng tụ lại trở thành dạng lỏng.
  • Bước 3: Lúc này, ta sử dụng lọ chứa để dung dịch này chảy vào để thu được tinh dầu bạc hà.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (17)

2.2 Cách làm tinh dầu bạc hà bằng cách ngâm với rượu

Chuẩn bị:

  • Lá bạc hà tươi: 300g;
  • Rượu trắng (rượu ngũ cốc) 45-60oC: 300ml;
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy (ưu tiên chọn loại tối màu);
  • Tấm vải lọc sạch hoặc đồ lọc chuyên dụng;

 

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ tạp chất (nếu có) trong phần lá bạc hà được sử dụng;
  • Đem chúng đi phơi khô ráo nước khoảng 1 ngày ở nơi thoáng mát;
  • Cắt nhỏ lá rồi dùng cối và chày để nghiền nhuyễn chúng. Bước này sẽ giúp thu được lượng tinh dầu cao hơn;

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (18)

Thực hiện:

  • Bước 1: Đem phần lá bạc hà đã sơ chế vào lọ thủy tinh, đổ 300ml rượu vào, khuấy đều rồi đậy kín nắp lọ. Chú ý phần rượu nên ngập phần lá hoàn toàn, đóng chặt nắp lọ.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (9)

  • Bước 2: Đặt lọ ở nơi khô thoáng, không để ánh sáng mặt trời chiếu vào để tránh tinh dầu bị ảnh hưởng.
  • Bước 3: Ngâm hỗn hợp trên trong thời gian khoảng 4 tuần. Sau đó, dùng vải lọc hay đồ lọc chuyên dụng để loại bỏ sạch phần bã lá và cặn.
  • Bước 4: Ngâm lá bạc hà trong rượu khoảng 4 tuần, sau đó mở nắp lọ, dùng vải lọc sạch bã lá. Thỉnh thoảng 1-2 lần/tuần lắc lọ trong một vài phút để đẩy nhanh quá trình hòa tan của hỗn hợp.
  • Bước 5: Chiết phần dung dịch đã lọc sang lọ thủy tinh sạch mới để sử dụng;

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (13)

2.3 Cách làm tinh dầu bạc hà cùng với dầu nền

Chuẩn bị:

  • Lá bạc hà tươi;
  • Dầu nền không mùi (dầu ô liu, dầu nho, dầu hạnh nhân…);
  • Lọ thủy tinh tối màu có nắp đậy;
  • Tấm vải lọc sạch hoặc đồ lọc chuyên dụng;

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (1)

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ tạp chất (nếu có) trong phần lá bạc hà được sử dụng;
  • Đem chúng đi phơi khô ráo nước khoảng 1 ngày ở nơi thoáng mát;
  • Cắt nhỏ lá rồi dùng cối và chày để nghiền nhuyễn chúng. Bước này sẽ giúp thu được lượng tinh dầu cao hơn.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (6)

Thực hiện:

  • Bước 1: đem phần lá đã sơ chế vào lọ chứa rồi từ từ cho dầu nền vào cho đến khi lá bạc hà được ngâm hoàn toàn trong dầu. Chỉ nên dùng dầu nền lượng vừa đủ, nếu cho quá nhiều sẽ làm loãng nồng độ tinh dầu.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (14)

  • Bước 2: Lắc nhẹ hỗn hợp, rồi đặt lọ ở nơi thoáng mát, kín đáo, tránh ánh sáng mặt trời. Nếu bạn sống trong khí hậu lạnh hơn, hãy đặt lọ gần nguồn nhiệt hoặc bên trong tủ cách nhiệt để giữ chúng ở nhiệt độ tối ưu. Vì nhiệt độ ấm sẽ kích thích bạc hà tiết tinh dầu nhiều hơn.
  • Bước 3: Chờ đợi trong khoảng 24-48 giờ, rồi lọc dầu qua đồ lọc để loại bỏ tàn dư, cặn lá qua lọ thủy tinh mới.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (10)

  • Bước 4: Nếu chưa sử dụng, hãy niêm phong kỹ dung dịch này. Chúng sẽ giữ được độ tươi trong vòng 3-6 tháng.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (7)

3. Lưu ý trong cách làm tinh dầu bạc hà và bảo quản

3.1 Trong cách làm tinh dầu bạc hà

Công đoạn chuẩn bị:

  • Lá bạc hà nên là loại trước khi bắt đầu ra hoa và được hái vào khoảng 10g sáng, sau khi sương tan. Bởi lúc này hàm lượng và hương thơm tinh dầu được cho là tốt nhất để chiết xuất.
  • Nên loại bỏ những lá hư hỏng, không đều màu, mất sự nguyên vẹn,…
  • Lá bạc hà của bạn cần phải khô hoàn toàn trước khi bạn bắt đầu chiết xuất.
  • Không bao giờ được dùng rượu, dầu nền…không an toàn để sản xuất tinh dầu bạc hà.
  • Lọ chứa nên làm từ thủy tinh hoặc gốm vì vật liệu kim loại hay nhựa khác có thể gây lo ngại ảnh hưởng đến chất lượng dầu.

Khi thực hiện:

  • Cách lọc qua vải: dùng dây thun cố định miếng vải (nên chọn vải xô mỏng để dễ dàng thu được tinh dầu). Nghiêng lọ để tinh dầu chảy qua vải xuống lọ thứ hại. Sau đó, lấy tay bóp vải để thu được tối đa dung dịch. Thao tác lọc nên kỹ lưỡng sao cho sạch các cặn, tạp chất. Nếu cần thiết có thể lọc qua đồ lọc nhiều lần để thu được dung dịch mong muốn.
  • Tuy nhiên không nên nghiền quá kỹ càng vì có thể khiến chúng trở nên đắng và mất đi hương vị vốn có.

3.2 Bảo quản

  • Đặt lọ tinh dầu nơi thoáng mát, khô ráo, không côn trùng, bụi bẩn. Do các yếu tốt bất lợi từ ánh mặt trời, côn trùng…có thể làm giảm tuổi thọ của tinh dầu bạc hà.
  • Nếu tinh dầu bạc hà xuất hiện màu hoặc mùi kỳ lạ sau vài tháng, thì tốt nhất nên loại bỏ.
  • Tinh dầu bạc hà có thể được lưu giữ khoảng 6 tháng, nhưng nồng độ mùi hương có thể dần bị suy giảm theo thời gian.

4. Cách sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng trong nấu nướng như để tạo mùi hương. Tuy nhiên, cần thận trọng và liều lượng không nên quá nhiều.

  • Sinh tố: cho vài giọt vào đồ uống;
  • Công thức làm bánh: Khoảng ½ thìa cà phê (2.5 ml) tinh dầu bạc hà của bạn là đủ vị cho một mẻ bánh brownies, hoặc một mẻ kẹo mềm hoặc bánh meringues.

Dầu massage: tinh dầu bạc hà có thể kết hợp cùng dầu nền để làm dầu massage cơ thể. Ngoài ra, cách này cũng sẽ giúp giảm đau đầu, đau nhức xương khớp…hiệu quả.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (11)

Khuếch tán hương thơm bằng máy khuếch tán tinh dầu, đèn xông tinh dầu…: thư giãn, nâng cao trí óc, xua đuổi côn trùng, chuột,…

Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào khu vực ưa thích hoặc để đuổi chuột. Bên cạnh đó, bạn có thể hòa vài giọt tinh dầu vào nước tắm, nước ngâm chân, dầu gội…

Xông hơi bằng tinh dầu bạc hà: có lợi cho các vấn đề hô hấp. Hoặc bạn có thể xoa vài giọt tinh dầu này lên ngực để làm ấm và hỗ trợ đường thở thông thoáng.

Pha khoảng 30 giọt tinh dầu bạc hà với khoảng 50ml trong chai xịt, rồi xịt vào các vật dụng, vị trí mà bạn muốn lưu hương lâu hơn.

5. Những lợi ích nổi bật của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

5.1 Kháng khuẩn

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để xác nhận đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu bạc hà. Một vài kết quả nổi bật:

  • Tinh dầu bạc hà ức chế việc sản sinh ra độc tố của vi khuẩn Staphylococcus aureus.
  • Kết quả cũng khả quan khi xem xét hoạt động của chúng đối với các loại chủng nấm men Candida khác nhau. Tuy nhiên, hiệu ứng chống nấm của tinh dầu này khá nhẹ nhàng.

5.2 Hỗ trợ hô hấp

Tinh dầu bạc hà bao gồm các hợp chất như menthol…hoạt động hỗ trợ hệ hô hấp hiệu quả. Có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ loãng đờm, thông sạch chất nhầy, giảm tắc nghẽn.
  • Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ…mà là một trong những loại tinh dầu được ưa chuộng trong bệnh lý hô hấp. Bao gồm cảm lạnh, cúm, ho, viêm xoang,…

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (5)

5.3 Tăng mức năng lượng và sự tập trung

Liệu pháp hương thơm từ tinh dầu bạc hà cũng được yêu thích và ứng dụng rộng rãi.

Nghiên cứu cho thấy rằng, tinh dầu có thể giúp kích thích trí nhớ cũng như sự tỉnh táo khi hít vào. Từ đó mà hiệu suất học tập, làm việc của bạn được cải thiện hơn.

5.4 Tinh dầu bạc hà và chứng buồn nôn

Chứng buồn nôn có thể xảy ra sau phẫu thuật và gây ra khó chịu đối với người bệnh. May mắn thay, hiệu quả của liệu pháp hương thơm từ tinh dầu bạc hà đã được chứng minh có thể cải thiện triệu chứng này. Theo đó, nhà khoa học phát hiện ra rằng các bệnh nhân sẽ có mức độ buồn nôn thấp hơn sau khi hít dầu bạc hà. Tuy nhiên, cần những nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng lớn hơn để ứng dụng rộng rãi phương pháp này.

5.5 Hạn chế cơn đau

Tinh dầu bạc hà là nguyên liệu thường gặp trong các sản phẩm giảm đau.

  • Hạn chế cơn đau đầu, đau nửa đầu khó chịu do căng thẳng hay nguyên nhân khác nhau.
  • Cùng với dầu khuynh diệp, tinh dầu này giúp tăng hiệu suất nhận thức, thư giãn cơ bắp và tinh thần. Từ đó có tác dụng giảm đau đầu đáng kể.
  • Ngoài ra, khi bôi tại chỗ hỗn hợp dầu massage có chiết xuất bạc hà sẽ đem lại lợi ích rõ rệt với các vấn đề như đau cơ, xương khớp, căng cứng cơ…

5.6 Đối với da và tóc

Đối với làn da và mái tóc, tinh dầu bạc hà đem lại hữu ích như:

  • Đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm viêm…nên là thành phần phổ biến trong các sản phẩm trị mụn, dưỡng da…Chúng có thể giúp nuôi dưỡng làn da xỉn màu cũng như cải thiện kết cấu da nhờn.
  • Nhờ cảm giác mát lạnh mà giúp làm dịu vết cháy nắng và dịu da ngứa.
  • Ngoài ra, chiết xuất thực vật này còn được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc tóc nhờ khả năng làm dày và nuôi dưỡng sợi tóc hư tổn một cách tự nhiên.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (4)

5.7 Chăm sóc răng miệng

Từ lâu, chiết xuất bạc hà đã trở nên quen thuộc trong sản phẩm chăm sóc răng miệng. Chẳng hạn như kem đánh răng, nước súc miệng, chỉ nha khoa…

  • Hương thơm tươi mát, đem đến cảm giác sảng khoái, dễ chịu, hơi thở thơm tho;
  • Theo thí nghiệm được công bố trên Tạp chí Nha khoa Châu Âu ghi nhận rằng tinh dầu bạc hà thể hiện các hoạt động kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh ở miệng. Bao gồm Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Escherichia coli Candida albicans.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (2)

5.8 “Khắc tinh” của chuột, côn trùng, sâu bọ

Theo tài liệu, tinh dầu bạc hà chứa các hợp chất có khả năng kích ứng khoang mũi và khứu giác của động vật như menthol, 1,8-cineole…Điều này giúp cho chúng trở thành “khắc tinh” của muỗi, chuột, nhện…mà hầu như không gây ra tác dụng phụ.

Cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà (3)

6. Điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà

Trong thực tế, liệu pháp mùi hương hoặc sử dụng tinh dầu bạc hà pha loãng tại chỗ ngoài da…có thể mang lại những lợi ích đáng kể. Thế nhưng, cũng cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Tinh dầu thơm bạc hà có thể gây độc cho vật nuôi như chó, mèo…Ngoài ra, luôn xem xét kỹ càng khi sử dụng trên đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người có tiền sử dị ứng với chiết xuất bạc hà trước đó…Đặc biệt, tránh thoa dầu bạc hà lên mặt hoặc ngực của trẻ sơ sinh.
  • Tinh dầu bạc hà đậm đặc và luôn phải được pha loãng trước khi sử dụng tại chỗ, trong đó tỷ lệ tham khảo là một vài giọt để pha loãng trong 01 ounce dầu vận chuyển.
  • Ở vài trường hợp, dầu bạc hà bôi lên da có thể gây kích ứng, phát ban, buồn nôn…Để hạn chế điều này, hãy áp dụng phương pháp kiểm tra thử trước ở vùng nhỏ trên da.
  • Nếu có bất kỳ mối quan tâm, lo ngại nào về việc sử dụng tinh dầu bạc hà, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.

