30 NGÀY ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ, GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
cay que

Cây quế

Từ lâu, cây quế đã trở thành thảo dược được dùng phổ biến trong y học dân gian. Theo thời gian, thực vật này đã dần chiếm được sự ưa chuộng của người tiêu dùng bởi không chỉ mang đến mùi hương ấn tượng mà còn hỗ trợ trị liệu và tăng cường sức khỏe. Dưới đây, Kobi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về thực vật cây quế.

1. Đôi nét về cây quế

1.1 Thông tin thực vật

  • Tên gọi khác: quế bì, quế đơn, nhục quế, quế Trung Quốc…
  • Chi thực vật Cinnamomum, họ Long não (Laureece).

Theo tài liệu, chi Cinnamomum là chi thực vật lớn với khoảng 270 loài. Hầu hết chúng là loại cây gỗ, ohaan bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Á như Trung Quốc (12 loài), Ấn Độ (20 loài), Việt Nam (40 loài)…Ở nước ta có nhiều loài mang tên “cây quế” có thể mọc hoang dại hoặc được trồng ở Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thanh Hóa…

Một số loài quế nổi bật, được sử dụng rộng rãi gồm:

  • Cinnamomum cassia: Quế Trung Quốc, quế đơn…;
  • Cinnamomum zeylanicum: Quế quan, quế ống, quế Sri Lanka;
  • Cinnamomum loureirii: Quế thanh, quế quỳ, quế tử…;
  • Cinnamomum burmannii: Quế rành, quế bì, quế xanh…;

Theo GS. Đỗ Tất Lợi, tùy vào vị trí vỏ quế mà giá trị cũng thay đổi:

  • Quế hạ căn: phần vỏ lấy từ dưới cách mặt đất từ 0,2-1,2m, không có giá trị cao.
  • Quế thượng châu: phần vỏ từ 1,2m cách mặt đất trở lên đến chỗ thân cây chia cành thứ nhất, là phần tốt nhất, có giá trị cao.
  • Quế thượng biểu: vỏ bóc ở những cành to;
  • Quế chi: vỏ bóc ở cành nhỏ, đôi khi cũng dùng để chỉ các cành non phơi khô.

Quế Cinnamomum cassia -3

1.2 Đặc điểm sinh trưởng

Quần thể quế mọc hoang dại được phát hiện trong các kiểu rừng kín thường xanh ở độ cao 500m (miền Bắc) hay 700m (miền Nam) trở lên. Tuy nhiên do quá trình trồng trọt và chọn lọc tự nhiên mà sẽ có sự sai khác đôi chút về phẩm chất dược liệu ở cây quế mọc tự nhiên và quế trồng.

Quế thuộc loài cây thân gỗ, chịu bóng, ưa sáng;

Thích nghi cao với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22-30oC.

Phát triển tốt trên đất ẩm, mùn, tơi xốp, thoát nước tốt.

Có thể nhân giống được bằng cách chiết cành, bằng hạt, tách mầm…mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt.

Khả năng tái sinh của quế khá mạnh mẽ. Cụ thể, sau khi thu hoạch vỏ, cây sẽ được chặt sát phần gốc, thúc đẩy tạo ra nhiều chồi non mới khác.

1.3 Mô tả cây quế

Dù cùng một chi thực vật nhưng mỗi loài quế sẽ có đặc trưng riêng biệt. Dưới đây là một số đặc điểm thực vật của cây quế Cinnamomum cassia Blume.

