Trà gừng: Top 11 lợi ích đối với sức khỏe không thể bỏ qua
Từ hàng trăm năm, gừng đã trở thành loại gia vị quen thuộc, không thể thiếu trong gian bếp nhà. Đặc biệt, trà gừng là thức uống tự nhiên đơn giản, ngon miệng với hương vị đặc trưng riêng. Không chỉ mang lại trải nghiệm thưởng thức tuyệt vời mà chúng còn có những lợi ích tích cực đối với sức khỏe. Bài viết sau Kobi sẽ cung cấp một số thông tin thú vị cũng như công thức chế biến loại trà thiên nhiên này.
1. Đôi nét và gừng và trà gừng
1.1 Gừng
Gừng được trồng và xuất hiện phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới:
- Tên gọi khác: Sinh khương (gừng sống), Can khương (gừng khô), bào khương…
- Danh pháp khoa học: Zingiber officinale Rose;
- Họ khoa học: Gừng-Zingiberaceae.
- Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu của gừng là phần thân rễ.
Giá trị dinh dưỡng của thực vật này bao gồm: (tính trên 1 muỗng canh)
- Carbohydrate (1,07g), protein (0,11g), chất cơ (0,12g), chất béo (0,5g)…
- Khoáng chất và vitamin cần thiết như: vitamin C, vitamin B3, vitamin B6, Niacin, folate, phospho, kali, magie, kẽm, riboflavin…
Theo Đông y, gừng là vị thuốc có vị cay, tính ấm, quy kinh Phế, Tỳ, Vị. Với công dụng nổi bật như phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, giải độc…dược liệu hiệu quả trong trị liệu các chứng buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, ho, cảm lạnh, chóng mặt, cải thiện hệ miễn dịch…
1.2 Trà gừng
Trà gừng về mặt kỹ thuật không phải loại trà truyền thống, bởi chúng không chứa lá trà. Thay vào đó, chúng được hoàn thành bằng cách ngâm miếng gừng tươi vào nước sôi, để nguội, rồi uống.
Theo tài liệu, trà gừng đã có lịch sử lâu đời ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Nơi đây, chúng được xem là thức uống lành mạnh với hương vị đặc trưng, được sử dụng cho cả mục đích ẩm thực và y học.
2. Hoạt chất nổi bật trong gừng và trà gừng
Giá trị của gừng cũng như trà gừng đến từ đa dạng dược chất sinh học chứa bên trong chúng. Bao gồm:
Tinh dầu gừng: thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic. Ví dụ như:
- β-zingiberene (35%), β-curcumenen (17%), β-farnesen (10%)…
- Hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol…với lượng ít hơn.
- β-phelandren, eucalyptol, α-camphen và các gingerol.
- Nhóm chất cay là zingeron, shogaol, gingerol,…
Trong đó, hợp chất gingerols và shogaols được coi là các hoạt chất sinh học chính của gừng. Chúng đóng góp phần lớn vào hầu hết các lợi ích sức khỏe của gừng và trà gừng
Điều thú vị khác là gingerols có một lượng lớn trong gừng sống, trong khi shogaols có nhiều hơn trong gừng khô. Do đó, dù trà gừng được làm từ gừng dạng khô hay tươi đều sẽ chứa những hợp chất có tác dụng chống buồn nôn.
3. Lợi ích sức khỏe của trà gừng
3.1 Lợi tiêu hóa
Nhờ thành phần shogoals và gingerols cùng nhiều hoạt chất giá trị khác mà trà gừng đã có những tác động tích cực đến hệ tiêu hóa của con người. Có thể kể đến như:
- Trung hòa acid trong dạ dày bằng cách điều hòa quá trình tiết dịch tiêu hóa;
- Làm săn se, chắc các cơ của đường tiêu hóa;
- Làm suy giảm cảm giác khó chịu vùng bụng do tiêu chảy nhiễm trùng;
- Năm 2015, theo đánh giá trên tạp chí European Review for Medical and Pharmacological, trà gừng có thể làm dịu cơn đau bụng liên quan đến khí tiêu hóa. Đồng thời, thức uống thiên nhiên này còn giúp cơ thể giải phóng khí dư, tồn động này.