7. Tổng kết

Như vậy, cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà không quá phức tạp. Tuy nhiên, chúng vẫn đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ cũng như thời gian để bạn có thể chiết xuất lọ tinh dầu chất lượng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn nhà sản xuất và phân phối tinh dầu thiên nhiên uy tín để sở hữu một sản phẩm ưng ý. Bạn có thể ghé thăm Kobi để tìm hiểu và khám phá thêm nhiều chiết xuất thực vật độc đáo nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Peppermint Essential Oil https://www.aromaweb.com/essential-oils/peppermint-oil.asp
  2. How to Make Peppermint Oil https://www.wikihow.com/Make-Peppermint-Oil
  3. About Peppermint Oil Uses and Benefits https://www.healthline.com/health/benefits-of-peppermint-oil
  4. Top 15 Peppermint Oil Uses and Benefits for Gut Health, Headaches & More https://draxe.com/essential-oils/peppermint-oil-uses-benefits/
  5. 31 Surprising Peppermint Oil Benefits & Uses https://www.organicfacts.net/health-benefits/essential-oils/health-benefits-of-peppermint-oil.html

Cách làm tinh dầu hoa hồng tại nhà cực đơn giản

Chiết xuất từ hoa hồng-“loài hoa của tình yêu” luôn nhận được sự ưa thích từ mọi người. Không chỉ bởi hương thơm đặc trưng mà còn vì đa dạng lợi ích tiềm năng mà chúng mang lại cho sức khỏe. Trong bài viết sau đây, Kobi xin giới thiệu đến độc giả cách làm tinh dầu hoa hồng đơn giản cũng như những thông tin khác xung quanh tinh chất thực vật độc đáo này.

1. Đôi nét về tinh dầu hoa hồng

1.1 Đặc tính chung của tinh dầu hoa hồng

hoa hồng

Tinh dầu hoa hồng (Rose Essential Oil) được chiết xuất từ những cánh hoa của thực vật cùng tên. Thông qua phương pháp chưng cất hơi nước thu được dung dịch hoa hồng có đặc tính như:

  • Màu vàng nhạt;
  • Mùi thơm hoa hồng đặc trưng;
  • Độ lan tỏa hương thơm ổn định.

Trên thực tế, có 2 loại hoa hồng được đánh giá cao trong ngành mỹ phẩm là:

  • Rosa damascena
  • Rosa centifolia

Dù tinh dầu từ 2 loại này đều mang lại những lợi ích rõ rệt cho sức khỏe nhưng hoa hồng Rosa damascena là giống được ưa chuộng hơn cả vì có mùi thơm nhất. Hơn thế, do cần khoảng 10.000 cánh hoa hồng để tạo ra 01 pound dầu nên chúng được xem là một trong những loại tinh dầu giá trị.

Ngoài ra cần phân biệt:

  • Tinh dầu hoa hồng: được chiết xuất từ những bông hoa;
  • Tinh dầu hạt tầm xuân: được chiết xuất từ quả nhỏ phía sau bông hoa hồng.
Cách làm tinh dầu hoa hồng - cánh hoa hồng
Cách làm tinh dầu hoa hồng – cánh hoa hồng

1.2 Hoạt chất giá trị của tinh dầu hoa hồng

Dù khác biệt đôi chút về hoạt chất của tinh dầu theo điều kiện khí hậu, địa lý, giống loài…nhưng tinh dầu hoa hồng chủ yếu được tạo thành từ các thành phần như: citronellol, citral, carvone, citronellyl acetate, eugenol, ethanol, farnesol, stearoptene, methyl eugenol, nerol, nonanol, nonanal, phenylacetaldehyde, phenylmethyl acetate, phenyl geraniol…

Một số thành phần nổi bật:

  • Citronellol: thành phần tạo mùi hương tự nhiên, là chất đuổi muỗi hiệu quả (cũng có trong sả, phong lữ).
  • Citral: chất kháng khuẩn mạnh, cũng được tìm thấy trong lá chanh và sả.
  • Citronellyl acetate: chịu trách nhiệm tạo ra hương vị dễ chịu và hương thơm của hoa hồng.
  • Eugenol: chất chống oxy hóa, sử dụng như một chất khử trùng tại chỗ như một chất chống kích ứng.
  • Methyl eugenol: chất khử trùng và gây tê cục bộ, có thể tìm thấy trong quế và tía tô đất.
  • Nerol: hợp chất kháng sinh có mùi thơm ngọt, có thể xuất hiện trong thành phẩn của sả, hoa bia…
  • Phenyl geraniol: dạng geraniol tự nhiên, là thành phần quen thuộc trong nước hoa và hương liệu trái cây.

2. Cách làm tinh dầu hoa hồng tại nhà đơn giản

2.1 Cách làm tinh dầu hoa hồng, bước chuẩn bị và sơ chế

sơ chế

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Khoảng 120ml dầu nền (dầu hạt mơ, dầu hạnh nhân, dầu hạt nho…);
  • 20 cánh hoa hồng. Nếu lựa chọn các cánh hoa trong giai đoạn đầu nở hoa sẽ thu được hương thơm mạnh mẽ hơn. Vì thông thường mùi hương sẽ có xu hướng phai dần, dịu nhẹ hơn theo tự nhiên khi cánh đã bung nở hoàn toàn. Như vậy tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn loại cánh hoa hồng.

(Số lượng nguyên liệu có thể linh hoạt tùy theo khả năng chuẩn bị. Với tỷ lệ như trên, thành phẩm tinh dầu thu được là khoảng 120ml.)

Sơ chế:

  • Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn trên cánh hoa với nước lạnh (không nên dùng nước nóng). Thao tác cần nhẹ nhàng, không thô bạo để tránh tình trạng hoa bị giập nát hay lãng phí tinh dầu vào nước.
  • Tiếp đó, để chúng khô tự nhiên trong khoảng 1 giờ. Lưu ý nên phơi khô trong nơi kín gió, thoảng mát, để không bị thất thoát tinh dầu.

2.2 Cách làm tinh dầu hoa hồng, bước thực hiện

Bước 1: Cho ½ số cánh hoa vào túi nhựa kín. Sau khi đặt túi hoa xuống mặt phẳng thì dùng chày gỗ hay vật nặng đập nhẹ vào túi để làm dập cánh hoa. Thao tác này sẽ giúp kích thích cánh hoa tiết dầu nhiều hơn.

bước 1 - cách làm tinh dầu hoa hồng

Bước 2: Cho các cánh hoa trên vào 120ml dầu không mùi đã chuẩn bị sẵn trong lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp.

Bước 2
Bước 2

Bước 3 cách làm tinh dầu hoa hồng: Lắc mạnh và đều lọ thủy tinh để giúp hoàn trộn cũng như thúc đẩy cánh hoa giải phóng dầu. Thực hiện trong vòng vài phút hoặc cho đến khi cánh hoa được thấm ướt dầu hoàn toàn.

Bước 4: Đặt lọ nơi thoáng mát trong vòng 01 ngày nhằm thu được lượng tinh dầu tối đa.

Bước 5: Sau 1 ngày, lọc lấy dầu và loại bỏ cánh hoa.

  • Dùng chiếc rây nhỏ đặt lên miệng của lọ thủy tinh khác;
  • Đổ hỗn hợp dầu và cánh hoa qua rây lọc, thu được dung dịch và loại bỏ cánh hoa cũ;

bước 5 - cách làm tinh dầu hoa hồng

Bước 6: Đem 10 cánh hoa còn lại, cho vào túi kín rồi đập giập nhẹ nhàng.

Bước 7: Cho 10 cánh hoa vừa đập giập vào lọ dầu thu được ở bước 5. Tiếp theo để trong phòng tối, thoáng mát thêm 01 ngày.

Cách làm tinh dầu hoa hồng - Bước 7
Cách làm tinh dầu hoa hồng – Bước 7

Bước 8: Cuối cùng, một lần nữa, lọc lấy dầu và cho vào lọ thủy tinh tối tương tự như bước 5. Bạn đã thu được thành phẩm tinh dầu hoa hồng tự nhiên.

3. Lưu ý gì trong cách làm tinh dầu hoa hồng

Lựa chọn hoa hồng nên đảm bảo hoa sạch, không chứa lượng thuốc trừ sâu vượt quá nồng độ cho phép. Nên ngửi để chọn hoa có hương thơm dịu nhẹ, không mùi thuốc trừ sâu hay phân bón.

Bước làm khô cánh hoa có thể rút ngắn thời gian bằng cách đặt chúng vào khăn giấy thấm nước. Thông thường bước này sẽ tốn mất khoảng 1 giờ đồng hồ của bạn.

Đảm bảo dầu nền hay dầu vận chuyển mà bạn chọn không có mùi nồng nặc. Nếu không hương thơm nhẹ nhàng của tinh dầu hoa hồng thành phẩm sẽ bị lấn át. Một số dầu vận chuyển gợi ý như:

  • Dầu hạt mơ
  • Dầu hạt nho
  • Dầu hạnh nhân

Khi lọc dầu, nếu có mảnh nhỏ của cánh hoa lọt qua, chỉ cần nhẹ nhàng vớt ra bằng dụng cụ bất kỳ;

Ở bước thu thành phẩm cuối cùng, nên chọn lọ thủy tinh tối màu để chứa tinh dầu. Điều này sẽ hạn chế tác động của ánh sáng mặt trời cũng như giúp sản phẩm bảo toàn được đặc tính trị liệu vốn có.

Bảo quản:

  • Chú ý để lọ chứa tinh dầu hoa hồng thành phẩm ở ngoài tầm với của trẻ nhỏ, vật nuôi…
  • Tránh côn trùng hay ánh sáng trực tiếp tác động đến sản phẩm;
  • Thông thường, tinh dầu hoa hồng có hạn sử dụng 1 năm, hoặc tùy theo nhà sản xuất. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có mùi khó chịu hay biến chất, hãy loại bỏ chúng để phòng ngừa các loại kích ứng có thể xảy ra.

4. Cách làm tinh dầu hoa hồng – sử dụng

Dựa vào nhu cầu khác nhau mà bạn có thể linh hoạt sử dụng tinh dầu hoa hồng:

  • Tắm: Thêm khoảng 10 giọt tinh dầu hoa hồng vào dầu nền ưu thích. Sau đó, cho hỗn hợp này vào bồn nước ấm để có trải nghiệm cảm giác thư giãn.
  • Ngâm chân: Thêm 4-5 giọt tinh dầu đã pha loãng vào nước ấm rồi ngâm chân trong khoảng 10 phút.
  • Thư giãn tâm trí:
    • Khuếch tán tinh dầu hoa hồng bằng đèn xông, máy khuếch tán…
    • Thoa 1-2 giọt tinh dầu hoa hồng đã pha loãng lên cổ tay, ngực, cổ…
  • Giảm đau bụng kinh: Tiếp xúc với tinh dầu hoa hồng thông qua khứu giác hoặc pha loãng với dầu vận chuyển rồi massage bụng.
  • Chăm sóc da: Thêm 1-2 giọt tinh dầu vào sữa rửa mặt, kem dưỡng da, sữa tắm…
  • Nước hoa: Xịt lượng tinh dầu hoa hồng đã pha loãng vào những vật dụng muốn lưu giữ hương thơm thư giãn này như gối, túi vải, quần áo,…
  • Dùng như nước cân bằng (toner): cải thiện tình trạng khó chịu của làn da, đặc biệt làn da dầu mụn, lão hóa…
  • Xông hơi: nhỏ 2-5 giọt tinh dầu hoa hồng vào máy xông hơi hoặc chậu nước nóng, trùm kín đầu. Sau đó, có thể đưa mặt vào cách bề mặt nước khoảng 30 cm, và hít thở sâu. Phương pháp hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, làm sạch sâu để dưỡng chất thẩm thấu dễ dàng hơn.

Gợi ý một số sự kết hợp với tinh dầu hoa hồng gồm tinh dầu cam bergamot, hoa cúc, cây xô thơm, phong lữ, hoa oải hương, hoắc hương, ylang ylang, gỗ đàn hương

5. Cách làm tinh dầu hoa hồng: Lợi ích nổi bật của tinh dầu hoa hồng

5.1 Cân bằng tâm trạng

Tinh dầu hoa hồng có khả năng thư giãn đối với nhiều người. Chẳng hạn như:

  • Gần đây, theo Tạp chí Liệu pháp bổ sung trong Thực hành lâm sàng đã công bố nghiên cứu chứng minh liệu pháp hương hoa hồng được sử dụng trên các đối tượng con người (phụ nữ sau sinh) bị trầm cảm và hoặc lo lắng. Kết quả khá đáng chú ý, nhóm trị liệu bằng hương thơm đã trải qua “những cải thiện đáng kể” lớn hơn so với nhóm đối chứng.
  • Ý kiến khác ghi nhận, khi khi tiếp xúc qua hít hở hoặc để tinh dầu từ hoa hồng thẩm thấu qua da, các phân tử sẽ truyền thông điệp đến hệ thống limbic. Đây là vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát cảm xúc và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Sau đó, những tín hiệu này sẽ có tác động nhất định đến nhịp thở, huyết áp, nhịp tim, mức độ căng thẳng, chức năng miễn dịch của cơ thể…
  • Năm 2009, nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Srinakharinwirot của Thái Lan cho thấy rằng tinh dầu hoa hồng có tác dụng thư giãn. Đặc biệt đối với những người bị căng thẳng và trầm cảm.

5.2 Giảm đau

Vào năm 2015, báo cáo ghi nhận mức độ đau của bệnh nhân giảm đáng kể khi hít tinh dầu hoa hồng. Các nhà nghiên cứu nhận định, tinh dầu này có thể đã kích thích não tiết ra hormone endorphin, hormone giảm đau.

5.3 Giảm khó chịu do kinh nguyệt

Một nghiên cứu được thực hiện ở 2 nhóm bệnh nhân:

  • Nhóm chỉ được massage bằng dầu hạnh nhân;
  • Nhóm được massage bằng dầu hạnh nhân kết hợp với tinh dầu hoa hồng.

Kết quả thu được nhóm thứ 2 ít bị chuột rút và khó chịu hơn. Đồng thời hỗn hợp này còn giúp giảm đau liên quan đến kinh nguyệt và hội chứng sau mãn kinh.

