30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
cay hoang dan Himalaya Cedrus deodara

Cây gỗ hoàng đàn

Hoàng đàn là loài cây dược liệu được sử dụng trong y học châu Á từ 1000 năm trước công nguyên. Rất nhiều tác dụng của loài cây này đã được ghi nhận. Kobi sẽ tổng hợp những thông tin về hoàng đàn, tác dụng cũng như cách sử dụng trong bài viết dưới đây.

1. Mô tả cây hoàng đàn

1.1. Tên gọi phân biệt hoàng đàn

Hoàng đàn, còn có tên gọi khác là cây tuyết tùng, cedarwood. Cây thuộc gia đình họ Thông Pinaceae. Hoàng đàn rất đa dạng về các loài khác nhau. Cây phân bố khắp nơi trên thế giới.

  • Tuyết tùng Himalaya Cedrus deodara có nguồn gốc từ vùng núi cao ở Himalaya, các vùng núi Trung Á như Ấn độ, Pakistan,… và một số nước châu Âu, châu Mỹ…
  • Cedrus atlantica là một loài cây bản địa ở vùng núi Atlas.

Ở vùng núi nước ta và một số nước Đông Á, cũng có loài cây có tên gọi hoàng đàn tên khoa học là  Cupressus torulosa. Đây là loài gỗ quý hiếm thực vật lá kim thuộc gia đình họ Cupressaceae. Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn các loại cây này với nhau.

1.2. Mô tả thực vật

Cây hoàng đàn là loài cây xanh quanh năm. Cây có chiều cao hơn 50 m khi trưởng thành. Đường kính thân gỗ có thể rộng đến 3 m.

Lá hoàng đàn mọc đơn lẻ, có dạng hình kim, đầu lá nhọn, thân lá đặc và có cạnh. Màu sắc lá rất thay đổi: màu xanh đậm, xanh lục nhạt, hơi xanh, bạc xám, …

Hoa hoàng đàn là kiểu hoa đơn tính cùng gốc. Cây ra hoa thường vào tháng 9 – tháng 10. Vào mùa thu, phấn hoa chín trong các nón hoa đực nhỏ, thụ tinh cho nón hoa lớn hơn (nón cái). Hình dạng hạt thuôn dài, có màu trắng và cánh nâu nhạt. Hạt được phát tán khi hoa cái bị tiêu đi. Nhờ có cánh mà hạt có thể bay đi, nảy mầm, sinh trưởng cách cây mẹ khoảng cách rất xa.

cay hoang dan Himalaya Cedrus deodara - 1

2. Đặc điểm sinh trưởng của cây hoàng đàn

Ngày nay, hoàng đàn phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới. Hoàng đàn có thể phát triển mạnh ở núi cao từ 1500 – 3200 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, cây thường được trồng vào mùa có khí hậu ấm áp, vì thường xuyên bị chết do nhiệt độ dưới khoảng − 25°C.

3. Thành phần hóa học của hoàng đàn

Mỗi bộ phận của cây hoàng đàn đều chứa các thành phần hóa học khác nhau nên có những công dụng khác nhau. Có khoảng 105 thành phần đã được các nhà khoa học tìm thấy trong cây.

  • Vỏ của cây Cedrus deodara chứa một lượng lớn taxifolin.
  • Trong gỗ cây chứa cedeodarin, ampelopsin, cedrin, cedrinoside, deodarin (3’,4’,5,6 -tetrahydroxy -8 -methyl dihydroflavonol). Ngoài ra, còn có lignans, phenolic sesquiterpene heasecolone cùng với axit isopimaric
  • Thành phần chính của tinh dầu hoàng đàn khi phân tích gồm α-terpineol (30.2%), linalool (24.47%), limonene (17.01%), anethole (14.57%), caryophyllene (3.14%) và eugenol (2.14%).
  • Các hợp chất khác cũng được tìm thấy. Như là (−) -matairesinol, (−) -nortrachelogenin, dibenzyl butyrolactollignan (4,4′,9 –trihydroxy -3,3′ –dimethoxy -9,9′ -epoxylignan)

4. Những công dụng của hoàng đàn

4.1. Theo y học truyền thống

4.1.1. Ấn Độ

Theo ghi chép y văn, hoàng đàn đã được sử dụng trong khoảng 1000 năm trước công nguyên.

