Skip to main content
30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
Cây hoắc hương

Cây hoắc hương: Điểm danh 6 tác dụng ít người biết

Với những loài thực vật có tên gọi hơi lạ lẫm như cây hoắc hương, Kobi có thể hiểu rằng bạn có phần hơi lo ngại khi sử dụng loài cây này.

Thế nhưng, hoắc hương lại mang đến nhiều công dụng diệu kỳ đối với sức khỏe, sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua loài cây này. Vậy thì hãy cùng Kobi khám phá mọi điều chính xác nhất về loài cây này nhé!

Giới thiệu cây hoắc hương

Tất nhiên trước khi tìm hiểu về công dụng của hoắc hương, bạn cần hiểu rõ về hình dáng và đặc điểm sinh trưởng của nó.

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Chẳng mang một hình dáng sặc sỡ dễ thu hút ánh nhìn bất kỳ ai, cây hoắc hương lại được tạo hóa ban cho “tính tình” dễ chịu. Hoắc hương là một loài thực vật sinh trưởng cực kỳ tốt trong điều kiện khí hậu ẩm và ưa chịu bóng râm.

Nếu có dịp khám phá những quốc gia như: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,… bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loài cây này tại các khu vườn. Còn tại Việt Nam, hoắc hương được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Bắc Ninh, Hải Dương,…

Thông thường, sau khoảng thời gian tầm 5-6 tháng thì bạn đã có thể gặt hái được thành quả lứa đầu tiên của hoắc hương. Đặc biệt, bạn nên cắt lấy phần cây mọc trên mặt đất, sau đó phơi khô để sử dụng tùy mục đích phù hợp.

Mô tả thực vật

hình ảnh cây hoắc hương

Bên cạnh tên gọi là hoắc hương, loài cây này còn có tên gọi khác khá thú vị như: thổ hoắc hương, quảng hoắc hương,… Bạn biết không? Cây hoắc hương là loài cây thân thảo có tên khoa học là Herba Pogostemonis thuộc họ hoa môi (Lamiaceae).

Có thể bạn chưa từng bắt gặp hoắc hương trong đời sống hay cũng có trường hợp bạn gặp rồi nhưng chỉ là thoáng qua. Suy cho cùng bởi bạn chưa định hình rõ được hình dáng của cây hoắc hương nên việc nhận biết cũng gặp đôi chút khó khăn. Bởi là một loài dược liệu quý đối với sức khỏe, do đó việc nắm rõ hình dáng của cây sẽ giúp bạn thuận lợi khi thu hái hay tìm mua loài cây này:

  • Thân cây hoắc hương có lông với màu nâu tím, hình dáng mọc thẳng và có thể cao dao động từ 30-60cm;
  • Lá hoắc hương có hình elip, phần chóp lá hơi nhọn hay tròn, còn mép lá thì có đường răng cưa. Đặc biệt, 2 mặt lá đều có lông, sờ vào cảm giác khá mềm mại;
  • Hoa của cây có màu tím nhạt hoặc màu hồng tạo điểm nhấn, thường mọc ở nách lá hoặc ngọn cành;

Bên cạnh hình dáng thì mùi hương của hoắc hương sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết hơn. Lá cây có vị đắng, hơi cay cay và mùi thơm mạnh mẽ cuốn hút vô cùng. 

Các bộ phận dùng bào chế thuốc từ cây hoắc hương

Chẳng uổng phí nếu bạn trồng loài cây này trong khu vườn nhà mình. Hầu hết những bộ phận của cây hoắc hương đều chứa công dụng nào đó. Tuy nhiên, riêng phần lá và cành thì hay được dùng để chưng cất nên tinh dầu hoặc làm thuốc phục vụ cho những mục đích sức khỏe khác nhau.

Cách bảo quản

Cây hoắc hương sau quá trình bào chế nên được bảo quản kỹ càng để sử dụng thành phẩm thêm lâu dài. Bạn hãy dùng những lọ thủy tinh hoặc túi kín, đặt chúng ở nơi ít ẩm và thoáng mát nhé!

Thành phần hóa học của cây hoắc hương

Hiểu rõ thành phần hóa học của cây hoắc hương sẽ giúp bạn biết vì sao cây mang lại những công dụng kỳ diệu cho sức khỏe. Dưới đây là tổng hợp những thành phần hóa học chứa trong loài dược liệu quý này:

  • 1,2% tinh dầu hoắc hương
  • 45% hợp chất alcohol patchoulic
  • 50% patchoulen
  • Benzaldehyd: là chất lỏng không màu có hương thơm;

Ngoài ra, hoắc hương còn chứa các thành phần như: aldehyd cinnamic, sesquiterpen, cadinen, eugenol, epiguaipyridin,…

6 công dụng của cây hoắc hương

công dụng của cây hoắc hương

Chất kháng khuẩn mạnh mẽ

Hoắc hương là loài cây có tác dụng ức chế mạnh mẽ các loại nấm gây bệnh cho cơ thể như: E.coli, trực khuẩn lỵ, leptospirosis, tụ cầu khuẩn,…

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Tinh dầu hoắc hương có tác dụng làm hệ thống tiêu hóa trở nên trơn tru và dễ chịu hơn;

Xua đuổi côn trùng

Với hương thơm mạnh mẽ và có tính kháng khuẩn, tinh dầu chiết xuất từ cây hoắc hương còn giúp xua đuổi côn trùng rất hiệu quả;

Liệu pháp tinh thần

Kobi tin rằng khi ngửi hương thơm của một loài thực vật thiên nhiên giúp bạn cảm thấy thư thái hơn sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng thích thú. Bạn biết không? Mùi hương của hoắc hương có khả năng hỗ trợ giải phóng các hormone cảm giác như dopamine và serotonin. Nhờ vậy sẽ khiến những cảm xúc tiêu cực, lo âu tan biến dần và mang lại nguồn năng lượng tích cực hơn;

Chống triệu chứng táo bón

Bởi cây hoắc hương chứa thành phần tannin cao nên sẽ vô cùng hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiêu chảy thường gặp;

Cây hoắc hương làm mờ sẹo

Các tinh chất quý giá chứa trong tinh dầu hoắc hương có khả năng làm mờ sẹo do vết thương hay mụn để lại. Hãy xây dựng thói quen bôi dòng tinh dầu này thường xuyên lên những vết sẹo mới, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên bởi hiệu quả thần kỳ mà nó mang lại.

Lưu ý khi sử dụng cây hoắc hương

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang  cho con bú tuyệt đối KHÔNG NÊN dùng hoắc hương;
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật khoảng 2 tuần, không nên sử dụng hoắc hương;
  • Đối với những người có tiền sử bị bệnh huyết áp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loài thực vật này;
  • Nếu bạn đang uống bất kỳ loại thuốc tây nào thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng cây hoắc hương;
  • Nên pha loãng tinh dầu hoắc hương trước khi dùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối;
  • Nếu dược liệu xuất hiện hiện tượng ẩm mốc thì nên ngưng sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe;

Cây hoắc hương, dù là loài thực vật khá xa lạ nhưng qua bài viết này thì Kobi tin rằng bạn đã dần quen thuộc với loài cây này rồi phải không nào! Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tìm hiểu về hoắc hương cũng như tinh dầu thiên nhiên làm từ nó, hãy liên hệ tinh dầu Kobi để được hỗ trợ giải đáp chính xác nhé!

5/5 - (12 bình chọn)

Đăng ký nhận tin

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]