5.4 Đặc tính kháng khuẩn, chống nấm

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu chưng cất từ ​​hoa hồng có thể có hiệu quả chống lại những tác nhân gây hại như:

  • Chủng vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng như tụ cầu (Staphylococcus), liên cầu khuẩn (Streptococcus). Thậm chí bao gồm cả S.aureus, nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
  • Nấm Candida albicans, tác nhân có thể gây nhiễm trùng nấm ở vị trí như miệng, ruột, âm đạo…

5.5 Chống oxy hóa

Chiết xuất hoa hồng có chứa những hợp chất phenolic hoạt động như chất chống oxy hóa. Các hợp chất này giảm thiểu các gốc tự do có hại và có tác dụng chống viêm, chống ung thư và chống trầm cảm.

5.6 Sức khỏe làn da

Tinh dầu hoa hồng được nhận xét thân thiện với làn da bởi những nguyên nhân như:

  • Đặc tính chống viêm: giúp làm dịu kích ứng da, giảm mẩn đỏ, đồng thời giúp giảm đau.
  • Kiểm soát cấu trúc da và nhiều bệnh da liên quan đến biệt hóa tế bào sừng như vẩy nến,…
  • Thúc đẩy quá trình chữa lành của da, cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể khác của làn da.

6. Cách làm tinh dầu hoa hồng – Lưu ý khi sử dụng

Tinh dầu hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng

6.1 Đối tượng nào cần lưu ý khi tiếp xúc với tinh dầu

Nếu có trẻ nhỏ, thai phụ, phụ nữ đang cho con bú hoặc vật nuôi trong nhà, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu. Vì một số loại dầu độc hại đối với đối tượng này và nghiên cứu trên những trường hợp nhạy cảm này còn hạn chế.

Đối tượng có tiền sử dị ứng với chiết xuất nào từ hoa hồng không nên sử dụng tinh dầu.

6.2 Lưu ý khác

Tương tự như các loại tinh dầu thực vật khác, để thưởng thức thông qua đường hô hấp, hãy nhỏ vài giọt vào máy khuếch tán hoặc ngửi nắp hộp thay vì đưa mũi vào gần lọ chứa sản phẩm. Bởi với nồng độ cao, tinh dầu có thể khiến bạn đau đầu và choáng váng.

Nên pha loãng dung dịch tinh dầu nguyên chất này cho dù với mục đích hít hay dùng trên da. Theo đó, các loại dầu nên kết hợp tốt là dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân ngọt, dầu argan, dầu hạt mơ, dầu nho…

Tinh dầu hoa hồng không nên uống trực tiếp bởi điều này có thể đem lại rủi ro sức khỏe.

Nên thử nghiệm miếng dán trên da để kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng dầu lần đầu tiên. Để kiểm tra tinh dầu, chỉ cần thoa một lượng nhỏ dầu hoa hồng đã pha loãng (trộn với dầu vận chuyển) lên vùng da bên trong khuỷu tay. Nếu không có bất kỳ ngứa, sưng hoặc đỏ…trong vòng vài giờ, thì hỗn hợp này có thể được xem là an toàn.

Nếu không may dính tinh dầu hoa hồng vào mắt và vùng nhạy cảm khác, cần lập tức rửa sạch bằng nước mát và theo dõi kỹ sức khỏe.

Trong quá trình thưởng thức tinh dầu hoa hồng bằng bất kỳ phương thức nào, nếu có các dấu hiệu dị ứng như phát ban, mụn, choáng, nôn ói, nổi mề đay,…hãy ngừng tiếp xúc ngay.

7. Tổng kết

Quả thực, không ai có thể phủ nhận tinh dầu hoa hồng đã được sử dụng để điều trị các tình trạng sức khỏe và được sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp tự nhiên trong hàng nghìn năm. May mắn thay, cách làm tinh dầu hoa hồng hiện nay khá đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà. Mời bạn ghé thăm Kobi nếu bạn cần nhà sản xuất và phân phối tinh dầu thiên nhiên đáng tin cậy nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. The Benefits of Rose Oil and How to Use It https://www.healthline.com/health/rose-oil#1
  2. How To Make Rose Water At Home: 3 Easy Methods And Benefits https://www.stylecraze.com/articles/diy-make-rosewater-at-home/
  3. 12 Surprising Benefits Of Rose Essential Oil https://www.organicfacts.net/health-benefits/essential-oils/health-benefits-of-rose-essential-oil.html
  4. Rose Essential Oil Benefits Skin, Depression and Hormones https://draxe.com/essential-oils/rose-essential-oil/

Cách sử dụng máy xông tinh dầu an toàn, hiệu quả nhất

Xông tinh dầu là một cách tuyệt vời để cải thiện hương thơm của bất kỳ không gian nào. Có một số loại máy xông tinh dầu khác nhau, nhưng tất cả chúng đều rất dễ sử dụng. Chỉ cần đổ nước sạch và một lượng tinh dầu vừa đủ vào máy, bật nguồn và bắt đầu tận hưởng những gì tinh túy nhất từ thiên nhiên. Dưới đây Kobi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy xông tinh dầu an toàn và hiệu quả nhất.

1. Cách sử dụng máy xông tinh dầu

Bước 1: Đặt máy xông tinh dầu ở một nơi phù hợp, bằng phẳng, sạch sẽ giúp tinh dầu được phân bố đều khắp không gian và tránh những vật lạ rơi vào máy, ảnh hưởng tới hoạt động.

may-xong-tinh-dau-may-khuech-tan-tinh-dau-kb-29k-kobi (11)

  • Tip nhỏ là bạn nên đặt một chiếc khăn xung quanh máy khuếch tán để phòng ngừa nước bắn từ máy ra khi khuếch tán quá mạnh. Nếu khăn vẫn khô sau vài lần sử dụng đầu tiên thì có lẽ không cần dùng đến nữa.

Bước 2: Nhấc nắp máy xông tinh dầu lên. Mặc dù có nhiều loại máy xông tinh dầu và cấu tạo có thể khác nhau một chút, nhưng hầu hết đều có nắp trên cùng có thể được nhấc ra để lộ bình chứa nước.

may-xong-tinh-dau-may-khuech-tan-tinh-dau-kb-29k-kobi (8)

Nếu bạn không chắc chắn về cách mở máy khuếch tán của mình, hãy xem hướng dẫn của nhà bán hàng hoặc nhà sản xuất để có thêm thông tin chi tiết.

Bước 3: Đổ nước sạch (ở nhiệt độ phòng) vào máy xông. Thông thường bạn nên đổ chừng 50-60% dung tích bình chứa. Điều này sẽ giúp máy hoạt động được ổn định và bền bỉ nhất.

Một số loại máy có thiết kế vạch chỉ mức nước tối đa. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn vẫn nên đổ lượng nước vừa phải, dưới vạch MAX để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Thêm 5 đến 10 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán của bạn, tùy thuộc vào từng loại tinh dầu. Lượng tinh dầu cho vào càng nhiều, thời gian lưu hương sẽ càng lâu.

Bạn có thể kết hợp nhiều loại tinh dầu khác nhau nhưng chỉ nên nhỏ tối đa 10 giọt vào máy khuếch tán. Hãy bắt đầu thử với một lượng nhỏ để tránh mùi tinh dầu quá nồng.

Theo dõi lượng tinh dầu bạn sử dụng cho mỗi lần để có thể hiểu rõ hơn về lượng dầu bạn cần. Đối với một căn phòng nhỏ, bạn có thể chỉ cần 3 hoặc 4 giọt. Bắt đầu giảm và tăng lượng dầu bạn sử dụng cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng với mùi thơm.

Bước 5: Đậy lại nắp máy, cắm nguồn và đảm bảo rằng máy được đặt đúng cách. Bật máy khuếch tán để máy bắt đầu hoạt động.

Với các máy thông dụng, thường sẽ có 2 nút chính là MISTLIGHT

May xong tinh dau Bi Ngo Kobi phun suong manh me, chay em, co che do hen gio, tu ngat khi het nuoc, kem dieu khien tu xa (11)

  • Nút MIST: Dùng để bật/tắt nguồn của máy, chuyển giữa các chế độ khuếch tán không hẹn giờ và hẹn giờ (30 giây, 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ …, tùy từng loại máy).
  • Nút LIGHT: Để bật/tắt đèn và luân chuyển giữa các màu đèn.

Hiện nay trên thị trường hầu hết các máy xông tinh dầu đều có thể điều khiển từ xa. Một bộ điều khiển từ xa điển hình (dùng cho hầu hết các máy xông tinh dầu do Kobi cung cấp) có thể được sử dụng như sau:

bo dieu khien tu xa may xong tinh dau

2. Lưu ý khi sử dụng máy xông tinh dầu

Máy xông tinh dầu là một thiết bị điện tử, và cũng như các thiết bị khác, cách dùng máy xông tinh dầu liên quan rất chặt chẽ tới độ bền của máy. Để máy hoạt động được trơn tru, bền bỉ, bạn cần lưu ý:

  • Vệ sinh máy sau 2-3 lần sử dụng hoặc làm ngay nếu như bạn không có kế hoạch sử dụng ở ngày tiếp theo. Điều này sẽ làm cho máy bền đẹp hơn.
  • Đặt máy trên mặt phẳng và không di chuyển khi máy hoạt động.
  • Sử dụng tinh dầu thiên nhiên nguyên chất với nhiều lợi ích tốt cho cho sức khỏe và làm đẹp.
  • Không dùng hương liệu, tinh dầu giá rẻ, kém chất lượng vừa ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe vừa hại máy.
  • Dùng nước sạch có nhiệt độ phòng để dùng, không dùng nước nóng, nước lạnh, không bỏ các loại lá xông vào máy.

>>> 150 loại tinh dầu thiên nhiên giá sỉ Kobi hiện đang cung cấp

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.wikihow.com/Use-an-Oil-Diffuser

16 cách trị ho tại nhà hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn

Ho là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh COVID – 19. Ho kéo dài có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng Kobi tìm hiểu về nguyên nhân gây ho và một số cách trị ho tại nhà hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Ho là gì?

Đầu tiên, bạn cần hiểu ho là gì. Ho là tình trạng thở ra mạnh. Đây là phản xạ tự nhiên hoặc có chủ đích nhằm:

  • Giúp tống các chất dịch trong đường thở ra ngoài, làm sạch đường hô hấp.
  • Bảo vệ đường thở khỏi các dị vật xâm nhập như hạt đậu, đồng xu, …
  • Ho cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau.

Ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khiến mọi người tìm đến cơ sở y tế.

16 cách trị ho tại nhà hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn

2. Nguyên nhân nào gây ho?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho. Người ta phân loại theo thời gian ho: cấp tính và mạn tính

2.1. Nguyên nhân gây ho cấp tính thường gặp

Ho cấp tính là ho có thời gian dưới 3 tuần.

Nguyên nhân ho cấp tính thường gặp: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp, viêm phổi, chảy dịch ở mũi sau, …

Tác nhân gây ra có thể là vi khuẩn như phế cầu; có thể là virus như cúm, SARS, … Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, ho còn là một trong những triệu chứng đầu tiên của COVID – 19.

2.2. Nguyên nhân gây ho mạn tính thường gặp

Ho mạn tính là tình trang ho kéo dài trên 8 tuần ở người lớn và 4 tuần ở trẻ em. Nguyên nhân gây ho mạn tính có thể từ đường hô hấp và cả đường tiêu hóa

  • Đường hô hấp: Viêm phế quản mạn tính, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Hội chứng chảy dịch mũi sau
  • Tăng phản ứng sau nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút hoặc vi khuẩn (ví dụ ho khan). Đây là biểu hiện thường gặp ở người sau khi khỏi COVID – 19.
  • Đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản. Axit trong dạ dày bị trào ngược làm tổn thương vùng hầu họng, thanh quản gây ra ho.

Nguyên nhân ho ở trẻ em gần giống ở người lớn. Tuy nhiên, ho do hen và do dị vật đường thở có thể thường gặp hơn ở trẻ em.

3. Một số cách chữa ho tại nhà

Kobi sẽ cung cấp cho bạn một số cách chữa ho có thể áp dụng tại nhà. Tùy theo nguyên nhân gây ho mà mỗi phương pháp có hiệu quả khác nhau.

3.1. Thực phẩm giảm ho tại nhà

3.1.1. Bối mẫu

Bối mẫu là vị thuốc dùng trong y học cổ truyền từ lâu đời, có tác dụng để nhuận phế (phổi), tiêu trừ đờm, ho do nhiệt nóng, viêm phổi, ho lao, …

Bạn có thể dùng 1 quả lê bỏ lõi hạt, cho 10 gam bối mẫu vào giữa quả lê cùng với ít đường phèn. Chưng cách thủy trong 30 phút. Ăn hết tất cả, ngày từ 1 – 2 quả.

3.1.2.  Hạt củ cải

Hạt củ cải có tác dụng chữa ho hen suyễn, ho đàm nhiều, ngực bụng đầy tức, người già ho lâu ngày, ăn uống khó tiêu.

La bặc tử (hạt củ cải) 10 gam, tô tử (hạt tía tô) 10 gam, bạch giới tử (hạt cải xanh) 10 gam. Tán nhỏ, thêm 500ml nước sôi, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

3.1.3. Hẹ

Hẹ có tác dụng kháng khuẩn. Khả năng này được đánh giá là khá bền vững. Vì vậy, lá và củ hẹ có thể chữa ho cho trẻ em bằng cách dùng 20 – 30 gam chưng với đường phèn.

