Blog

Bơ thực vật dưỡng da: Gợi ý 6 công thức sáng tạo

Từ lâu, bơ thực vật đã được ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống với nhiều khía cạnh khác nhau như ẩm thực, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe…Theo thời gian, sản phẩm này ngày càng nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Hãy cùng Kobi khám phá những thông tin thú vị về bơ thực vật dưỡng da trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thông tin chung

Bơ thực vật là nguyên liệu mỹ phẩm thô được chiết xuất từ hạt, quả hạch…của các loại trái cây mọc trong các khu rừng nhiệt đới xa xôi. Chẳng hạn như trong đồn điền hoặc rừng rậm ở châu Á, châu Phi, Nam và Trung Mỹ… Những loại bơ này là chất béo có nguồn gốc thực vật tự nhiên, thường ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng nhưng dễ tan chảy khi tiếp xúc với da.

Với hàm lượng axit béo, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa phong phú, loại bơ thực vật dưỡng da “Exotic Butters” rất được ưa chuộng trong ngành chăm sóc da tự nhiên. Đặc biệt là nhờ đặc tính chống lão hóa, chống nhăn, chống nắng và làm mềm da. Ngoài ra, loại bơ này cũng có lợi cho sức khỏe của da đầu và tóc, vì chúng thấm sâu vào bên dưới bề mặt, phục hồi tình trạng khô và hư tổn.

2. Vài đặc tính chung nổi bật của bơ thực vật dưỡng da

  • Kết cấu dày và rắn ở nhiệt độ phòng do thành phần axit béo và hàm lượng khoáng chất của chúng.
  • Chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp chúng có thời hạn sử dụng lâu dài ngay cả khi không sử dụng chất bảo quản.
  • Là một thành phần nổi bật vì chúng có thể thay thế các thành phần gốc parafin trong các công thức chăm sóc da và tóc.
  • Mặc dù tất cả các loại bơ đều có độ nhớt cao, nhưng tỷ lệ hấp thụ khác nhau làm cho một số loại sẽ phù hợp hơn với nhu cầu chăm sóc da. Cụ thể:
    • Loại bơ hấp thụ chậm sẽ đặc hơn và nhiều dầu hơn, có lợi cho việc điều trị da và tóc cực kỳ khô.
    • Trong khi đó, bơ hấp thụ nhanh vào da mà không gây bết dính, là sự lựa chọn hoàn hảo cho làn da dầu.
Bơ thực vật dưỡng da có thể có tốc độ thẩm thấu đa dạng nhanh, chậm, trung bình…

3. Phân loại bơ thực vật dưỡng da theo tốc độ thẩm thấu

Như đã trình bày một phần ở trên, ta có thể phân loại bơ thực vật dưỡng da theo tốc độ thẩm thấu của chúng.

  • Hấp thụ nhanh: Chúng dưỡng ẩm cho tóc và da mà không làm cho bề mặt trông bóng nhờn. Điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho những làn da dầu hơn. Các loại bơ hấp thụ nhanh bao gồm bơ Cupuacu, Kokum, hạt mỡ và Tucuma…
  • Hấp thụ chậm: Các loại bơ có tốc độ hấp thụ chậm hơn sẽ đặc hơn và có kết cấu dầu hơn. Sản phẩm sẽ để lại một lớp bóng nhờn sau khi thoa. Điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho làn da quá khô, tóc khô hoặc hư tổn và các bệnh về da như chàm. Các loại bơ hấp thụ chậm bao gồm bơ ca cao và bơ Ucuuba…
  • Hấp thụ trung bình: Ở giữa hấp thụ nhanh và chậm, các loại bơ hấp thụ trung bình có chất lượng và tính chất dường như cân bằng hơn 2 loại trên. Điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Các loại bơ có tỷ lệ hấp thụ trung bình bao gồm Xoài và Murumuru…

4. Vài loại bơ thực vật dưỡng da thông dụng

Bơ ca cao (Cocoa Butter):

  • Một trong những loại bơ phổ biến nhất trong chăm sóc da và tóc;
  • Bơ ca cao sở hữu mùi hương socola tinh tế, trầm cùng thành phần chống oxy hóa phong phú.
  • Được chiết xuất từ vỏ hạt Cacao, chất béo này tạo ra một chất làm mềm đặc có hàm lượng Vitamin E và acid béo thiết yếu cao một cách tự nhiên.
  • Bơ ca cao thậm chí còn có SPF nhẹ và hoạt động như chất làm đặc trong:
    • Son dưỡng môi
    • Son môi
    • Kem dưỡng
    • Xà phòng