- Năm 2012, nghiên cứu ở Ấn Độ nhận định rằng chiết xuất từ gừng dường như cũng có tác động tích cực đối với chứng trào ngược acid, hỗ trợ chữa lành vết loét dạ dày, tốt hơn khi kết hợp với men vi sinh.
3.2 Kích thích ăn uống và sự thèm ăn
Nếu là đối tượng thường xuyên gặp vấn đề khó khăn trong ăn uống, đặc biệt là chán ăn, tiêu hóa thức ăn kém, thì trà gừng là sự lựa chọn thích hợp để cải thiện chúng. Theo đó, uống trà gừng trước mỗi bữa ăn sẽ giúp:
- Khởi động những enzym và dịch tiêu hóa có lợi, đồng thời làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn thuận tiên hơn;
- Kích thích sự thèm ăn và giải quyết tình trạng đầy hơi, khó tiêu;
- Hạn chế sự ứ đọng thức ăn dư thừa, từ đó giảm tích tụ chất độc khi chuyển hóa.
3.3 Giảm buồn nôn
Một trong những ưu điểm của trà gừng là khả năng ngăn chặn cơn buồn nôn, nôn ói khó chịu. Mặc dù cơ chế của quá trình này vẫn còn phải nghiên cứu thêm, nhưng một số tác giả nhận xét rằng, chiết xuất từ thực vật này có thể ức chế vài thụ thể trên não có vai trò trọng trong trung tâm nôn ở não. Thực vậy, chỉ một tách trà nhẹ nhàng trước chuyến đi xa sẽ giúp bạn thư giãn hơn, tránh sự buồn nôn, nôn xảy ra.
3.4 Cải thiện vấn đề đau nhức và chống viêm
Hiệu quả của trà gừng đối với vấn đề đau nhức được nhận xét tích cực.
- Vào năm 2010, theo nghiên cứu được công bố trên The Journal of Pain, sau khi tập thể dục, những tình nguyện viên được cung cấp gừng sống và trà gừng có kết quả giảm đau mỏi khả quan hơn so với giả dược. Như vậy, uống trà gừng sau khi vận động, tập luyện thể dục sẽ giúp đối phó với chứng đau nhức khó chịu.
- Ngoài ra, năm 2020, trên Tạp chí Phytotherapy Research đã xem xét 10 năm thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên và phát hiện ra rằng chiết xuất từ gừng, đặc biệt là chất gingerol, shogaol, zingerone… có thể làm giảm chứng viêm do đau cơ khởi phát muộn (DOMS). Cũng như chúng còn có khả năng làm dịu cơn đau ở những trường hợp bị viêm khớp gối, do giảm sản xuất các dấu hiệu chống viêm.
3.5 Cải thiện tuần hoàn và lợi tim mạch
Trà gừng có những tác động hữu hiệu đối với hệ tuần hoàn và tim mạch.
- Kích thích lượng máu lưu thông, làm giãn mạch máu từ đó tăng công dụng làm ấm cơ thể.
- Trà thảo mộc này còn hỗ trợ kiểm soát huyết áp;
- Hạn chế nguy cơ động mạch bị tắc nghẽn do cục máu đông. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của cơn đau tim, bệnh lý mạch vành…
- Thường xuyên dùng trà thảo mộc này còn làm giảm mức cholesterol có hại. Điều này thực sự cần thiết để duy trì và giữ vững hệ thống tim mạch khỏe mạnh.
3.6 Lợi hô hấp
Trà gừng là phương thuốc tự nhiên trị cảm lạnh thông thường dễ tìm kiếm trong nhà. Thực vậy, mặc dù không thể quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…nhưng chúng sẽ cải thiện những triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng,…nhờ hàm lượng tinh dầu dồi dào cùng những dược chất có giá trị sinh học cao.
3.7 Trà gừng và kinh nguyệt
Theo nghiên cứu trên tạp chí “BMC Complementary and Alternative Medicine” vào năm 2012, khi theo dõi 120 sinh viên bị đau bụng kinh, kết quả thu được khả quan:
- Những đối tượng được cho uống trà gừng ít đau bụng hơn nhiều so với những người dùng giả dược;
- Hơn nữa, cơn đau (nếu có) cũng có tần suất và thời gian kéo dài ít hơn.