3.1.4. Lá húng chanh

Lá húng chanh thường dùng trong điều trị ho mạn tính, hen suyễn, viêm phế quản và đau họng. Chữa ho hen, chữa cảm cúm: 10 – 16 gam (khoảng 5 – 7 lá tươi), rửa sạch, sau đó nhai ngậm trong miệng. Hoặc lấy số lượng tương tự, vò nát, cho vào 100ml nước sôi trong 2 phút.

3.1.5. Khuynh diệp

Lá khuynh diệp chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng chống lại vi khuẩn, có thể trị ho giúp trợ tiêu hóa.

Dùng 20g lá khuynh diệp tươi, hãm với nước sôi. Uống thay trà là cách trị ho tại nhà hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng lá khuynh diệp xông mũi, chữa cảm cúm.

3.1.6. Vỏ quýt

Vỏ quýt là vị thuốc Trần bì trong Đông y từ lâu đời. Tác dụng của vỏ quýt là trừ đờm, hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng.

Dùng vỏ quýt để chữa ho mất tiếng: trần bì 12g, sắc 200ml còn 100ml nước sắc. Hạn chế mở nắp khi sắc. Pha với đường phèn. Uống trong ngày.

Ngoài ra, trong Đông y còn rất nhiều loại dược liệu, bài thuốc giúp bạn trị ho. Tuy nhiên, bạn cần được khám và kê toa phù hợp với tình trạng bệnh.

3.2. Tinh dầu thiên nhiên giúp trị ho tại nhà

Nhìn chung, một số loại tinh dầu thiên nhiên có khả năng kháng vi khuẩn, virus nên giúp bạn chữa ho tại nhà. Ngày nay, tinh dầu thiên nhiên được bào chế thành dạng viên nang giảm ho, kẹo ngậm, chai xịt họng, … thuận tiện cho bạn và gia đình sử dụng. Dưới đây là 10 loại tinh dầu giúp trị ho tại nhà mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm.

3.2.1. Tinh dầu húng chanh

Đầu tiên, không thể không kể đến tinh dầu húng chanh. Tương tự như lá tươi, tinh dầu húng chanh được sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn, giúp giảm nhiễm trùng, loãng đờm hiệu quả trong các bệnh đường hô hấp. Bởi lẽ, người ta tìm thấy trong tinh dầu húng chanh lượng lớn Carvacrol và Thymol.

Pha loãng tinh dầu húng chanh bôi ngoài da giúp giảm các triệu chứng như ho, hen suyễn, khạc đờm do cảm lạnh. Bạn có thể xoa vào vùng ngực, bụng, bàn chân khi chuyển mùa, mùa đông.

Khuếch tán tinh dầu húng chanh trong không khí làm trong lành, diệt khuẩn, và đuổi côn trùng như ruồi muỗi.

3.2.2.  Tinh dầu khuynh diệp

Hợp chất 1,8 – cineole có trong tinh dầu khuynh diệp dùng để điều trị các bệnh hô hấp như giảm ho, giúp bài xuất chất nhầy ra ngoài và thư giãn cơ hô hấp.

Ngoài ra, từ lâu trong y học cổ truyền, tinh dầu khuynh diệp đã điều trị các vấn đề như cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, viêm xoang, hen suyễn, viêm phế quản.

Xoa tinh dầu khuynh diệp pha loãng ở ngực bụng và cổ họng giúp giảm ho do cảm lạnh và cúm mùa.

3.2.3. Tinh dầu quế

Quế thường được sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn. Quế trong Đông y có vị cay ngọt tính nóng (đại nhiệt) có thể trị ho do lạnh ở thể trạng người hay bị lạnh.

Một nghiên cứu kết luận rằng tinh dầu quế có thể ngăn chặn các mầm bệnh đường hô hấp nếu khuếch tán vào không khí trong một khoảng thời gian ngắn. Tinh dầu quế tính chất sát trùng rất mạnh.

16-cách-trị-ho-tại-nhà-hiệu-quả-cho-cả-trẻ-em-và-người-lớn

3.2.4. Tinh dầu hương thảo

Hương thảo là một loại cây được tìm thấy trên khắp thế giới. Nó có thể làm dịu các cơ trong khí quản, giúp bạn giảm ho trong bệnh hen suyễn. Bạn có thể trộn tinh dầu hương thảo với dầu nền và thoa lên da.

3.2.5. Tinh dầu nhục đậu khấu

Một nghiên cứu chỉ ra ngửi tinh dầu hạt nhục đậu khấu khuếch tán giúp làm giảm loãng đờm, giảm dịch tiết đường hô hấp ở thỏ.

Bạn có thể thêm tinh dầu nhục đậu khấu vào máy khuếch tán để xem liệu tinh dầu này có giúp giảm ho hay không. Điều chỉnh giảm lượng tinh dầu nhục đậu khấu dựa trên hiệu quả mà bạn cảm nhận.

3.2.6. Tinh dầu cây bách

Trong tinh dầu trắc bách diệp có chứa nhiều camphene. Phân tử này có thể giúp giảm tắc nghẽn đường hô hấp, long đờm hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng giãn phế quản bắt đầu suy giảm khi nồng độ tinh dầu trắc bách diệp tăng cao trong không khí. Vì vậy, nếu bạn ho có đờm thì bạn chỉ cần đổ một vài giọt tinh dầu vào bát đầy nước ấm là đủ.

3.2.7. Tinh dầu cỏ xạ hương

Trong tinh dầu cỏ xạ hương chứa hàm lượng thymol lớn. Hoạt chất đã được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, long đờm, giảm ho, giảm đau, an thần, chống viêm và giãn phế quản.

Các nhà nghiên cứu đã xác định cách sử dụng tinh dầu tốt nhất để chống lại các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Nghiên cứu kết luận rằng tinh dầu cỏ xạ hương nên được khuếch tán nhanh chóng ở nồng độ cao trong thời gian ngắn.

3.2.8. Tinh dầu phong lữ

Tinh dầu phong lữ có thể chữa các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, bao gồm cả viêm phế quản. Các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng tinh dầu phong lữ và giảm triệu chứng ho.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc sử dụng tinh dầu ​​phong lữ còn làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh thông thường và rút ngắn thời gian bệnh.

Bạn có thể thử một vài giọt tinh dầu phong lữ trong máy khuếch tán hoặc pha loãng với dầu nền để xem liệu nó có giúp giảm ho và các triệu chứng liên quan khác của bạn không.

3.2.9. Tinh dầu bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà có chứa nhiều menthol. Nhiều người sử dụng tinh dầu này để giảm tắc nghẽn, giúp cảm thấy dễ chịu hơn. Menthol làm tăng đáng kể sự thông thoáng của mũi. Để có được cảm giác giảm ho, bạn có thể thử xông tinh dầu bạc hà bằng máy khuếch tán tinh dầu hoặc một bát nước xông hơi.

3.2.10. Tinh dầu oải hương

Ho có thể là một triệu chứng của bệnh hen suyễn. Người ta chứng minh rằng tinh dầu hoa oải hương giúp cải thiện các triệu chứng hen suyễn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngửi tinh dầu hoa oải hương đã giãn cơ trơn phế quản do co thắt trong bệnh hen phế quản gây ra.

Hãy thử hít tinh dầu hoa oải hương bằng cách xông hơi, máy khuếch tán hoặc pha loãng và cho vào bồn nước ấm để xem liệu nó có thể giúp giảm ho hay không.

Còn rất nhiều loại tinh dầu thiên nhiên có thể giúp bạn trị ho tại nhà. Bạn có thể tìm kiếm những bài viết chi tiết về từng loại tinh dầu trên website của Kobi Việt Nam.

4. Một số lưu ý khi chữa ho tại nhà

Một số trường hợp ho có thể cảnh báo dấu hiệu nguy hại đến sức khỏe mà bạn cần lưu ý:

  • Ho kèm khó thở đột ngột, đặc biệt ở trẻ em, gợi ý tình trạng dị vật đường thở
  • Ho ra máu có thể gợi ý lao phổi, giãn phế quản, ung thư
  • Ho khạc đàm bọt hồng gợi ý phù phổi cấp
  • Ho khạc đàm kéo dài ở người hút thuốc lá gợi ý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Ho kèm sụt cân không do nguyên nhân ăn kiêng
  • Ho kèm sốt liên tục, sốt về chiều
  • Bạn thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ cao như: nhiễm lao, nhiễm HIV/AIDS

Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây ho. Tùy theo tình trạng bệnh mà lựa chọn phương pháp trị ho phù hợp.

Nếu bạn dị ứng với một trong những dược liệu hoặc tinh dầu thiên nhiên đã kể trên thì bạn không nên dùng mà hãy chọn phương pháp khác phù hợp hơn.

5. Kết luận

Ho là một phản ứng của cơ thể. Ho kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây khó chịu cho bạn. Trên đây là một số cách chữa ho tại nhà hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Kobi hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24909715/
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6274163/
  4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28758221/
  5. https://www.healthline.com/health/essential-oils-for-cough#essential-oils-for-cough
  6. https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%c3%aan-gia/r%e1%bb%91i-lo%e1%ba%a1n-ch%e1%bb%a9c-n%c4%83ng-h%c3%b4-h%e1%ba%a5p/tri%e1%bb%87u-ch%e1%bb%a9ng-c%e1%bb%a7a-c%c3%a1c-b%e1%bb%87nh-l%c3%bd-h%c3%b4-h%e1%ba%a5p/ho-%e1%bb%9f-ng%c6%b0%e1%bb%9di-l%e1%bb%9bn?autoredirectid=17966

3 cách làm dầu dừa tại nhà đơn giản, chất lượng

Dầu dừa là loại dầu thực vật quen thuộc với nhiều người trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được ứng dụng trong ẩm thực, chúng còn có đa dạng lợi ích cho sức khỏe như dưỡng mi, dưỡng môi, chăm sóc da, phục hồi mái tóc,…Ngoài ra, dầu dừa còn thân thuộc bởi phương pháp chiết xuất khá đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện. Bây giờ, Kobi sẽ cùng bạn khám phá những cách làm dầu dừa tại nhà cũng như lợi ích và cách sử dụng của dầu nhé.

1. Đôi nét về dầu dừa

1.1 Đặc tính chung của dầu dừa

Dầu dừa (Coconut oil) được chiết xuất từ phần cơm dừa (cùi dừa). Tùy vào nhu cầu và điều kiện sản xuất mà phương pháp sản xuất dầu thực vật này cũng khá đa dạng. Thực tế, có thể phân biệt sản phẩm từ dầu dừa thành 2 loại là dầu nguyên chất và dầu tinh luyện. Trong đó, dầu nguyên chất được ưa chuộng hơn bởi những lợi ích mà chúng mang lại. Thông thường, dầu dừa nguyên chất có các đặc tính sau:

  • Màu sắc: hơi ngà ngà vàng và trong suốt;
  • Mùi hương đặc trưng ngọt và dịu nhẹ. Nếu sản phẩm có mùi nồng, ngọt đậm khả năng cao là mùi hương liệu.
  • Kết cấu dung dịch: độ sánh cao (có thể tương đương với dầu ăn hằng ngày);
  • Ở nhiệt độ phòng, dầu dừa sẽ có kết cấu dạng bán rắn. Nhiệt độ nóng chảy là khoảng 76-78oF (24-25oC). Chúng có thể chuyển thành kết cấu rắn hơn nếu nhiệt độ thấp hơn 76oF (24oC).

1.2 Những thành phần giá trị của dầu dừa

Từ dữ liệu của USDA-Viện dinh dưỡng quốc gia Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dầu dừa chứa các thành phần giá trị như:

  • Năng lượng trong 100g dầu khoảng 862 calories;
  • Là một trong những nguồn dinh dưỡng có chất béo bão hòa chiếm ưu thế cao nhất. Gồm acid lauric, acid capric, acid myristic, acid caprylic, acid palmitic…
  • Ngoài ra, chúng cũng chứa tỷ lệ ít hơn các chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa.
  • Chất chống oxy hóa dồi dài như phytosterol, tocopherols, tocotrienols, flavonoid, polyphenol…
  • Và hầu như không chứa nhóm dinh dưỡng khác như protein, carbohydrate, đường, chất xơ, vitamin, khoáng chất.

2. Cách làm dầu dừa tại nhà đơn giản

Tùy vào điều kiện chiết xuất và nhu cầu, mà có đa dạng cách nấu dầu dừa tại nhà khác nhau. Sau đây, Kobi sẽ giới thiệu đến độc giả 3 phương pháp thường gặp và dễ thực hiện.

3 cách làm dầu dừa tại nhà đơn giản, chất lượng (2)

2.1 Cách làm dầu dừa tại nhà bằng phương pháp nghiền ướt

Chuẩn bị:

  • Dừa: nên chọn quả già, khô, vỏ nâu, bởi lúc này cơm dừa là ngon nhất;
  • Máy xay sinh tố;
  • Lọ đựng;
  • Đồ lọc nước cốt dừa: túi lọc chuyên dụng hoặc đồ lọc cà phê hoặc miếng vải sạch;

Cách thực hiện:

  • Lấy cơm dừa: sau khi bổ đôi quả dừa, dùng đồ nạo bất kỳ (muỗng, dao, đồ nạo chuyên dụng…) để tách phần cơm dừa ra. Tiếp theo nên cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
  • Cho cơm dừa vào máy xay sinh tố, thêm ít nước rồi xay nhuyễn ở mức trung bình. Cho đến khi thu được hỗn hợp dung dịch sệt và mịn nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay và vào lọ đựng bằng vải thưa, đồ lọc cà phê… Cố gắng vắt kỹ và mạnh tay để không lãng phí phần nước cốt này. Lặp lại quá trình này đến khi dùng hết hỗn hợp dừa.
  • Để yên lọ đựng nước cốt dừa trong vòng 24 tiếng ở nơi khô ráo và nhiệt độ thích hợp. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể để lọ nước cốt vào ngăn mát tủ lạnh. Còn nếu không thích đông lạnh hỗn hợp, bạn có thể để lọ trong nhiệt độ phòng bình thường;
  • Sau thời gian này, hỗn hợp nước cốt sẽ bắt đầu lắng lại và phân tách thành 2 phần. Phía trên là lớp váng đông lại và phía dưới là lớp dầu dừa nguyên chất.
  • Vớt lớp váng phía trên bỏ đi, chiết phần dầu dừa bên dưới ra lọ sạch. Đây là thành phẩm thu được vừa an toàn vừa chất lượng.

