Rau tần dày lá (húng chanh) là thực vật quen thuộc trong vườn nhà của nhiều người dân. Loài thảo dược này không chỉ góp mặt trong gia vị ẩm thực hằng ngày mà còn được ứng dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau như cảm lạnh, ho,…Dưới đây, Kobi sẽ cung cấp những thông tin thú vị về loại rau phổ biến này nhé.
Vài thông tin chung về rau tần dày lá:
Từ xưa cho đến nay, hai công dụng ấn tượng của rau tần dày lá đó là:
Giá trị dinh dưỡng: Coleus aromaus có tầm quan trọng do hương vị và đặc tính chức năng của nó.
Rau tần thuộc nhóm thực vật thân thảo sống lâu năm, cao trung bình khoảng 20-50cm. Thân có thể mọc đứng hay hơi ngả, đặc biệt phần thân sát gốc cây hóa gỗ.
Lá sắp xếp mọc đối, phiến lá dày và mọng nước, có dạng hình trứng rộng, gốc hình nêm, đầu hơi nhọn hoặc tù. Ngoài ra, kích thước của lá khoảng dài 3-6cm và rộng 2-5cm, với mép khía răng tròn.
Cụm hoa mọc ở đầu cành và ngọn thành bông dày, các vòng mang hoa sít nhau. Kích thước hoa nhỏ, màu tím hồng, đài hình chuông ngắn, có lông. Tràng hoa cong, có ống hình phễu, mặt ngoài có lông, mặt bên trong nhẵn, nhị 4.
Quả có màu nâu, dạng bế tư và hình cầu.
Toàn cây được bao phủ bởi lông mịn nhỏ, mùi thơm đặc trưng.
Theo tài liệu, chi Coleus có khoảng 200 loài, phân bố ở cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Á, châu Phi và một số đảo ở Thái Bình Dương. Chẳng hạn như Philippine, Malaysia, Campuchia, Trung Quốc…Tại Việt Nam, chi này có khoảng 3 loài, được trồng từ lâu đời, rải rác trong nhân dân và các địa phương.
Cây là loài ưa sáng và ưa ẩm, cùng khả năng tái sinh mạnh mẽ.
Tần dày lá được nhân dân chủ yếu trồng bằng cách giâm cành. Có thể trồng trong vườn, ngoài ruộng, chậu đất nhỏ…
Chú ý thoát nước, tránh để tình trạng ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống của thực vật.
Hiện nay, trên thị trường, tinh dầu tần dày lá hay còn gọi là tinh dầu húng chanh.
Bộ phận dùng của húng chanh là lá, đây cũng chính là bộ phận chứa hàm lượng tinh dầu chủ yếu của cây. Tùy theo loài, địa lý sinh trưởng, khí hậu, bộ phận chiết xuất, bảo quản…mà thành phần trong tần dày lá cũng sẽ khác biệt đôi chút. Tuy nhiên, thành phần đặc trưng thảo dược vẫn không thay đổi đó chính là tinh dầu húng chanh hay tinh dầu tần dày lá.
Thực tế, tinh dầu húng chanh được chưng cất bằng nhiều phương pháp như hơi nước, hydro, công nghệ CO2,…thu được dung dịch có màu vàng, trong suốt và mùi thơm đặc trưng dễ chịu.
Tinh dầu C. aromaus qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy sự hiện diện của khoảng 28 hợp chất. Trong đó có 16 hợp chất đã được xác định, chiếm 96,53% tổng thành phần dầu. Một số thành phần cơ bản như:
Trong đó hoạt chất nổi bật là thymol, một thành phần chính của một số loại tinh dầu Coleus, đã được nghiên cứu rộng rãi về đặc tính kháng khuẩn của nó. Ngoài ra, carvacrol, một đồng phân của thymol, cũng thể hiện hoạt động kháng khuẩn.
Không thể phủ nhận rằng, lợi ích của tần dày lá được đóng góp đáng kể từ tinh dầu:
Theo Đông y, lá húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, quy kinh Phế, Can. Nhân dân đã ghi nhận tác dụng nổi bật của chúng gồm lợi Phế, trừ đờm, giải cảm, ra mồ hôi, tiêu độc…Như vậy, thảo dược có thể hỗ trợ các vấn đề sức khỏe như cảm cúm, ho, viêm họng, sốt…
Sau nhiều thí nghiệm, tinh dầu tần dày lá được nhận định là có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn với nồng độ ức chế thấp. Ví dụ: trực khuẩn subtillis, trực khuẩn lỵ Shiga, tụ cầu vàng, nấm Candida, phế cầu…
Những hoạt chất trong tần dày lá có thể hoạt động như chất kháng sinh và sát khuẩn tự nhiên. Do đó đây là một trong phương thuốc hữu hiệu giảm thiểu tình trạng ho, khan tiếng, đau rát cổ họng tại nhà hiệu quả. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ loại bỏ làm loãng chất nhầy, đờm tích tụ.