3.8 Tăng cường miễn dịch
Nhờ vào đặc tính chống oxy hóa từ chất như gingerol, shogaol…mà gừng cũng như các chế phẩm từ chúng góp phần gia tăng sức mạnh của hệ thống miễn dịch. Theo đó, các chất chống oxy hóa là “khắc tinh” chống lại gốc tự do gây hại với cơ thể. Khi điều này được đẩy lùi, sức đề kháng được củng cố và những nguy cơ bệnh tật cũng được hạn chế.
3.9 Giảm stress và bảo vệ não
Các ảnh hưởng tích cực rõ rệt của trà gừng lên hệ thống thần kinh và não bộ như:
- Làm dịu tinh thần và khiến tâm trạng thư giãn, loại bỏ căng thẳng, stress…
- Giảm mức cortisol trong cơ thể từ đó giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Chống lại căng thẳng oxy hóa và viêm, đây là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều bệnh thoái hóa não. Có thể kể đến như chứng hay quên, giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer…
3.10 Giảm cân và ổn định đường huyết
Mối liên hệ giữa trà gừng và cân nặng, mức đường huyết được biểu hiện gồm:
- Hỗ trợ quá trình đốt cháy chất béo thông qua kích thích tăng sinh nhiệt;
- Tăng sự phân hủy chất béo nhằm tạo ra năng lượng hoạt động hằng ngày;
- Hạn chế sự lưu trữ và tích tụ chất béo;
- Kiểm soát sự thèm ăn;
Ngoài ra, chiết xuất từ gừng còn có thể giúp tăng cường kiểm soát lượng đường huyết, đặc biệt là ở đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, thông qua việc giảm mức triglyceride, glucose, HbA1C…
Như vậy, đây là thức uống phù hợp trong quá trình giảm cân và ổn định đường huyết, đồng thời duy trì lối sống tích cực.
3.11 Cải thiện sức khỏe răng miệng
Gingerols là một trong hợp chất tiêu biểu và tích cực có trong gừng. Chúng được biết đến với tiềm năng cải thiện và bảo vệ sức khỏe răng miệng trước những tác nhân vi khuẩn phát triển gây bệnh lý nha chu, bệnh nướu răng…Hơn thế, hợp chất này còn bổ sung vào quá trình trắng sáng răng của bạn dù không quá rõ rệt.
4. Trà gừng và phụ nữ mang thai
Sau đây là một số thông tin về việc sử dụng trà gừng cho phụ nữ mang thai:
- Trà gừng có thể là phương pháp tự nhiên giúp hạn chế cảm giác buồn nôn, ốm nghén khi mang thai.
- Lợi ích này chủ yếu do sự tồn tại của các hoạt chất thực vật như gingerols, shogaols…được cho là hoạt động trên các thụ thể trong hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày. Đồng thời giúp ngăn chặn kích hoạt thụ thể và tín hiệu gây nôn.
- Liều dùng: ở phụ nữ mang thai, tối đa 1000mg gừng mỗi ngày (tương đương 4 tách trà, tổng dung tích 950ml trà gừng) được cho là an toàn.
Tuy nhiên, vài minh chứng đã cho thấy rằng, không nên uống trà gừng trong thời gian gần chuyển dạ. Bởi chiết xuất thực vật này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo, tử cung….
Lưu ý khác: phụ nữ đã có tiền sử băng huyết hoặc sảy thai cũng nên tránh uống sản phẩm từ gừng.
Ý kiến trái chiều khác là trà gừng không được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai vì nó được cho là một chất độc hại cho thai nhi.
Như vậy, với những nhận định đã trình bày có thể thấy rằng hiện nay, dùng gừng cho phụ nữ mang thai vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Do đó, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản phụ, người có chuyên môn trước khi sử dụng chúng.
5. Liều dùng trà gừng
Hiện nay, gừng là thảo dược được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận là an toàn với liều lượng 4g/ngày.