2.2 Cách làm dầu dừa tại nhà bằng phương pháp lạnh

Chuẩn bị:

  • Dừa: nên chọn quả già khô, vỏ nâu, bởi lúc này cơm dừa là ngon nhất;
  • Máy xay sinh tố;
  • Lọ đựng;
  • Đồ lọc nước cốt dừa: túi lọc chuyên dụng hoặc đồ lọc cà phê hoặc miếng vải sạch;

Thực hiện:

  • Lấy cơm dừa: sau khi bổ đôi quả dừa, dùng đồ nạo bất kỳ (muỗng, dao, đồ nạo chuyên dụng…) để tách phần cơm dừa ra. Tiếp theo nên cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
  • Có thể cho các miếng dừa vào lò vi sóng ở nhiệt độ thấp để sấy khô. Thời gian có thể kéo dài từ 4-8 giờ tùy vào kích cỡ miếng dừa. Mục đích của việc này là giúp gia tăng nồng độ dầu dừa thu được. Nếu không có đủ thiết bị, dụng cụ bạn có thể bỏ qua bước này và đến bước tiếp theo.
  • Cho cơm dừa vào máy xay sinh tố, thêm ít nước rồi xay nhuyễn ở mức trung bình. Cho đến khi thu được hỗn hợp dung dịch sệt và mịn nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay và vào lọ đựng bằng vải thưa, đồ lọc cà phê… Cố gắng vắt kỹ và mạnh tay để không lãng phí phần nước cốt này. Lặp lại quá trình này đến khi dùng hết hỗn hợp dừa.
  • Cho phần sản phẩm đã lọc vào lọ và bảo quản ở nơi ấm áp, thoáng mát. Chờ 24 tiếng để phần nước cốt dừa lắng xuống đáy lọ, dầu dừa nguyên chất sẽ nổi lên trên.
  • Chiết dầu vào lọ sạch mới và chúng đã sẵn sàng để sử dụng.

2.3 Cách làm dầu dừa tại nhà bằng phương pháp làm nóng

Chuẩn bị:

  • Tương tự như 2 phương pháp trên nhưng thêm nồi nấu và nước sôi;

Cách thực hiện:

  • Đun nóng nước sôi;
  • Lấy cơm dừa: sau khi bổ đôi quả dừa, dùng đồ nạo bất kỳ (muỗng, dao, đồ nạo chuyên dụng…) để tách phần cơm dừa ra. Tiếp theo nên cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
  • Cho các miếng dừa vào máy xay sinh tố rồi đổ nước nóng vào sao cho sâm sấp với phần dừa nạo (tỷ lệ tham khảo là 1 trái dừa : 2 chén nước). Sau đó xay nhuyễn hỗn hợp trên cho đến khi thu được dung dịch mịn.
  • Lọc lấy phần nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay và vào lọ đựng bằng vải thưa, đồ lọc cà phê…Cố gắng vắt kỹ và mạnh tay để không lãng phí phần nước cốt này. Lặp lại quá trình này đến khi dùng hết hỗn hợp dừa.
  • Đun sôi nước cốt dừa bằng nồi đun trên bếp với lửa ở mức nhỏ. Khuấy liên tục cho đến khi nước bay hơi hết, kem tách khỏi dầu. Lúc này, dung dịch chuyển sang màu nâu và trong suốt và phần cặn dừa ở đáy nồi có màu nâu sẫm. Như vậy là ta đã thu được thành phẩm.
  • Quá trình đun sôi chất lỏng cho đến khi nó đạt trạng thái thích hợp có thể mất hơn một giờ (với 2 trái dừa). Vì vậy, hãy kiên nhẫn và khuấy liên tục để tránh cháy khét. Cuối cùng vớt phần cặn trong nồi và để nguội dung dịch. Cất trữ vào lọ sạch rồi dùng dần.

2.4 Cách bảo quản

Cách bảo quản dầu dừa khá đơn giản:

  • Nếu thuận tiện hãy đặt chúng vào tủ lạnh. Lúc này, dầu dừa chất lượng sẽ đông đặc lại, kết cấu mịn, màu trắng tuyết. Ngược lại, nếu thành phẩm kém chất lượng, thì kết cấu có thể không đồng đều, bị vón cục, màu sắc lạ.
  • Mặt khác, nếu nhà không có đầy đủ tiện nghi, không cần thiết phải giữ dầu dừa trong tủ lạnh. Mà chỉ cần trữ dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh côn trùng, bụi bẩn xâm nhập.

3. Các cách thức sử dụng dầu dừa hiệu quả

Ngày nay, dễ dàng bắt gặp dầu thực vật này trong sản phẩm thương hiệu chăm sóc cơ thể, hỗ trợ trị liệu, trong dầu massage, ẩm thực…Một số phương pháp dùng dầu thường gặp:

  • Cách ủ tóc bằng dầu dừa: Sau khi thoa dầu dừa vào chân tóc, thực hiện massage để dầu dừa thấm đều vào tóc. Ủ trong khoảng 30 phút sau đó gội sạch bằng dầu gội để có mái tóc suôn mượt. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm vài giọt tinh dầu như bưởi, oải hương…để nâng cao hiệu quả.
  • Dưỡng mi bằng dầu dừa: Dùng tăm bông sạch thấm dầu dừa rồi chải lên mi mắt. Chú trọng vùng chân mi rồi để qua đêm. Sáng ngày hôm sau hãy rửa sạch những phần dầu còn đọng lại trên mi.
  • Dưỡng da bằng dầu dừa: nhỏ vài giọt dầu dừa vào các sản phẩm chăm sóc da. Ví dụ kem dưỡng ẩm, dưỡng môi, bộ phận cơ thể bị bong da, thô ráp, cần dưỡng ẩm…Ngoài ra, dầu thực vật này còn có thể làm dầu tẩy trang, loại bỏ lớp trang điểm hay giảm nứt gót chân…
  • Dưỡng môi bằng dầu dừa: thoa một lớp dầu dừa mỏng lên môi trước khi đi ngủ, sáng hôm sau bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mịn của môi.
  • Đây còn là dầu vận chuyển trong xoa bóp, massage…tại các khu vực cần trị liệu.
  • Dùng trong thành phần đánh bóng chất liệu da: như giày da, túi da…
  • Ẩm thực: sử dụng để nấu ăn ở nhiệt độ trung bình, nhằm tăng thêm độ thơm ngon. Trong các món làm bỏng ngô, nướng, xào, bánh nướng…với lượng vừa phải.

4. Lợi ích nổi bật của dầu dừa đối với sức khỏe

4.1 Kháng khuẩn

Theo các nhà khoa học, lợi ích kháng khuẩn của dầu dừa được ghi nhận như:

  • Khả năng này là do tác dụng của chất monolaurin. Đây là chất béo trung tính được tạo thành bởi acid lauric (chiếm khoảng 50% trong dầu) và glycerol. (Lieberman và cộng sự, 2006). Ngoài ra, trong nghiên cứu trên người của Strandberg và cộng sự (2009) đã báo cáo tác dụng ức chế của monolaurin đối với Staphylococcus aureus.
  • Bên cạnh đó, monolaurin và acid lauric có thể hoạt động như chất kìm hãm sự phát triển của một số vi khuẩn khác. Chẳng hạn như: Staphylococcus aureus, Streptococcus mutans, Streptococcus pyogenes, Escherichia coli…
  • Ngoài các chất kể trên, vài hoạt chất khác cũng góp phần vào tiềm năng kháng khuẩn của dầu:
    • Acid capric: phản ứng với một số enzym do các vi khuẩn tiết ra, rồi chuyển thành một chất kháng khuẩn mạnh là monocaprin.
    • Acid caprylic và acid myristic đều giàu đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm đã được công nhận.

4.2 Công dụng của dầu dừa trong làm đẹp

Từ lâu, tác dụng dầu dừa với da mặt trong các vấn đề khác nhau đã được minh chứng như:

  • Dầu dừa chứa các acid béo chuỗi trung bình, tác động tích cực đến làn da nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm…(Theo Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế)
  • Hiệu quả trong việc giảm thiểu những khó chịu của viêm da dị ứng.
  • Cải thiện tích cực làn da, dưỡng ẩm cho da khô, mềm lớp biểu bì cứng…

Tác động của dầu dừa lên tóc và da đầu:

  • Dưỡng ẩm, cung cấp acid béo, nuôi dưỡng các sợi tóc, giảm gãy rụng;
  • Do trọng lượng phân tử thấp, nó có thể thâm nhập vào sợi tóc và ngăn ngừa hư tổn tóc, hạn chế gàu.

Ngoài ra, thực tế, các ứng dụng dầu dừa dưỡng mi, dưỡng môi,…cũng ngày càng được ưa chuộng.

4.3 Nguồn chất chống oxy hóa dồi dào

Dầu dừa cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào cho sức khỏe. Đây là chất giúp trung hòa phân tử gốc tự do. Từ đó hạn chế sự gây hại và ngăn ngừa một số yếu tố nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn. Là sản phẩm thiên nhiên thân thiện với sức khỏe chúng ta.

4.4 Lợi não bộ

Hơn thế, các chất chống oxy hóa trong dầu sẽ mang đến cho tiềm năng chống viêm và bảo vệ não, tế bào thần kinh…Theo đó, các chất béo chuỗi trung bình trong dầu hỗ trợ:

  • Cải thiện vấn đề trí nhớ ở người lớn tuổi, cung cấp năng lượng cho tế bào não hiệu quả mà không cần sử dụng insulin.
  • Hiệu quả đối với các triệu chứng thoái hóa thần kinh, tăng cường khả năng nhận thức của bệnh nhân Alzheimer.

5. Điều cần lưu ý trong cách làm dầu dừa tại nhà và khi sử dụng là gì?

5.1 Trong ẩm thực

Chế độ ăn hoàn toàn chuyển sang dầu dừa không được khuyến khích dù lợi ích ấn tượng của chúng. Tuy nhiên, đây là bổ sung hương vị tuyệt vời vào các công thức nấu ăn với lượng vừa phải. Khuyến nghị về liều lượng dùng theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ:

  • Nên dùng 30 gam/ngày đối với nam giới và 20 gam/ngày đối với phụ nữ.
  • Tương ứng với khoảng 2 muỗng canh và 1,33 muỗng canh dầu dừa.

5.2 Trong cách làm dầu dừa tại nhà

Ưu tiên lựa chọn quả dừa già, có lớp vỏ cứng, màu nâu sẫm. Bởi dừa trưởng thành sẽ cho nhiều dầu hơn dừa non.

Do điểm sôi thấp-171oC, nên hạn chế sử dụng dầu để chiên rán liên tục hoặc nấu dầu dừa ở nhiệt độ quá cao. Điều sẽ khiến chúng dễ sản sinh các chất gây ung thư.

Khi cho vào máy xay, hỗn hợp không nên để cao hơn ½ máy, nên chia nhỏ thành nhiều lần để xay. Vì nếu đổ đầy máy xay quá cao có thể khiến nắp và dung dịch bị văng ra.

5.3 Chú ý khi sử dụng lên da

Việc bôi dầu dừa lên da có thể không phù hợp cho tất cả mọi người. Ví dụ:

  • Với tần suất và lượng bôi quá dày trên một vị trí sẽ làm da bị bức bí, dễ sinh ra mụn…Do đó, mỗi tuần chỉ nên thoa dầu dừa trên da mụn khoảng 1-2 lần là đủ.
  • Da dầu khi dùng dầu thực vật này có thể bị tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn đầu đen.
  • Luôn khuyến khích sử dụng lượng nhỏ trước khi dùng ở khu vực lớn hơn, để hạn chế kích ứng.
  • Mặt khác nếu có tiền sử dị ứng với thành phần có trong dầu, thì nên tránh xa.

6. Tổng kết

Với hướng dẫn chi tiết trên đây, hi vọng bạn sẽ lựa chọn được cách làm dầu dừa tại nhà phù hợp với điều kiện của từng cá nhân. Và đừng quên ghé thăm Kobi để khám thêm những điều thú vị về thế giới dầu thực vật nhé.

>>> Xem thêm: Dầu dừa Kobi 100% nguyên chất.

>>> Mua ngay: Tinh dầu Sả Chanh, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế 100% nguyên chất, nhập khẩu Ấn Độ hoặc tham khảo danh sách 500 sản phẩm Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền, dầu massage, tinh dầu thơm của Kobi tại đây.

Tài liệu tham khảo

  1. How to Make Virgin Coconut Oil https://www.wikihow.com/Make-Virgin-Coconut-Oil
  2. 10 Evidence-Based Health Benefits of Coconut Oil https://www.healthline.com/nutrition/top-10-evidence-based-health-benefits-of-coconut-oil
  3. How to Eat Coconut Oil, and How Much Per Day? https://www.healthline.com/nutrition/how-to-eat-coconut-oil
  4. Is Coconut Oil Good for Your Skin? https://www.healthline.com/nutrition/coconut-oil-and-skin
  5. Coconut oil: what do we really know about it so far? https://academic.oup.com/fqs/article/3/2/61/5475954
  6. Coconut Oil Health Benefits And Uses https://www.organicfacts.net/health-benefits/oils/health-benefits-of-coconut-oil.html
  7. 20 Coconut Oil Benefits for Your Brain, Heart, Joints + More! https://draxe.com/nutrition/coconut-oil-benefits/

2 cách làm tinh dầu sả tại nhà cực kỳ dễ thực hiện

Có lẽ ngày nay, không còn quá xa lạ về tinh dầu sả và các sản phẩm từ tinh dầu thiên nhiên này. Đây chiết xuất tự nhiên quen thuộc với hầu hết mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ mang đến hương thơm tươi mát, thư giãn, tinh dầu thực vật này còn có đa dạng lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như kháng khuẩn, khử mùi, xua đuổi côn trùng, thư giãn tinh thần,…Bây giờ, mời bạn cùng Kobi tìm hiểu thêm về tinh dầu sả, cũng như cách làm tinh dầu sả tại nhà nhé.