  • Loài thân gỗ, kích thước to, với chiều cao có thể đến 10-20m.
  • Cành cây hình trụ, chắc, bề mặt nhẵn, màu nâu;
  • Bộ rễ chắc khỏe, dạng cọc cắm sâu xuống nền đất, nên khó bị ngã đổ khi có gió bão.
  • Lá quế mọc so le, dày cứng và dai, phiến lá hình mác, kích thước dài 12-25cm, rộng 4-8cm. Gốc lá thuôn, đầu nhọn, bề mặt trên lá nhẵn, màu xanh sậm bóng hơn, còn mặt dưới màu xám tro.
  • Cuống lá to, có rãnh ở mặt bên, dài khoảng 2cm.
  • Quả dạng hạch, hình trứng, có cạnh, nằm trong đài tồn tại nguyên hoặc chia thùy.
  • Hầu hết toàn cây sẽ mang mùi thơm, nhờ chứa tinh dầu.

Quế Cinnamomum cassia là loại quế được dùng phổ biến -6

2. Bộ phận dùng và thành phần hóa học của cây quế

2.1 Bộ phận dùng làm dược liệu

  • Quế chi: thường là cành non được phơi hoặc sấy khô;
  • Quế nhục: thường là vỏ thân được phơi khô trong bóng râm;
  • Tinh dầu quế: Chiết xuất từ cành hoặc lá;

Dược liệu quế chi -2

2.2 Thành phần hóa học

Vỏ quế nói chung có thể chứa các thành phần hóa học như:

  • Tinh dầu quế (thông thường là 1%, nhưng có thể lên đến 4%);
  • Tanin, proanthocyanidin, catechin, dầu béo, chất nhầy, chất nhựa, đường, gôm,…
  • Cinnzelanin, cinnzelanol, tinh bột, coumarin…

2.3 Giá trị dinh dưỡng

Một số sản phẩm từ quế đã trở thành nguyên liệu trong ẩm thực, bởi hương thơm nổi bật và giá trị dinh dưỡng mang lại. Theo đó, 01 thìa bột quế chứa:

  • Năng lượng 20 calo;
  • Carbohydrate 6g;
  • Chất xơ: 4g;
  • Protein, chất béo với hàm lượng khá thấp;
  • Giàu vi chất dinh dưỡng như phốt pho, kali, canxi, magie…

Quế nhục và bột quế -4

3. Đôi nét về tinh dầu quế

Có thể nói rằng, tinh dầu quế là sản phẩm nổi bật nhất được chiết xuất từ phần vỏ và lá của cây quế. Trong đó, chiết xuất từ vỏ quế sẽ phổ biến hơn, với 2 loại quế cassia hoặc ceylon thường gặp trên thị trường.

Thông thường, chúng sẽ được tinh chế thông qua quá trình chưng cất hơi nước, dung dịch thu được có đặc trưng như:

  • Dung dịch trong suốt, màu vàng nhạt, đến vàng đậm, hoặc vàng nâu;
  • Hương quế đặc trưng: cay nồng, ấm áp từ hương gỗ và mùi đất;
  • Độ lan tỏa của tinh dầu quế mạnh mẽ.

Tùy theo bộ phận dùng, phương thức canh tác, sản xuất, môi trường sống…mà thành phần, hàm lượng của các hoạt chất có trong tinh dầu quế sẽ thay đổi chút ít. Một vài thành phần cơ bản như:

  • Cinnamaldehyde (aldehyde cinnamic): là một flavonoid tự nhiên tạo ra hương và vị cho tinh dầu quế. Đa số ý kiến cho rằng rằng hợp chất này đem lại những lợi ích sức khỏe chủ yếu của quế.
  • Coumarin;
  • Nhóm cinnamyl như axit cinnamic, cinnamyl axetat, acol cinnamic…
  • Eugenol: chiếm hàm lượng cao hơn trong tinh dầu từ lá;
  • Eugenol, limonene, linalool alpha-terpineol, camphor…;

Tinh dầu vỏ quế làm chất thơm và xà phòng

4. Cây quế có tác dụng gì?

Không thể phủ nhận rằng, tinh dầu quế là nguyên liệu chính tạo nên công dụng chung của cây quế.

4.1 Cây quế trong y học cổ truyền

Quế có vị ngọt, cay, tính nóng, và mùi thơm đặc trưng của thực vật này;

Công dụng: Bổ hỏa, hồi dương, làm ấm Thận Tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích.