Bơ hạt mỡ (Shea Butter):

  • Bơ hạt mỡ là chất béo chiết xuất từ hạt cây hạt mỡ châu Phi.
  • Chứa nhiều Vitamin A, E, F, bơ hạt mỡ cũng thường được sử dụng trong chăm sóc da và tóc nhờ đặc tính dưỡng ẩm mạnh mẽ.
  • Loại bơ này cũng sở hữu collagen, acid béo thiết yếu và một lượng nhỏ SPF. Điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho việc chăm sóc da với mục đích hạn chế xuất hiện lão hóa, nếp nhăn…
Bơ hạt mỡ (Shea butter)

Bơ xoài (Mango Butter):

  • Được chiết xuất từ nhân của những cây xoài nhiệt đới;
  • Được sử dụng trong nhiều thế kỷ bởi người dân bản địa ở các khu vực rừng rậm Đông Nam Á.
  • Sản phẩm giàu chất chống oxy hóa, Vitamin A và E;
  • Tương tự như bơ hạt mỡ hay Ca cao về kết cấu và thành phần, ngoại trừ nó có nhiều axit béo hơn.
  • Là chất làm mềm mạnh được khuyên dùng cho:
    • Kem dưỡng da
    • Bơ dưỡng thể
    • Dầu dưỡng
    • Xà phòng
    • Kem cạo râu
    • Chăm sóc tóc.

5. Một số loại bơ thực vật dưỡng da ít người biết

Bơ Cupuacu (phát âm là kuh-POO-a-soo):

  • Bơ Cupuacu ít được biết đến hơn Ca cao hay Hạt mỡ, nhưng nó đã từng tạo nên làn sóng chăm sóc da và tóc trong một thời gian khá dài.
  • Bơ này được chiết xuất từ bột Cupuacu, một loại trái cây có họ hàng với hạt Cacao.
  • Cupuacu tự hào có thành phần Axit béo thiết yếu phong phú, hương thơm độc đáo và kết cấu dạng kem giúp làm mềm da khô đáng kể.

Bơ Bacuri:

  • Có nguồn gốc từ hạt của quả Platonia insignis;
  • Bơ Bacuri đã trở nên phổ biến rộng rãi ở miền bắc Brazil.
  • Được biết đến với màu nâu đậm và hương thơm phong phú, bơ hấp thụ nhanh, mang lại cảm giác mềm mại không nhờn và làn da mịn màng, săn chắc.
  • Giàu Axit Palmitic, bơ Bacuri cũng hoạt động như một chất tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, tự nhiên, lý tưởng cho các loại da nhạy cảm và da dầu.

Bơ Kokum:

  • Kokum là một chất làm mềm tự nhiên mà không gây bóng nhờn, mang lại làn da sáng khỏe.
  • Do thành phần chất béo trung tính đồng nhất, Kokum cũng có thể đóng vai trò thay thế cho Bơ ca cao trong một số công thức nấu ăn.
  • Kokum là loại bơ thực vật ổn định nhất về mặt cấu trúc và hóa học. Điều này giúp chúng trở thành chất làm đặc tuyệt vời trong các công thức mỹ phẩm tự chế.

6.  Gợi ý vài công thức tự làm bơ thực vật dưỡng da

5.1 Bơ hạt mỡ cùng dầu cà rốt

Thành phần:

Thiết bị, dụng cụ:

  • Cân đong
  • Máy đánh trứng cầm tay
  • Bát trộn (chất liệu Thủy tinh, Nhôm hoặc PET)
  • Bình Thủy tinh

Hướng dẫn:

  • Đo trọng lượng của xoài và bơ hạt mỡ trong bát thủy tinh, nhôm hoặc nhựa PET.
  • Lấy máy đánh trứng và đánh bơ cho đến khi chúng bông và mịn như kem.
  • Thêm Isopropyl Myristate và đánh lại cho đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau.
  • Thêm dầu cà rốt, dầu hạt nho và tiếp tục đánh. Để đảm bảo độ mịn của hỗn hợp, hãy kiểm tra kết cấu của bơ đã đánh bông bằng các ngón tay.
  • Bổ sung Vitamin E và Tinh dầu.
  • Đánh bông hỗn hợp bơ lần cuối bằng thìa để trộn đều các loại Tinh dầu.
  • Cho vào ly nhựa PET và trải nghiệm.
Bơ thực vật dưỡng da có thể kết hợp với tinh dầu tạo mùi hương và tăng lợi ích.