1. Tinh dầu sả chanh là gì?

1.1 Thông tin chung

Sả là thực vật nhiệt đới được sử dụng từ xa xưa trong ẩm thực và dược liệu trị bệnh. Bên cạnh là nguyên liệu trong công thức nấu ăn, chiết xuất từ loài cỏ này còn xuất hiện trong đa dạng các sản phẩm chăm sóc cơ thể. Có thể kể đến như dưỡng da, xà phòng, dầu gội đầu, dầu xả…

Tinh dầu sả/Tinh dầu sả chanh (Lemongrass Essential Oil) được chiết xuất từ lá và thân của cây sả Cymbopogon citratus. Thông qua quá trình chưng cất hơi nước thu được:

  • Mùi hương tương tự hương chanh nhưng nhẹ và ngọt hơn, ít chua;
  • Tinh dầu có kết cấu sánh nhẹ;
  • Màu trong suốt hoặc vàng nhạt;

Cần phân biệt với sả gừng (C. martinii var. sofia) và tinh dầu của chúng (Gingergrass Essential Oi). Tinh dầu này sẽ có mùi tương tự như nhựa thông, hơi ngấy và phảng phất mùi thảo mộc, hoa hồng…

1.2 Hoạt chất chính có trong tinh dầu sả chanh

Theo các tài liệu tinh dầu sả chứa đa dạng các hoạt chất hóa học nổi bật. Chẳng hạn như:

  • Myrcene, geranyl acetate, nerol, geraniol, citronellal, neral, limonene, citral…
  • Ngoài ra, chúng có thể cung cấp khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B, C, kẽm, sắt…

2. Cách làm tinh dầu sả tại nhà dễ thực hiện

cách làm tinh dầu sả tại nhà cực kỳ dễ thực hiện (3)

Thực tế, việc lựa chọn tinh dầu sả từ nhà cung cấp đáng tin cậy và uy tín sẽ dễ dàng hơn và sản phẩm sẽ chỉn chu hơn nhờ công nghệ và máy móc hiện đại. Tuy nhiên, việc tự tay tạo nên tinh dầu thiên nhiên là thú vui và hoạt động tuyệt vời. Đặc biệt là với nguyên liệu dễ tìm thấy trong vườn nhà như sả. Sau đây, chúng tôi mời bạn tham khảo gợi ý về cách nấu tinh dầu sả tại nhà đơn giản:

2.1 Tham khảo cách làm tinh dầu sả tại nhà thứ nhất

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 01 bó sả: thường lựa loại sả già tươi bởi sẽ thu được tinh dầu và chất lượng cao hơn;
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy kín;
  • Rượu trắng;
  • Nước lọc;
  • Máy xay nhuyễn;
  • Vải thưa sạch/ lưới lọc;

Cách làm tinh dầu sả tại nhà:

  • Đem rửa sạch và loại bỏ tạp chất, bụi bẩn trên sả;
  • Đập nhẹ cho sả hơi giập rồi cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 3-4cm;
  • Xếp các đoạn trên vào lọ thủy tinh rồi đổ rượu trắng và nước lọc vào lọ với tỷ lệ 1:1, cho đến khi ngập hết phần sả trong lọ.
  • Đậy chặt kín nắp, cất tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời khoảng 5-7 ngày.
  • Thỉnh thoảng nên lắc đều lọ;
  • Sau thời gian trên, lấy hỗn hợp trong lọ ra và cho vào máy xay;
  • Cho hỗn hợp sản phẩm đã xay vào lại lọ thủy tinh và tiếp tục ngâm, tối thiểu 30 ngày hoặc lâu hơn;
  • Cuối cùng lọc dung dịch qua vải sạch, thành phẩm là dung dịch tinh dầu màu vàng nhạt trong suốt, mùi thơm đặc trưng;

2.2 Tham khảo cách nấu tinh dầu sả tại nhà thứ hai

Chuẩn bị:

  • 01 bó sả tươi; ưu tiên loại có phần cuống thân to chắc vì đây là phần chứa nhiều tinh dầu;
  • Lọ thủy tinh có nắp đậy;
  • Dầu vận chuyển/dầu nền: dầu hạnh nhân, dầu jojoba, dầu dừa, dầu hạt nho…tùy sở thích và mục đích trị liệu;
  • Máy ép;
  • Nồi;
  • Vải thưa/ lưới lọc;

Thực hiện:

  • Đem rửa sạch và loại bỏ tạp chất, bụi bẩn trên sả;
  • Đập nhẹ phần cuống thân để tinh dầu tiết ra ngoài rồi cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 3-4cm;
  • Cho phần sả trên vào bát và thêm dầu vận chuyển ưa thích vào sao cho ngập phẩn sả;
  • Lấy hỗn hợp cho vào bát rồi đặt vào giữa nồi chứa nước;
  • Thực hiện chưng cách thủy khoảng 3 giờ hoặc cho đến khi thấy màu thảo dược nhạt dần và dung dịch dầu chuyển màu nhẹ của lá;
  • Sau đó, lọc hỗn hợp trên qua máy ép (lắp vải thưa vào đầu lọc của máy).
  • Cho tất cả dung dịch được lọc vào lọ thủy tinh và đậy nắp kín để sử dụng lâu dài;

3. Sử dụng tinh dầu sả chanh hiệu quả như thế nào?

3.1 Liều lượng

Hầu hết những báo cáo khoa học về tinh dầu sả chanh được thực hiện trên đối tượng động vật và ống nghiệm (số lượng thực nghiệm trên người còn hạn chế). Do đó, hiện nay, không có liều lượng tiêu chuẩn hóa để điều trị bất kỳ tình trạng nào. Thế nhưng, để tránh lạm dụng quá mức tinh dầu này bạn có thể tham khảo gợi ý sử dụng sau:

3.2 Một số cách thức sử dụng tinh dầu sả chanh

  • Xông hơi: cho 2-3 giọt tinh dầu vào dụng cụ xông hơi truyền thống hoặc hiện đại như máy xông…giúp cải thiện triệu chứng về hô hấp và tăng cường sức khỏe làn da.
  • Khuếch tán: cho 3-5 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán (tùy vào diện tích căn phòng). Điều này giúp thanh lọc không khí, khử mùi, thư giãn đầu óc, xua đuổi côn trùng…
  • Dùng tại chỗ: pha loãng tinh dầu sả với dầu nền như dầu dừa, dầu hạnh nhân, jojoba…theo tỷ lệ 1: 1 trước khi thoa trực tiếp lên da. Khuyến cáo chỉ nên cho tối đa 12 giọt tinh dầu vào 1 thìa cà phê dầu vận chuyển. Vì đây là một loại dầu mạnh, hãy bắt đầu thật chậm và sử dụng từ ít một lượng dầu để theo dõi các phản ứng kích ứng. Cách này hữu hiệu hơn khi kết hợp với động tác xoa bóp tại khu vực cơ khớp đau nhức…
  • Thủy trị liệu: nhỏ vào bồn tắm, nước ngâm chân…khoảng 8-10 giọt tinh dầu, giúp kích thích tuần hoàn, thư giãn, xua tan mệt mỏi,…
  • Cho khoảng 5 giọt dầu vào nước, sau đó cho vào bình xịt. Xịt lượng tinh dầu sả pha loãng vào những vật dụng để lưu hương kéo dài. Chẳng hạn như như gối, túi vải, quần áo,…hoặc nơi ám mùi, đuổi muỗi, côn trùng…

Tinh dầu sả chanh kết hợp tốt với tinh dầu húng quế, cam bergamot, tiêu đen, cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây bách, cây thì là, phong lữ, gừng, bưởi, hoa oải hương, chanh, cam, hoắc hương, hương thảo, tràm trà, cỏ xạ hươngtinh dầu ylang ylang.

4. Tinh dầu sả chanh có những lợi ích gì đối với sức khỏe

4.1 Kháng khuẩn

Theo kinh nghiệm dân gian cũng như nghiên cứu khoa học hiện đại, chiết xuất tinh dầu sả được ghi nhận khả năng kháng khuẩn và nấm.

  • Dầu sả là chất ngăn chặn hiệu quả vài loại nấm da chân, ngứa ngáy…bao gồm cả nấm Candida albicans.
  • Năm 2016, nghiên cứu in vitro cho thấy rằng tinh dầu này có hiệu quả trong việc chống lại chủng vi khuẩn Acinetobacter baumannii. Đây là loại vi khuẩn đa kháng thuốc này có thể gây viêm phổi và nhiễm trùng máu.
  • Trong một nghiên cứu khác, gel tinh dầu sả chanh với nồng độ 2% đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nướu răng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu mạnh mẽ hơn ở người là cần thiết để xác nhận các tác động.

4.2 Khử mùi và xua đuổi côn trùng

Tương tự như tinh dầu bay hơi khác, tinh dầu sả chanh sẽ tạo nên không khí trong lành, sảng khoái và thư giãn hơn. Đồng thời, chúng còn đánh bay các mùi khó chịu.

Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng citral và geraniol dồi dào mà tinh dầu này được ưu tiên lựa chọn để đuổi muỗi và côn trùng phổ biến.

4.3 Lành tính cho làn da và mái tóc

Hiệu quả nổi bật khác của tinh dầu sả là cải thiện tình dạng da và tóc, bao gồm:

  • Dịu tình trạng kích ứng nhờ chứa các hoạt chất và vitamin có lợi;
  • Đặc tính làm se và sát trùng giúp da sáng khỏe hơn;
  • Củng cố nang tóc chắc khỏe, giúp tóc bóng mượt, hạn chế đứt gãy, lưu giữ hương thơm.

4.4 Liệu pháp hương thơm lợi cho tinh thần và tăng sức đề kháng

Hương thơm từ tinh dầu sả được đánh giá cao trong những vấn đề liên quan đến tinh thần. Cụ thể là chúng sẽ giúp bình tĩnh, ổn định tinh thần, giảm căng thẳng;

Ngoài ra, tinh dầu còn có tiềm năng chống oxy hóa cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhờ vậy mà chống lại các gốc tự do có hại và stress oxy hóa trong cơ thể. Từ đó ngăn ngừa và làm chậm sự xuất hiện dấu hiệu lão hóa và nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.

Một kết quả ấn tượng từ các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng chống oxy hóa của nước súc miệng bằng tinh dầu sả chanh và nhận thấy rằng có hoạt tính chống oxy hóa ở nhiều nồng độ khác nhau.

4.5 Hoạt động như thuốc giảm đau

Tinh dầu sả cũng được ưa chuộng trong việc giải quyết tình trạng đau nhức, đặc biệt khi kết hợp với thao tác massage

  • Một số nhà nghiên cứu tin rằng một hợp chất trong sả gọi là eugenol có khả năng tương tự như aspirin. Theo đó, hoạt chất eugenol được cho là có tác dụng ngăn các tiểu cầu trong máu kết tụ lại với nhau. Ngoài ra, chúng cũng giải phóng serotonin-một loại hormone điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, sự thèm ăn và các chức năng nhận thức.
  • Chất citral trong tinh dầu sả chanh có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Theo một nghiên cứu năm 2017 trên những người bị viêm khớp dạng thấp, hỗn hợp chứa tinh dầu sả bôi tại chỗ làm giảm cơn đau do viêm khớp của họ. Mức độ đau trung bình sẽ giảm dần từ 80 đến 50 phần trăm trong vòng 30 ngày.
  • Tinh dầu này cũng có lợi trong trường hợp bị đau cơ, đau đầu…

4.6 Tinh dầu sả chanh hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa

Ít ai biết rằng, tinh dầu sả chanh có thể giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cụ thể gồm:

  • Thành phần aldehydes của tinh dầu này được biết đến với khả năng duy trì chức năng đường tiêu hóa;
  • Ngoài ra, còn có eugenol, thành phần được tìm thấy trong tinh dầu sả, có thể hỗ trợ giảm đau và điều trị chứng rối loạn dạ dày.
  • Tinh dầu sả chanh còn giúp bảo vệ chống lại các tổn thương trong dạ dày và có thể là một phương thuốc tiềm năng cho các loại loét này.

5. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu và trong cách làm tinh dầu sả tại nhà

5.1 Trong cách làm tinh dầu sả tại nhà

  • Nên đập dập hoặc xay nhuyễn phần thân sả bằng cối và chày một cách nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp kích thích tinh dầu tiết ra nhiều hơn.
  • Khuyến khích dùng lọ hoặc chai thủy tinh tối màu, có nắp đậy kín để chứa tinh dầu thành phẩm.
  • Bạn có thể thử thêm vài giọt dầu vitamin E vào lọ để kéo dài tuổi thọ của dầu sả.
  • Nhiệt độ trong cách làm tinh dầu sả tại nhà thứ hai cần vừa phải, không để lửa quá to.

Bảo quản:

  • Tốt nhất nên đặt nơi thoáng mát và hạn chế tối đa tác động của ánh sáng mặt trời;
  • Sau khi dùng, đậy kín lọ tinh dầu sả thật kỹ để hạn chế bay hơi, côn trùng, bụi bẩn;
  • Nếu bảo quản tốt thì tinh dầu sả nguyên chất có thể giữ được chất lượng từ 6 tháng đến 1 năm.
  • Chú ý rằng nếu trong quá trình sử dụng xuất hiện mùi lạ, biến chất dung dịch…hãy ngừng tiếp xúc và loại bỏ chúng.