Chủ trị một số triệu chứng gồm:

  • Nhục quế: tay chân lạnh, tiêu hóa kém, đau bụng, trúng thực…;
  • Quế chi: cảm mạo, ôn ấm kinh lạc, phong hàn thấp, đau nhức xương khớp…;

4.2 Chống oxy hóa

Nhiều minh chứng đã công nhận rằng, chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể trước tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do. May mắn thay, quế là nguồn chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chẳng hạn như polyphenol. Trong một nghiên cứu so sánh hoạt động chống oxy hóa của 26 loại gia vị, quế đóng chiếm ưu thế rõ rệt, thậm chí xếp thứ hạng cao hơn các “siêu thực phẩm” như tỏi và oregano. Ở một số địa phương, chúng còn được sử dụng như chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.

4.3 Chống viêm và giảm đau

Quế có thể hữu ích đối với tình trạng viêm, đau nhức của cơ thể. Chúng sẽ giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng và sửa chữa tổn thương mô. Trong đó, hoạt động chống viêm của cinnamaldehyde được mô tả thông qua con đường tín hiệu khác nhau để điều chỉnh các phản ứng chống viêm. là một trong những tác động nổi bật của thảo dược.

4.4 Lợi cho bệnh lý tim mạch và đái tháo đường

Những lợi ích của cây quế đến bệnh lý tim mạch và đái tháo đường bao gồm:

  • Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, 1g hoặc ½ thìa quế mỗi ngày đã được chứng minh hữu ích đối với đường huyết. Hơn thế, chiết xuất còn có thể cải thiện độ nhạy cảm với hormone insulin, hạn chế tình trạng “kháng insulin”.
  • Chúng làm giảm mức cholesterol toàn phần, cholesterol “xấu”-LDL và ổn định HDL-cholesterol “tốt”;
  • Nghiên cứu khác trên động vật, quế được ghi nhận có thể làm giảm huyết áp;

4.5 Cây quế hữu ích đối với các bệnh thoái hóa thần kinh

Các bệnh thoái hóa thần kinh được đặc trưng bởi sự mất dần cấu trúc hoặc chức năng của các tế bào não. Điều thú vị là, cây quế đã được chứng minh là dẫn đến những cải thiện khác nhau đối với bệnh Alzheimer và Parkinson trong các nghiên cứu trên động vật. Theo đó, quế đã giúp bảo vệ tế bào thần kinh, bình thường hóa mức độ dẫn truyền thần kinh và cải thiện chức năng vận động ở chuột. Thế nhưng, những tác động này cần được nghiên cứu thêm ở người.

Ngoài ra, từ xa xưa, liệu pháp hương thơm từ chiết xuất cây quế, nhất là tinh dầu đã được phát hiện giúp cân bằng cảm xúc, thư giãn, cải thiện sự tỉnh táo, kiếm soát căng thẳng…

4.5 Chiết xuất từ cây quế giúp chống nhiễm trùng

Quế giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, ví dụ:

  • Một trong thành phần hoạt động chính của quế, cinnamaldehyde, có thể hỗ trợ chống lại nhiễm trùng.
  • Tính dầu quế đã được chứng minh là có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nấm gây ra.
  • Ưc chế sự sinh trưởng và phát triển của một số vi khuẩn, bao gồm Listeria, Salmonella…
  • Bên cạnh đó, tác dụng kháng khuẩn của quế cũng có thể giúp giảm hôi miệng và ngăn ngừa sâu răng.

Tuy nhiên, bằng chứng còn hạn chế và cần được nghiên cứu chuyên sâu hơn.