5.2 Bơ thực vật dưỡng da có mùi bánh quy chanh đường

Thành phần:

Hướng dẫn:

  • Trong một cái nồi đôi, làm tan chảy hỗn hợp gồm bơ hạt mỡ, dầu dừa và dầu hạnh nhân ngọt. Bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ nấu cách thủy tự chế sẵn có. Chẳng hạn như:
    • Một cái nồi bên trong một cái nồi lớn hơn khác chứa nước.
    • Hoặc một chiếc bát thủy tinh bên trong một cái nồi chứa nước.
  • Sau đó, cho nguyên liệu đã tan chảy vào tô trộn và đợi cho đến khi hỗn hợp đặc lại một phần. Điều này có thể mất khoảng 01 giờ.
  • Thêm từ từ Tinh dầu Chanh, tinh dầu Vani trộn đều.
  • Thêm bột Mica dần dần cho đến khi bạn đạt được màu sắc mong muốn.
  • Trộn đều hỗn hợp bơ thực vật dưỡng da ở tốc độ cao trong 5-7 phút.
  • Đổ đầy lọ hoặc thùng chứa của bạn.

Ghi chú:

  • Để tăng tốc thời gian làm khô, bảo quản trong tủ lạnh.
  • Nếu hỗn hợp cứng lại hoàn toàn, chỉ cần hâm nóng lại hỗn hợp.
  • Bơ thực vật dưỡng da này có thời hạn sử dụng lên đến 5 tháng.

5.3 Bơ thực vật siêu dưỡng ẩm

Thành phần:

  • ½ cốc sáp ong vụn
  • ½ cốc bơ hạt mỡ
  • ½ cốc bơ ca cao
  • ½ cốc dầu dừa chưa tinh chế và ép lạnh
  • ½ cốc dầu Jojoba
  • ½ cốc dầu hạnh nhân ngọt

Thiết bị, dụng cụ:

  • Nồi hơi đôi hoặc chảo
  • Bát thủy tinh hoặc sứ chịu nhiệt
  • Thìa
  • Lưới kim loại mịn
  • Khuôn silicon

Hướng dẫn:

  • Đổ nước vào chảo hoặc nồi hơi đôi, rồi đun sôi.
  • Đặt một chiếc bát thủy tinh vào bên trong chảo hay nồi hơi đôi và đổ sáp ong vụn vào, khuấy cho đến khi tan chảy.
  • Thêm các loại bơ thực vật đã chuẩn bị vào. Khi nó tan chảy được một nửa, tắt lửa và tiếp tục khuấy cho đến khi tan chảy hoàn toàn.
  • Thêm dầu dừa và khuấy cho đến khi nó tan chảy.
  • Thêm tinh dầu bạn chọn.
  • Lọc chất lỏng bằng lưới kim loại mịn và đổ vào khuôn silicon.
  • Để yên các khuôn trong một giờ cho đến khi các thanh kem dưỡng da cứng lại.
  • Lấy các thanh kem dưỡng da ra khỏi khuôn. Xoa lên da của bạn để có độ ẩm phong phú với hương thơm tuyệt vời.

5.4 Thanh xà phòng hương nghệ

Thành phần:

  • ½ muỗng canh hạt Jojoba tự nhiên
  • ½ muỗng cà phê Bột nghệ hữu cơ
  • 2 muỗng cà phê Glycerin thực vật
  • 8 oz (khoảng 226 gam) Bơ hạt mỡ hữu cơ
  • 0,5 oz (khoảng 14 gam) bơ Kokum (nếu có)
  • 0,5 oz (khoảng 14 gam) Bơ xoài
  • Dầu dừa 0,3 oz (khoảng 10ml)
  • 0,3 oz (khoảng 10ml) dầu dưỡng da mặt và cơ thể
  • 5 đến 10 giọt Tinh dầu tùy chọn

Hướng dẫn:

  • Cắt phôi xà phòng thành từng phần nhỏ, rồi làm tan chảy và đổ thành khối vuông, trong 20 đến 30 phút.
  • Đong lượng bơ và dầu, làm tan chảy chúng và đặt chúng sang một bên.
  • Để chuẩn bị dung dịch Nghệ, hãy thêm 2 thìa cà phê Glycerin thực vật vào ½ thìa cà phê Bột nghệ. Điều này sẽ giúp hỗn hợp xà phòng không bị vón cục.
  • Cho bơ và dầu vào hỗn hợp xà phòng tan chảy. Khuấy liên tục một cách cẩn thận cho đến khi hỗn hợp nguội đi một chút.
  • Bây giờ thêm Hạt Jojoba và dung dịch Nghệ vào hỗn hợp bơ.
  • Đổ hỗn hợp vào khuôn silicon và để yên trong 30 phút trước khi đông lạnh trong 3 giờ.