Rau tần có khả năng kích thích ra mồ hôi giúp loại bỏ độc tố qua da, hạ sốt cũng như tăng nhanh quá trình phục hồi sức khỏe. Đây là sự lựa chọn thích hợp để ứng dụng trong hỗ trợ điều trị sốt, mệt mỏi, cảm cúm…Lợi ích này hoàn toàn phù hợp với những quan điểm đông y về công dụng của dược liệu này.
Thực hiện: đem ít lá rau tần cùng chút muối và nước sôi để nguội giã nát với nhau. Sau đó vắt lấy nước cốt thu được để uống mỗi ngày. Còn bã lá có thể thoa trực tiếp lên cơ thể hay kèm với ít giấm hoặc rượu.
Do chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào cùng hương thơm tươi mát dễ chịu mà trong vài trường hợp, chiết xuất từ thực vật này có thể giúp an thần, hỗ trợ hệ thần kinh một cách nhẹ nhàng. Những cách dùng phổ biến như chiết xuất thành tinh dầu rau tần (còn gọi là tinh dầu húng chanh). Ngoài ra, có thể hãm lá uống như trà để cân bằng cảm xúc, thư giãn, ngủ ngon hơn…
Rau tần là một trong số nhiều loài thực vật có chứa những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đặc biệt đến từ tinh dầu của chúng. Theo đó, những hợp chất phytochemical như carvocrol, thymol…là dược chất đã được kiểm nghiệm có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trên mô hình động vật. Ngày nay, các hợp chất sinh học này đóng góp vào nguyên liệu của các dược phẩm điều trị bệnh phổ biến.
Người ta nhận thấy khả năng của húng chanh có thể ức chế nhiều loài muỗi khác nhau, thông qua thành phần tuyệt vời của chúng đặc biệt là tinh dầu. Theo đó, chiết xuất từ thực vật này được coi là phương pháp kiểm soát sinh hoạt tự nhiên lâu dài, bền vững với hệ sinh thái. Những động vật bị tác động có thể kể đến như:
Vào năm 2007, theo nhà nghiên cứu Botello và cộng sự, hoạt chất carvacrol và thymol có tính kháng khuẩn mạnh mẽ chống lại S. mutans. Đây là một trong những vi khuẩn gây bệnh răng miệng quan trọng nhất. Theo đó, chúng có thể dẫn đến tác động có hại đến men răng. Bên cạnh đó, chiết xuất từ rau tần thể hữu ích để duy trì vệ sinh răng miệng bằng cách giảm sự phát triển của vi khuẩn. Hơn thế, hoạt động của thảo dược cũng đã được chứng minh chống lại Streptococcus mitis, Streptococcus sanguis và Streptococcus salivarius.
Theo đông y, lá húng chanh thường được dùng với liều khoảng 10-16g/ngày. Dạng thuốc tùy vào nhu cầu và tình trạng bệnh lý như dạng thuốc sắc, thuốc xông, giã nát vắt lấy nước uống.
Bên cạnh đó, có thể phối hợp tần dày lá với những thảo mộc chứa tinh dầu khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị như sả, chanh, hương nhu, hoắc hương…
Một số địa phương còn dùng dược liệu ngoài da bằng cách giã nát, đắp lên vết thương bị cắn bởi côn trùng, động vật chân đốt khác…
Vài bài thuốc dân gian lưu truyền có sử dụng tần dày lá:
Chữa viêm họng, giảm ho, khan tiếng:
Bên cạnh đó, nếu bạn ưa thích hương thơm tự nhiên này, có thể tìm đến tinh dầu húng chanh để khuếch tán, xông hơi, lan tỏa mùi hương trong không gian sống của mình.
Đây là thực vật khá thân thiện với con người, được ứng dụng trong cả ẩm thực và trị bệnh. Tuy nhiên, vẫn có vài lưu ý trong quá trình sử dụng rau tần dày lá để tránh rủi ro không mong muốn.
Do toàn cây được bao phủ bởi lớp lông mịn, nên nếu bạn có làn da nhạy cảm, cần sử dụng cẩn thận để tránh bị kích ứng.
Ở đối tượng phụ nữ mang thai, cho con bú, người đã từng có tiền sử kích ứng với chiết xuất từ rau tần dày lá không nên sử dụng dược liệu này. Bởi cho đến nay, những nghiên cứu về tác dụng của chúng trên trường hợp này còn khá hạn chế.
Quả thực, không ai có thể phủ nhận được những hiệu quả tuyệt vời mà rau tần dày lá mang lại cho cuộc sống của nhân dân. Hi vọng trong tương lai, sẽ có những lợi ích từ thảo dược này được khám phá thêm cũng như ứng dụng rộng rãi vào đời sống, trị liệu. Cuối cùng, để tìm hiểu thêm về thế giới thực vật và tinh dầu thiên nhiên, bạn có thể ghé thăm Kobi nhé.
>>> Mua ngay: Tinh dầu Sả Chanh, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Quế 100% nguyên chất, nhập khẩu Ấn Độ hoặc tham khảo danh sách 500 sản phẩm Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền, dầu massage, tinh dầu thơm của Kobi tại đây.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…