5. Cách sử dụng cây quế như thế nào?

Dựa vào các chế phẩm từ cây quế mà sẽ có những phương thức sử dụng khác nhau:

Dược liệu:

  • Nhục quế (vỏ quế bì): Liều dùng 1-4g/ngày, dưới dạng thuốc hãm, hoàn tán hoặc mài với nước mà uống;
  • Quế chi (vỏ cành non, cành quế): Liều dùng khoảng 2-11g/ngày dưới dạng thuốc sắc;

Bột quế: có thể sử dụng trong ẩm thực hoặc ngoài da bằng cách kết hợp thêm với mật ong…

Tinh dầu quế:

  • Khuếch tán;
  • Xông hơi;
  • Lưu hương trên đồ vật;
  • Nhỏ vài giọt vào nước ngâm trị liệu;
  • Dùng tại chỗ bên ngoài da để massage, xoa bóp…

6. Điều cần lưu ý khi sử dụng cây quế

Theo Đông y:

  • Quế kiêng kỵ với người âm hư, dương thịnh, phụ nữ thai nghén;
  • Người có tiền sự dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây quế cũng không nên dùng.

Theo Tây y:

  • Do có hoạt chất coumarin nên tinh dầu hay sản phẩm từ cây quế có thể gây ra một vài vấn đề khó chịu ở da. Vì vậy, vui lòng kiểm tra sản phẩm lên vùng da nhỏ trước khi sử dụng lên các khu vực lớn hơn.
  • Quế có thể an toàn khi sử dụng làm thuốc ngắn hạn (1-2 gam/ngày trong 3 tháng). Tuy nhiên, với liều lượng cao hơn (hơn 6 gam) và trong thời gian dài, chất coumarin có thể gây tổn thương gan ở một số người, đặc biệt là những người bị bệnh gan. Nhưng đối với hầu hết mọi người, nó sẽ không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Trước phẫu thuật, quế có thể làm giảm đường huyết và cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, ngừng dùng quế như một loại thuốc ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Cây quế được sử dụng dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau -5

7. Tổng kết

Hi vọng bài viết đã cung cấp đến quý độc giả thông tin về cây quế, một loại dược liệu quen thuộc trong kho tàng y học dân gian. Ngày nay cùng với sự tiền bộ y học, sản phẩm từ thực vật này đã được khai thác và ứng dụng rộng rãi hơn trong ẩm thực, trị liệu, liệu pháp hương thơm, chăm sóc sức khỏe…Nếu muốn khám phá thêm những dược liệu và tinh dầu thiên nhiên khác, đừng ngần ngại ghé thăm Kobi nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Cinnamon Essential Oil – Benefits, Types, & How To Use https://www.stylecraze.com/articles/benefits-and-uses-of-cinnamon-essential-oil/#what-are-the-side-effects-of-cinnamon-oil
  2. A Review on Anti-Inflammatory Activity of Phenylpropanoids Found in Essential Oils https://doi.org/10.3390/molecules19021459
  3. Cinnamon improves glucose and lipids of people with type 2 diabetes https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14633804/
  4. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006). Phần 1, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
  5. Đỗ Tất Lợi (2006), Phần 2, Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam, Nhà xuất bản Y học,
  6. Cassia Cinnamon https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1002/cassia-cinnamon
  7. Cassia Cinnamon https://www.rxlist.com/cassia_cinnamon/supplements.htm
  8. 10 Evidence-Based Health Benefits of Cinnamon https://www.healthline.com/nutrition/10-proven-benefits-of-cinnamon#TOC_TITLE_HDR_2
5/5 - (1 bình chọn)
Bang-gia-si-tinh-dau-thien-nhien

Đăng ký nhận tin

giai-phap-tiep-thi-mui-huong-800x1600

Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam.

ĐKKD: 0105169042 do sở KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 01/03/2011.

Trụ sở chính: Lô 37 liền kề 6, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: Tòa nhà ACB, 543 Lũy Bán Bích, Hoà Thanh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

© 2011-2024 Kobi Vietnam. All rights reserved.
Các thông tin trên Kobi.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ và Nhân viên y tế.
[contact-form-7 id="19" title="Contact form"]