5.5 Dưỡng môi bằng thành phần từ Ca cao

Thành phần:

  • 2 oz (60ml) dầu cà phê
  • 0,5-1 oz (khoảng 14-28 gam) Bơ ca cao (tùy theo nhu cầu)
  • 0,5 oz (14 gam) Sáp ong
  • 4 giọt ca cao nguyên chất

Hướng dẫn:

  • Cân các thành phần của bạn bằng cân kỹ thuật số.
  • Cho dầu cà phê, bơ ca cao và sáp ong vào nồi đun đôi.
  • Khi hỗn hợp tan chảy, tắt bếp và để nguội một chút.
  • Thêm từng giọt ca cao nguyên chất vào hỗn hợp và khuấy đều.
  • Đổ vào ống hoặc hũ son dưỡng môi. Hỗn hợp đầy khoảng 20 ống.

5.6 Hỗn hợp bơ thực vật dưỡng da massage thư giãn

Thành phần:

  • 2 oz (28g) bơ xoài
  • 1/2 oz (15ml) dầu quả mơ
  • 1/2 oz (15ml) dầu dừa phân đoạn
  • 0,5 oz (14g) Sáp ong
  • 30 giọt tinh dầu tự chọn
  • Bột Mica hồng

Thiết bị, dụng cụ:

  • Nồi hơi đôi
  • Nhiệt kế laser hồng ngoại
  • Khuôn hình trái tim

Hướng dẫn:

  • Kết hợp bơ xoài, dầu quả mơ, dầu dừa phân đoạn và sáp ong trong nồi hơi đôi, làm tan chảy chúng.
  • Thêm bột Mica hồng bắt đầu bằng cách thêm 1/8 muỗng cà phê và thêm dần dần cho đến khi bạn có được màu mong muốn.
  • Sử dụng nhiệt kế laser để lấy nhiệt độ, hãy chắc chắn rằng nó không vượt quá 175 độ.
  • Thêm sự lựa chọn của bạn về các loại tinh dầu.
  • Đổ hỗn hợp vào khuôn.
  • Sau khi hỗn hợp lắng xuống và cứng lại, hãy cẩn thận mở khuôn.

6. Tỷ lệ bơ thực vật dưỡng da tham khảo sử dụng trong hỗn hợp sản phẩm

  • Lotion & Kem: 5-20%
  • Dầu dưỡng: 5-100%
  • Thanh xà phòng: 5-20%
  • Dưỡng tóc: 2-5%
  • Xà phòng: 2-10%
Thoa bơ dưỡng da lên vùng da cơ thể để cung cấp độ ẩm.

7. Tổng kết

Hi vọng với những thông tin thú vị trên, đã giúp cho quý độc giả có thêm sự lựa chọn tuyệt vời cho quy trình chăm sóc cá nhân của bạn. Đặc biệt là những lợi ích không thể phủ nhận từ bơ thực vật dưỡng da sẽ khiến bạn hài lòng. Đừng ngại ngùng thảo luận hay trải nghiệm nhiều hơn những sản phẩm thiên nhiên khác từ Kobi nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Phạm Lê Phương Mai

Recent Posts

Bí Ẩn Tinh Dầu Gỗ Ngọc Am Trong Nghệ Thuật Ướp Xác Của Người Ai Cập Cổ Đại

I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…

1 tuần ago

Ý nghĩa của Chỉ số khúc xạ và Khối lượng riêng của Tinh dầu thiên nhiên

1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…

4 tuần ago

Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Bạc Hà

Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…

4 tuần ago

Oleoresin là gì?

1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…

4 tuần ago

Nên Mát-xa Mặt Trong Bao Lâu?

Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…

1 tháng ago

Tinh dầu mùi già – Bí quyết xông nhà đón Tết an lành

I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…

2 tháng ago