Mặc dù vẫn chưa thống nhất về liều lượng chính xác cho gừng, nhưng đa số nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị liều lượng tối đa mỗi ngày:
- 1000mg gừng tươi;
- Hoặc 5ml (1 thìa cà phê) chiết xuất gừng tươi xay,
- Hoặc 2ml (0,4 thìa cà phê) chiết xuất gừng dạng lỏng;
- 946ml (4 tách) trà gừng;
- 10ml (2 thìa cà phê) siro gừng;
Như vậy, 1 đến 2 cốc trà gừng mỗi ngày là phù hợp với đa số đối tượng. Bên cạnh đó, thức uống này cũng không chứa caffeine do đó bạn có thể thưởng thức chúng bất kỳ lúc nào trong ngày. Có thể là buổi sáng, sau bữa ăn, trước khi ngủ…
6. Có thể pha trà gừng tại nhà không?
Bạn hoàn toàn có thể tự làm cho mình tách trà gừng tại nhà bằng cách thức đơn giản sau:
Chuẩn bị:
- Gừng: 4-6 lát gừng sống, tươi đã gọt vỏ và rửa sạch;
- Nước: 2 cốc nước (khoảng 473ml)
- Nguyên liệu khác (nếu có) như mật ong, chanh, quế…
Thực hiện:
Cách 1:
- Cho 2 cốc nước và lát gừng đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi. Sau khi sôi, hạ lửa nhỏ trong khoảng 10-20 phút để trà thơm hơn;
- Tắt bếp rồi lọc bã gừng, để nguội là có thể thưởng thức;
- Ngoài ra, có thể thêm vào nguyên liệu ưa thích khác của bạn vào trà như 1 muỗng canh mật ong, 1 thìa nước cốt chanh, ½ thìa bột quế…;
Cách 2:
- Đun sôi nước trước rồi đổ vào gừng thái lát đã chuẩn bị;
- Ngâm gừng trong khoảng 5 phút;
- Lọc bã gừng và thêm các nguyên liệu khác (nếu thích);
7. Lưu ý trong quá trình sử dụng trà gừng
Không nên tiêu thụ quá mức hay lạm dụng trà gừng dù chúng thực sự tốt cho sức khỏe. Quả thực, nếu uống trà thảo mộc này quá liều lượng khuyến cáo sẽ gặp vấn đề ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa như tăng tiết acid, ợ chua, trào ngược, đầy hơi, chướng bụng…
Đối tượng nên lưu ý thận trọng khi sử dụng trà gừng:
- Bệnh đái tháo đường: nếu sử dụng quá nhiều sản phẩm từ gừng, có thể gây hạ đường huyết.
- Đang điều trị bằng thuốc chống đông máu như aspirin, warfarin…cũng như có rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, xuất huyết âm đạo,…
- Ngừng ăn gừng và chế phẩm từ chúng ít nhất 1 tuần trước khi phẫu thuật nhằm tránh những tương tác với thuốc cản quang, thuốc chống đông máu…
8. Tổng kết
Trà gừng là một trong những cách thức dễ chịu và đơn giản nhất để tiêu thụ thảo mộc-gừng. Không ai có thể phủ nhận được sự hấp dẫn từ thức uống này đến từ hương vị thơm ngon cùng vô số lợi ích sức khỏe đáng mong đợi. Đến với Kobi để khám phá và trải nghiệm nhiều hơn những thông tin về thảo dược thiên nhiên nhé.
Tài liệu tham khảo
- Health Benefits of Drinking Ginger Tea https://www.healthbenefitstimes.com/health-benefits-drinking-ginger-tea/
- What Are the Health Benefits of Ginger Tea? https://www.healthline.com/nutrition/benefits-ginger-tea
- Ginger Tea in Pregnancy: Benefits, Safety, and Directions https://www.healthline.com/nutrition/ginger-tea-pregnancy
- 6 Major Health Benefits of Drinking Ginger Tea https://www.livestrong.com/article/272999-benefits-of-drinking-ginger-tea/
- What are the benefits of drinking ginger tea? https://www.medicalnewstoday.com/articles/ginger-tea-benefits
- Ginger Tea: Benefits, Side Effects, and Preparations https://www.verywellfit.com/ginger-tea-recipe-88180
- Ginger https://www.nccih.nih.gov/health/ginger
Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.
ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.
Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.
Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.