  • Tinh dầu từ gỗ hoàng đàn và bột vỏ cây đã được sử dụng trong nhiều bệnh khác nhau. Như đau khớp xương, cảm lạnh, ho, ung thư, bệnh bạch cầu, viêm nhiễm, tiêu chảy, bệnh lao, tiết niệu, khó tiêu, viêm phế quản, bệnh ngoài da, rối loạn tâm thần, tè dầm, rối loạn máu, … Một số bệnh ngoài da như mày đay, ghẻ, viêm da, ngứa, bệnh phong, bỏng và loét da.
  • Nhựa cây đã được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, chứng khó tiêu và chứng nấc cụt

4.1.2. Trung Quốc

Ngoài ra, theo dược điển Trung Quốc đã mô tả hoàng đàn có thể điều trị trong việc giảm ngứa, tiêu diệt ký sinh trùng, trừ phong thấp đau nhức xương khớp, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.

Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, hiện nay hoàng đàn được chế biến thành các loại trà, đồ uống, thực phẩm chức năng, … tốt cho sức khỏe.

cay hoang dan va cac bai thuoc dong y - 2

4.2. Theo y học hiện đại

4.2.1. Chống ung thư

Theo báo cáo một số thí nghiệm, hoàng đàn ghi nhận diệt các loại ung thư khác nhau. Bao gồm ung thư gan, ung thư buồng trứng, ung thư ruột kết, v.v. Khả năng này là nhờ tổng số lignans chiết xuất từ ​​cây gỗ tạo nên.

4.2.2. Kháng khuẩn, kháng nấm

Chiết xuất từ Hoàng đàn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm theo nồng độ khác nhau. Trong đó, các hợp chất có thể ức chế các chủng vi khuẩn Gram (+) tốt hơn so với vi khuẩn Gram (-). Đối với kháng nấm, đây là chiết xuất có phổ hoạt động khá rộng. Hứa hẹn, hoàng đàn trở thành dược liệu sử dụng bổ trợ, thay thế kháng sinh trong tương lai.

4.2.3.  Giảm đau kháng viêm

Trong một nghiên cứu, tinh dầu hoàng đàn đã được đánh giá về khả năng giảm đau và chống viêm ở loài gặm nhấm. Tinh dầu đã cho thấy ức chế các phản ứng viêm, các hóa chất gây đau. Nó giúp giảm đau cấp tính và mạn tính trong bệnh viêm khớp, đau khớp. Tác dụng này hoàn toàn phù hợp với y học truyền thống.

4.2.4. Ổn định tinh thần

Mùi thơm cây gỗ đã được sử dụng để làm giảm sự tức giận, căng thẳng, sợ hãi, cân bằng trạng thái tâm trí không ổn định, đau nửa đầu và đau đầu. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy hoàng đàn có tác dụng chống co giật trong động kinh, giảm lo âu, …

hoat chat trong cay hoang dan giup on dinh tinh thanh -3

4.2.5. Bảo vệ hệ tiêu hóa

Các chất chiết xuất từ ​​gỗ hoàng đàn giúp bảo vệ, chống tạo vết loét dạ dày mới, tăng cường bền bỉ của lớp cơ và ít tác dụng phụ hơn. Những phát hiện của nghiên cứu này ủng hộ việc sử dụng hoàng đàn trong truyền thống như chất bảo vệ dạ dày. Hứa hẹn sẽ trở thành liệu pháp mới trong tương lai giúp bảo vệ dạ dày.