5.2 Một số đối tượng cần lưu ý

Với các đối tượng có cơ địa làn da nhạy cảm, có thể gặp vài tác dụng phụ của tinh dầu sả chanh. Bao gồm cảm giác khó chịu, phát ban, nóng rát, khó thở…Để ngăn chặn tình trạng này, khuyến khích kiểm tra ít tinh dầu tại vùng da nhỏ trước, đánh giá vấn đề kích ứng.

Cẩn thận sử dụng tinh dầu đối với phụ nữ mang thai vì nguy cơ gây sẩy thai là có thể xảy ra. Theo đó, tinh dầu này được cho là có khả năng kích thích kinh nguyệt, co bóp tử cung.

Bên cạnh đó, những trường hợp như phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi, người đã có tiền sử dị ứng với tinh dầu sả…cần thận trọng sử dụng tinh dầu nếu chưa có chỉ định của thầy thuốc.

5.3 Lưu ý khác

  • Tinh dầu sả nguyên chất đậm đặc có thể mang đến các phản ứng mạnh mẽ. Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo nên pha loãng tinh dầu bằng dầu nền. Ví dụ như dầu dừa, jojoba, hạt nho, hạnh nhân…
  • Dùng tinh dầu sả bằng đường uống cần hạn chế. Trừ khi điều này được sự hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
  • Đối với vài đối tượng, có thể xảy ra tình trạng kích ứng ở những vị trí nhạy cảm như niêm mạc, mắt, mũi trong…Vì vậy nên tránh tiếp xúc trực tiếp ở các nơi này. Nếu không may tiếp xúc và cảm thấy khó chịu hãy dùng nước mát để rửa sạch và theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của bạn.

6. Tổng kết

Quả thực, tinh dầu sả chanh ngày nay càng phổ biến trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe. Với những lợi ích và hiệu quả phong phú tinh dầu này đã dần chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng. Dù cách làm tinh dầu sả tại nhà không quá phức tạp, nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên ưu tiên sản phẩm được phân phối bởi nhà sản xuất chuyên nghiệp, đáng tin cậy để được kiểm soát về chất lượng rõ ràng. Mời bạn đến với Kobi để khám phá nhiều hơn nữa về thế giới tinh dầu tuyệt vời nhé.

>>> Mua ngay: Tinh dầu Sả Chanh, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế 100% nguyên chất, nhập khẩu Ấn Độ hoặc tham khảo danh sách 500 sản phẩm Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền, dầu massage, tinh dầu thơm của Kobi tại đây.

Tài liệu tham khảo

  1. Why Using Lemongrass Essential Oil Benefits You https://www.healthline.com/health/lemongrass-essential-oil
  2. Benefits and uses of lemongrass essential oil https://www.medicalnewstoday.com/articles/325209
  3. 16 Lemongrass Essential Oil Uses & Benefits, for Skin, Hair & Even House! https://draxe.com/essential-oils/lemongrass-essential-oil/
  4. Lemongrass Essential Oil: How to Make http://sallysorganics.com/lemongrass-2/lemongrass-how-to-make/
  5. 11 Health Benefits Of Lemongrass Essential Oil https://www.organicfacts.net/health-benefits/essential-oils/health-benefits-of-lemongrass-essential-oil.html

Tinh dầu nước hoa là gì? Sự thật về tinh dầu và nước hoa

Ngày nay, nhu cầu về hương thơm của con người ngày càng tăng cao. Đặc biệt khi thời tiết nóng bức khiến mọi người đổ nhiều mồ hôi hơn. Việc sử dụng tinh dầu nước hoa còn khá mới mẻ với nhiều người ở Việt Nam. Bài viết của Kobi sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về tinh dầu nước hoa cũng như cách sử dụng chúng. Tìm hiểu ngay nhé!

1. Tinh dầu nước hoa là gì?

Tinh dầu nước hoa có nhiều tên gọi trong tiếng Anh như perfume oils, fragrance oils, aroma oils, hay aromatic oils. Tinh dầu nước hoa là các loại tinh dầu tự nhiên được pha loãng với chất mang như propylene glycol, dầu thực vật hoặc dầu khoáng. Thông thường người ta sử dụng dầu hạt nho để pha trộn.

Đối với những người dị ứng hoặc nhạy cảm, dầu thơm tổng hợp nhân tạo thường ít được ưa chuộng hơn so với các loại tinh dầu nước hoa có nguồn gốc thực vật.

Tuy nhiên, tinh dầu nước hoa từ thiên nhiên chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Một số VOCs có khả năng nguy hiểm theo quy định của chính quyền liên bang ở Mỹ. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, tinh dầu nước hoa tự nhiên đắt hơn đáng kể so với các loại tinh dầu tổng hợp có mùi gần tương đương.

2. Lịch sử hình thành tinh dầu nước hoa

Nước hoa dạng xịt thông thường (nền cồn) đã có từ thế kỷ 14. Còn tinh dầu nước hoa rất phổ biến trong các nền văn hóa cổ đại như Ai Cập, La Mã, có niên đại khoảng 7000 năm trước Công nguyên. Khi những lọ mỹ phẩm đầu tiên xuất hiện, tinh dầu nước hoa là chất tạo mùi hương cho sản phẩm.

Ngày nay, tinh dầu nước hoa rất phổ biến ở Dubai và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Nơi đây sản xuất một lượng lớn các loại tinh dầu nước hoa với giá cả hợp lý. Đó là lý do tại sao hiện nay rất nhiều người mua tìm kiếm tinh dầu nước hoa Dubai.

Tinh-dầu-nước-hoa-là-gì-Sự-thật-về-tinh-dầu-và-nước-hoa

3. Những sự thật về tinh dầu nước hoa

Tinh dầu nước hoa là từ khóa đang hot gần đây. Kobi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tinh dầu nước hoa và so sánh với nước hoa dạng xịt có nền cồn. Nó có thể hữu ích, giúp bạn tham khảo trước khi quyết định mua và sử dụng.

3.1. Độ tỏa hương

So với nước hoa có nền cồn thì độ tỏa hương của tinh dầu nước hoa không “mạnh mẽ” bằng.

Nguyên nhân chính là do nước hoa có cồn được xịt vào không khí, sau khi tiếp xúc với cơ thể, thì phần hương thơm còn lại sẽ theo cồn tan vào không khí. Điều này có nghĩa là những người xung có thể ngửi thấy mùi nước hoa của bạn, ngay cả khi họ chưa đến gần bạn.

Trong khi đó, nếu bạn thoa tinh dầu nước hoa (có gốc dầu) thì hương thơm chỉ tỏa ra gần nơi bạn thoa. Nếu bạn thoa lên cổ và cổ tay, chỉ những người đủ gần bạn mới có thể ngửi được. Vì độ tỏa hương của tinh dầu nước hoa chỉ có bạn mới là người cảm nhận được nên bạn sẽ không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

3.2. Độ bền mùi hương

Mặc dù ban đầu mùi hương nước hoa có vẻ “mạnh” nhưng vì dạng xịt sẽ bay hơi vào không khí trong vòng 2 – 3 giờ. Bởi do bản chất của nền cồn là vậy. Khi ra ngoài không khí, cồn sẽ nhanh chóng bay hơi.

Đối với tinh dầu nước hoa không dễ dàng bay hơi đi do nền dầu. Chúng có khả năng bám trên da của bạn trong 4 – 5 giờ. Thời gian tùy thuộc vào sự pha trộn của các loại tinh dầu với nhau. Tinh dầu nước hoa sẽ tỏa hương khi tiếp xúc với sức ấm của da. Đó là lý do tại sao bạn thoa chúng lên các điểm mạch máu trên cơ thể. Nếu đổ mồ hôi, bạn sẽ ngửi thấy mùi hương của chúng nhiều hơn. Nếu cơ thể bạn hơi lạnh thì chỉ cần thoa tinh dầu lên những vùng cơ thể ấm nhất.

3.3. Nồng độ hương thơm

Nước hoa dạng xịt có thiết kế nồng độ hương thơm điển hình là 8 – 15%. Phần còn lại của sản phẩm là cồn và chất độn. Trong khi đó, nồng độ hương thơm của tinh dầu nước hoa là khoảng từ 15 – 30%, và phần còn lại là dầu. Vì vậy, tinh dầu sẽ lưu lại lâu hơn trên da của bạn.

3.4. Làn da nhạy cảm, da khô

Như đã biết, một số loại nước hoa sẽ không hoạt động trên da, nếu nó không kết hợp với cồn và chất độn. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, dị ứng với cồn thì có thể đây là một công thức thảm họa, gây ra các phản ứng dị ứng. Không những vậy, cồn bay hơi còn khiến cho da bạn trở nên khô hơn do cồn phá vỡ lớp dầu, làm cho da trở nên bị mất nước.

Tinh dầu nước hoa thường pha với dầu hạt nho, nên an toàn hơn cho da nhạy cảm và da khô. Da khô rất khó lưu giữ mùi hương. Vì vậy khi bạn sử dụng tinh dầu nước hoa, da của bạn không những được dưỡng ẩm mà các loại tinh dầu này còn hỗ trợ giúp lưu lại mùi hương trên da lâu hơn.

3.5. Thiết kế bao bì sản phẩm

Nước hoa thông thường được thiết kế với bao bì dạng xịt, đẹp lộng lẫy. Trong khi đó, tinh dầu nước hoa thường đựng trong những chai dạng lăn, hoặc chai nhỏ mang phong cách cổ điển classic.

Nếu bạn có sở thích sưu tầm mẫu chai đẹp thì nước hoa là lựa chọn tốt hơn cho bạn. Nếu bạn muốn mẫu chai nhỏ gọn, tiện mang theo trong túi xách thì tinh dầu nước hoa là lựa chọn không tồi.

4. Cách sử dụng tinh dầu nước hoa

Cũng giống như nước hoa, khi thoa tinh dầu nước hoa bạn cần lựa chọn vị trí sao cho độ tỏa hương và lưu hương được tốt nhất. Vì chúng không làm hỏng lớp dầu trên da nên có thể được sử dụng trên da khô. Bạn có thể thoa trên những vùng ấm của cơ thể như:

  • Trên cổ tay: nơi này gần động mạch quay, mặt ngửa cổ tay, cùng bên với ngón cái.
  • Phía sau tai: nơi có động mạch tai sau
  • Xung quanh nếp gấp khuỷu tay
  • Phía sau cổ gáy
  • Hoặc bất kỳ điểm nào khác mà bạn yêu thích

Có một tip nhỏ để bạn biết đâu là động mạch. Đặt ngón tay lên vùng da, nếu bạn cảm nhận được nhịp đập trùng với nhịp tim thì nó chính là vị trí của động mạch. Bạn có thể xoa tinh dầu nước hoa hoặc xịt nước hoa vào đó.

5. Một số lưu ý nhỏ

  • Tùy theo sở thích cá nhân, môi trường, xã hội, thời tiết, … bạn có thể lựa chọn những sản phẩm mùi hương mà mình yêu thích.
  • Với quần áo sáng màu, bạn không nên thoa tinh dầu hoặc xịt nước hoa lên. Bởi vì có thể làm cho quần áo có vết ố màu.
  • Nên chọn vùng da lành để bôi tinh dầu. Nếu vùng da đang có vấn đề như ghẻ lở, vết thương hở, … thì bạn không nên bôi tinh dầu nước hoa lên đó. Vì vết thương có thể bị nghiêm trọng hơn.
  • Mặc dù có nguồn gốc từ thiên nhiên, có độ an toàn cao, nhưng nếu bạn dị ứng với bất kì thành phần nào trong tinh dầu nước hoa thì bạn không nên cố sử dụng nó. Vì nồng độ khá đậm đặc, có thể gây dị ứng mạnh hơn.
  • Cuối cùng, như mọi sản phẩm khác, bạn nên lựa chọn hãng tinh dầu nước hoa uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh những điều không mong muốn.

6. Kết luận

Giống như những sản phẩm tạo mùi hương khác, tinh dầu nước hoa đang dần phổ biến trong đời sống con người. Khi sử dụng tinh dầu có những lưu ý nhỏ đã liệt kê ở trên. Kobi hy vọng bài viết có thể giúp quý bạn đọc tham khảo thêm thông tin hữu ích. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng hoặc kinh doanh tinh dầu nước hoa, hãy liên hệ với Kobi nhé. Hiên chúng tôi cung cấp hơn 40 loại tinh dầu nước hoa của các hãng nước hoa nổi tiếng trên Thế Giới.

tinh-dau-nuoc-hoa

Tài liệu tham khảo

  1. https://en.wikipedia.org/wiki/Fragrance_oil
  2. https://herbandroot.com/blogs/self-love/5-key-differences-between-perfume-oils-and-sprays

Cách làm tinh dầu bưởi tại nhà cực đơn giản

Tinh dầu bưởi là chiết xuất thiên nhiên quen thuộc với nhiều người trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ mang đến hương thơm tươi mát, thư giãn, tinh dầu thực vật này còn có đa dạng lợi ích cho sức khỏe như giảm rụng tóc, cân bằng tâm trạng,…Bây giờ, mời bạn cùng Kobi tìm hiểu thêm về tinh dầu bưởi, cũng như cách làm tinh dầu bưởi đơn giản tại nhà nhé.