4.2.6. Bệnh đường hô hấp

Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh hoàng đàn có hiệu quả trong viêm phế quản, hen suyễn. Hoàng đàn ức chế 5-lipoxygenase và ổn định tế bào mast. Khả năng này phần nào giải thích cơ chế giảm triệu chứng bệnh và chống viêm của nó.

4.2.7. Đuổi côn trùng

Gỗ hoàng đàn có chứa tinh dầu, có tác dụng đuổi trừ các côn trùng như gián, nhện, chuột, ruồi, muỗi, bọ cánh cứng, … Các thành phần hoạt động bao gồm heachalene, atlantone và beta heachalene có trong hoàng đàn chính là những chất có thể đuổi côn trùng. Từ đây, có thể được sửa đổi để cải thiện hoạt tính sinh học và phát triển trở thành thuốc diệt côn trùng thương mại.

5. Cách sử dụng hoàng đàn

  • Tùy vào từng bộ phận cây sẽ có những cách dùng khác nhau.
  • Thông thường, ta dùng lá cây để sắc lấy nước uống, vỏ cây tán thành bột mịn, chiết xuất tinh dầu hoàng đàn …
  • Liều lượng sử dụng thường không cố định, có thể bị thay đổi. Liều tùy vào từng bệnh lý và độ tuổi sử dụng.
  • Một số nơi trồng hoàng đàn để lấy gỗ vì vân gỗ đẹp, bền vững, chịu mối mọt, trong xây dựng và thủ công mỹ nghệ, …
  • Hiện nay, tinh dầu hoàng đàn được sử dụng nhiều trong trị liệu hương thơm. Tinh dầu giúp thư giãn, hỗ trợ giấc ngủ, các bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, bệnh khớp, đuổi côn trùng, … Bạn chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán, hoặc trộn với dầu nền để mát xa cơ thể.
  • Thực phẩm chức năng có chứa hoàng đàn đang rất phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc. Bạn có thể tham khảo sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Làm xà bông tự nhiên với tinh dầu hoàng đàn

6. Lưu ý khi sử dụng hoàng đàn

Mặc dù là dược liệu nguồn gốc tự nhiên nhưng đôi khi, với một số người thì hoàng đàn có thể không an toàn khi sử dụng. Kobi xin lưu ý một vài điểm sau đây

  • Các nghiên cứu về độc tính của hoàng đàn vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Vì vậy, dữ liệu an toàn vẫn chưa đầy đủ khi sử dụng trên người.
  • Nếu bạn dị ứng với các cây khác trong họ như thông, tuyết tùng, … thì bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng hoàng đàn và tinh dầu của nó.
  • Nếu bạn đang có thai, đang cho con bú, đang mắc các bệnh lý nặng như bệnh tim, gan, thận, … thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
  • Nếu bạn sử dụng tinh dầu hoàng đàn thì bạn nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng. Vì sử dụng tinh dầu nguyên chất có thể gây kích ứng rất mạnh.
  • Ngày nay, các loài gỗ tự nhiên đang dần trở nên quý hiếm, không riêng gì cây hoàng đàn. Vì vậy, khi sử dụng gỗ hoàng đàn và tinh dầu chiết xuất từ chúng, bạn nên tìm đến những công ty khai thác có trách nhiệm, nhà sản xuất tinh dầu uy tín. Điều này giúp cho loài hoàng đàn được bảo tồn, phát triển, đồng thời, bảo vệ môi trường tại địa phương.

7. Kết luận

Hoàng đàn là loài gỗ quý, có nhiều tác dụng có lợi, cần được con người bảo tồn trong tự nhiên. Bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoàng đàn, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ. Kobi hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Những thông tin về tinh dầu hoàng đàn và các tinh dầu khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua fanpage hoặc website của Kobi để được tư vấn cụ thể.

Tài liệu tham khảo

  1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34166738/
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Cedrus_deodara
5/5 - (1 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

giai-phap-tiep-thi-mui-huong-800x1600

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]