1. Tinh dầu bưởi là gì?

1.1 Thông tin chung

Bưởi (Citrus grandis) là thực vật thuộc chi Citrus L., họ Cam (Rutaceae). Theo tài liệu, thực vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia. Ngày nay, quần thể loài đa dạng phân bố khắp thế giới với vài chục loài phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, bưởi là cây ăn trái lâu đời, bao gồm nhiều giống với màu sắc và hương vị khác nhau. Điều thú vị là hầu hết các bộ phận của chúng đều chứa tinh dầu.

Trong thực tế, tinh dầu bưởi thường được chiết xuất từ các tuyến dầu trong vỏ bưởi thông qua quá trình ép lạnh hoặc chưng cất hơi nước. Sau quá trình tinh chế thu được:

  • Dung dịch có độ sánh nhẹ;
  • Hương thơm của bưởi nồng nàn đặc trưng hòa quyện với cảm giác ngọt ngào;
  • Màu vàng trong đến hơi xanh (giống bưởi trắng) hoặc màu vàng nhạt đến đỏ cam (giống bưởi hồng);
  • Độ lan tỏa hương thơm trung bình đến mạnh;

1.2 Thành phần hóa học

Các thành phần chính trong vỏ bưởi gồm: tinh dầu, flavonoid, pectin…Trong đó, tinh dầu từ vỏ bưởi chứa các hoạt chất nổi bật như:

  • Limonene
  • β-Myrcene
  • α-Pinene
  • Sabinene
  • Nootkatone
  • Bergapten

Cách làm tinh dầu bưởi tại nhà cực đơn giản

2. Cách làm tinh dầu bưởi tại nhà đơn giản?

Thực tế, hiện nay có đa dạng cách lấy tinh dầu bưởi. Bạn có thể tham khảo một số cách nấu tinh dầu bưởi tại nhà đơn giản sau đây:

2.1 Cách làm tinh dầu bưởi thứ nhất

Chuẩn bị:

  • Chọn quả bưởi có vỏ săn mịn (có thể phơi qua 1 nắng);
  • Dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân;
  • Lọ/bát thủy tinh;
  • Bình/lọ thủy tinh có nắp đậy;
  • Nồi hoặc chảo;

Tiến hành:

  • Rửa sạch quả bưởi và loại bỏ bụi bẩn.
  • Dùng dao hoặc dụng cụ gọt phần vỏ tách riêng ra, cắt nhỏ. Bên trong vỏ có lớp màu trắng nhạt, hãy loại bỏ phần trắng này;
  • Bắt nồi lên bếp, rồi đổ nước cho ngập phân nửa nồi. Sau khi nước sôi cho vỏ bưởi vào, chờ khoảng 1 phút rồi bỏ đi phần nước.
  • Đổ dầu ô liu nguyên chất vào nửa lọ thủy tinh rồi cho vỏ bưởi đã sơ chế vào. Đậy nắp lọ và lắc mạnh để cả hai thành phần trộn đều vào nhau.
  • Đặt lọ vào trong nồi nước trên bếp và áp dụng phương pháp đun cách thủy.
  • Sau 2 giờ, tắt lửa, lấy nồi ra khỏi bếp và để lọ tinh dầu ở nơi thoáng mát trong ít nhất 24 giờ.
  • Tiếp theo, chiết phần dầu qua các lọ nhỏ hơn có nắp đậy để giữ sản phẩm ở trạng thái hoàn hảo nhất.

2.2 Cách làm tinh dầu bưởi thứ hai

Chuẩn bị:

  • Chọn quả bưởi có vỏ săn mịn (có thể phơi qua 1 nắng);
  • Đá lạnh;
  • Lọ/bát thủy tinh;
  • Bình/lọ thủy tinh có nắp đậy;
  • Nồi hoặc chảo;

Tiến hành:

  • Rửa sạch quả bưởi và loại bỏ bụi bẩn.
  • Dùng dao hoặc dụng cụ gọt phần vỏ tách riêng ra, cắt nhỏ. Bên trong vỏ có lớp màu trắng nhạt, hãy loại bỏ phần trắng này;
  • Để vỏ bưởi vào chiếc nồi to (có đường kính lớn), đổ nước vào ngập khoảng 2/3 vỏ bưởi.
  • Đặt chiếc lọ hoặc bát nhỏ vào giữ nồi rồi đun sôi. Sau đó hạ nhiệt độ và đậy nắp, tiếp theo đặt vài viên đá lên trên nắp. Cố gắng để lửa nhỏ không để lửa quá to.
  • Cứ đun và thay đá, kéo dài khoảng 30-45 phút là được. Lúc này tinh dầu bay lên rồi ngưng tụ vào lọ/bát ở giữa nồi.
  • Sau khi thu được dung dịch tinh dầu thì để yên khoảng 15 phút cho tinh dầu nổi lên trên. Tiếp theo, nhẹ nhàng chiết tinh dầu này sang lọ khác, loại bỏ phần nước đọng bên dưới.

Bảo quản:

  • Nên sử dụng lọ/chai thủy tinh tối màu, có nắp đậy kín để chứa tinh dầu;
  • Đặt nơi thoáng mát, hạn chế tối đa ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào;
  • Sau khi dùng, đậy kín lọ tinh dầu thật kỹ để tránh tình trạng bay hơi, côn trùng xâm nhập;
  • Theo vài ý kiến, nếu bảo quản tốt các điều kiện kể trên thì tinh dầu bưởi nguyên chất có thể giữ được độ tươi và chất lượng từ 6 tháng đến 1 năm.

3. Tinh dầu bưởi có những lợi ích gì? Cách sử dụng như thế nào?

Sau đây là những lợi ích nổi bật của tinh dầu bưởi đối với sức khỏe chúng ta.

3.1 Cân bằng tâm trạng và giải tỏa căng thẳng

Khi muốn cân bằng tâm trạng, nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp tinh dầu bưởi có thể hữu ích. Dù báo cáo cụ thể về tác dụng này còn hạn chế nhưng đa số các ý kiến đều đồng tình rằng, tinh dầu thuộc họ cam quýt nói chung có thể tác động tích cực đến tâm trạng và sự lo lắng. Nguyên nhân một phần là nhờ chất limonene, giúp việc áp dụng liệu pháp hương thơm là hành động tích cực đối với tình trạng căng thẳng, rối loạn cảm xúc, lo âu…

Thực hiện đơn giản bằng cách:

  • Khuếch tán tinh dầu;
  • Nhỏ lên ngực để xoa bóp;
  • Nhỏ vài giọt vào các vật dụng gần gũi xung quanh;
  • Cũng có thể thêm 3-4 giọt vào nước tắm hoặc chườm nóng hoặc nước ngâm chân thư giãn.

3.2 Kìm hãm vi khuẩn phát triển

Tinh dầu vỏ bưởi được đánh giá tích cực trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

  • Hoạt lực của chúng đã được nghiên cứu trên các loại vi khuẩn như Shigella flexneri, trực khuẩn lao (giảm độc), tụ cầu vàng, Escherichia Coli, Klebsiella sp., Proteus vulgaris
  • Nghiên cứu trên ống nghiệm ghi nhận đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu chống lại Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalisEscherichia coli;
  • Thậm chí chúng còn có tiềm năng kháng nấm như Candida albicans. Đây là một loại nấm men có thể gây nhiễm trùng ở người, đặc biệt là ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Thực hiện: Để thanh lọc cũng như diệt vi trùng trong không khí, hãy nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán. Trong khi ngôi nhà của bạn tràn ngập hương thơm sạch sẽ, chúng cũng đồng thời loại bỏ vi khuẩn gây mùi trong không khí.

3.3 Có thể hạn chế sự thèm ăn và thúc đẩy giảm cân

Gần đây, đã có một vài kết quả hứa hẹn trong các nghiên cứu trên động vật về khả năng hỗ trợ ngăn chặn sự thèm ăn và kiểm soát cân nặng từ tinh dầu bưởi.

  • Những con chuột khi được tiếp xúc với hương thơm của tinh dầu này trong 15 phút/ lần và 3 lần/tuần sẽ giảm cảm giác thèm ăn và trọng lượng cơ thể. Điều này được lý giải là do tinh dầu làm tăng hoạt động của dây thần kinh ở dạ dày của loài gặm nhấm, dẫn đến cảm giác thèm ăn bị hạn chế.
  • Mùi hương của tinh dầu bưởi kích thích sự phân hủy mô mỡ ở chuột;
  • Một nghiên cứu trên người còn cho thấy việc sử dụng chiết xuất bưởi trong liệu pháp massage có thể giúp giảm mỡ bụng, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

Thực hiện:

  • Thêm 1–2 giọt tinh dầu bưởi vào nước, hít trực tiếp từ chai;
  • Cho vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán trong văn phòng hoặc nhà của bạn;
  • Xoa bóp 2-3 giọt vào ngực, bụng và cổ tay khi xuất hiện cơn thèm ăn;

3.4 Tinh dầu bưởi và sức khỏe làn da

Tinh dầu bưởi có thể góp phần mang lại làn da khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa và điều trị các tình trạng da khác nhau.

  • Hiện nay, có phong phú những nhãn hiệu kem dưỡng da, chăm sóc cơ thể…sử dụng nguyên liệu là tinh dầu bưởi. Bởi chiết xuất từ chúng vừa mang đến hương thơm tươi mát vừa có hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm và sức khỏe làn da.
  • Thậm chí có báo cáo trong ống nghiệm kết luận rằng, tinh dầu bưởi có hoạt tính chống lại vi khuẩn acnes. Đây là một trong lý do liên quan đến sự phát triển của mụn trứng cá.

Thực hiện: hãy thêm 2-3 giọt tinh dầu pha loãng với nước hay dầu nền rồi thoa lên da, kết hợp với xoa bóp, massage. Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì có thể đợi khoảng 10-15 phút thì rửa sạch hỗn hợp với nước.

3.5 Hỗ trợ ngăn rụng tóc

Tinh dầu bưởi chứa những dưỡng chất nuôi dưỡng tóc và kích thích lưu lượng máu đến khu vực này. Theo đó cùng với những động tác xoa bóp, massage sẽ thúc đẩy tuần hoàn và oxy đến tóc. Từ đó, tóc sẽ mọc dày và trở nên bồng bềnh hơn. Đây thực sự là phương pháp hỗ trợ rụng tóc được ưa chuộng và yêu thích với đa dạng sản phẩm chiết xuất từ thực vật này như dung dịch xịt mọc tóc, dầu gội bưởi

Thực hiện:

  • Pha khoảng 2-3 giọt tinh dầu bưởi vào nước, hoặc dầu nền (dầu dừa, dầu ô liu…) rồi massage lên tóc và da đầu trong khoảng 5-10 phút. Sau đó gội sạch bằng dầu gội.
  • Trực tiếp nhỏ vài giọt tinh dầu với dầu gội hoặc dầu xả của bạn.
  • Tạo thành hỗn hợp dung dịch loãng cho vào chai dạng xịt lên tóc.

4. Lưu ý về cách làm tinh dầu bưởi và khi sử dụng tinh dầu

4.1 Về cách làm tinh dầu bưởi

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phương thức tốt nhất để chiết xuất tinh dầu bưởi là ép lạnh. Nguyên nhân là cách này sẽ hạn chế phản ứng nhiệt bất lợi cũng như duy trì hương thơm và hợp chất có lợi của dầu. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có máy ép lạnh chuyên dụng.

Các phương pháp tại nhà được trình bày ở trên dù đơn giản nhưng cũng có thể có những rủi ro trong quá trình tiến hành, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Do vậy, nếu không đủ điều kiện tự chiết xuất tinh dầu bưởi, bạn nên lựa chọn nhà sản xuất uy tín, để lựa chọn sản phẩm chất lượng về mọi mặt.

4.2 Trong quá trình dùng tinh dầu bưởi

Đa số nhận xét đều cho rằng tinh dầu bưởi khá an toàn khi dùng tại chỗ, đường hô hấp…Thế nhưng, một số điều cần thận trọng gồm:

  • Luôn pha loãng tinh dầu bưởi bằng dầu nền hay nước trước khi dùng. Không bao giờ được uống tinh dầu nguyên chất trực tiếp.
  • Sử dụng tinh dầu họ cam quýt trên da nhạy cảm có thể gây nhạy cảm, bỏng rát dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Vì vậy, cần che chắn kỹ lưỡng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ đối với các trường hợp phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có tiền sử dị ứng…
  • Thử lượng nhỏ tinh dầu bưởi lên da trước khi dùng ở các khu vực rộng lớn hơn.
  • Lưu ý rằng nếu trong quá trình dùng xuất hiện mùi lạ, dung dịch biến chất…hãy ngừng tiếp xúc và loại bỏ chúng.

5. Tổng kết

Ngày nay, tinh dầu bưởi được sử dụng phổ biến trong đa dạng các cách thức khác nhau tùy theo mục đích. Với những lợi ích phong phú tinh dầu này dần chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng. Dù cách làm tinh dầu bưởi tại nhà không quá phức tạp, nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên tìm nhà sản xuất và phân phối sản phẩm này chuyên nghiệp, đáng tin cậy để được kiểm soát về chất lượng rõ ràng. Mời bạn đến với Kobi để khám phá nhiều hơn nữa về thế giới tinh dầu tuyệt vời nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. 6 Benefits and Uses of Grapefruit Essential Oil https://www.healthline.com/nutrition/grapefruit-essential-oil
  2. How To Make Grapefruit Essential Oil at Home https://beauty.onehowto.com/article/how-to-make-grapefruit-essential-oil-at-home-4902.html
  3. Health benefits of Grapefruit Essential Oil https://www.healthbenefitstimes.com/health-benefits-of-grapefruit-essential-oil/
  4. Grapefruit Essential Oil https://www.aromaweb.com/essential-oils/grapefruit-oil.asp
  5. Grapefruit essential oil benefits, uses and recipes https://www.newdirectionsaromatics.com/blog/products/grapefruit-essential-oil-benefits-uses-and-recipes.html
  6. Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]