Categories: BlogThực vật

Cây Hương Nhu Có Phải Là Cây Húng Quế Không?

Cây hương nhu và cây húng quế, mặc dù được trồng rộng rãi, thường bị nhầm lẫn. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt đúng giữa hai loại cây này và hiểu rõ về sự khác biệt của chúng. Hãy cùng Kobi tìm hiểu xem cây hương nhu có phải là cây húng quế không bạn nhé!

1. Giới thiệu về cây hương nhu

Cây hương nhu với tên khoa học là Ocimum gratissimum. Cây hương nhu còn gọi là cây gì? Hương nhu còn được biết với các tên gọi khác như cây é rừng, mậu dược, sơn ông, hương thái, và nhiều tên gọi khác. Được gọi là hương nhu do cây có hương thơm dễ chịu, đặc biệt khi vò nát.

Hương nhu là loại cây thuộc thân thảo, có thể cao từ 1 đến 2 mét khi trưởng thành. Thân cây có màu nâu tím, thân trên non màu xanh nhạt và phủ nhiều lông nhỏ. Lá hương nhu mọc đối nhau, cuống dài từ 1 đến 2cm, với lông ở hai mặt và phiến lá và có răng cưa. Hoa của cây hương nhu thường có màu tím nhạt hoặc trắng, hình thành thành cụm dài và quả được bao phủ bởi các đài hoa.

Hình ảnh cây hương nhu

2. Công dụng của cây hương nhu

Cây hương nhu, với hương vị cay và tính ấm, thường được sử dụng để giải cảm trong y học cổ truyền. Đồng thời, cây này còn mang đến nhiều tác dụng khác đầy tuyệt vời mà chúng ta sẽ khám phá.

2.1. Cây hương nhu ngừa hôi miệng, sâu răng

Lá cây hương nhu chứa các thành phần khử mùi hôi miệng và kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em.

tinh dầu thiên nhiên (1)

2.2. Cây hương nhu giải cảm, đau bụng, tiêu chảy

Cây hương nhu, với tính ôn và vị cay, được ưa chuộng trong y học Đông y để giảm triệu chứng cảm nắng, cảm lạnh, sốt nóng, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy và thủy thũng.”

2.3. Cây hương nhu giúp chống viêm và trị mụn

Lá hương nhu, từ lâu đã là một liệu pháp tự nhiên hiệu quả chống mụn trứng cá. Việc chiết xuất tinh dầu từ cây hương nhu không chỉ tăng cường thẩm thấu vào da mà còn mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị nhiễm trùng da.

2.4. Cây hương nhu có tác dụng hỗ trợ bảo vệ dạ dày

Lá hương nhu tía có khả năng giảm acid dạ dày và kích thích tiết nhầy, giúp ổn định hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày do căng thẳng thần kinh. Chắc hẳn bạn đã rất nóng lòng muốn biết xem cây hương nhu có phải là cây húng quế không? Hãy kiên nhẫn thêm chút nữa nhé.

Cây húng quế

2.5. Cây hương nhu có tác dụng hỗ trợ hệ hô hấp

Các hoạt chất có lợi trong lá hương nhu có khả năng mở rộng đường hô hấp, làm thông thoáng mũi họng và giảm tình trạng tắc nghẽn do viêm xoang cũng như nhiều bệnh hô hấp khác.

2.6. Cây hương nhu còn giúp giảm cholesterol máu

Một thí nghiệm trên thỏ đã chỉ ra rằng lá hương nhu có khả năng ảnh hưởng đến phân tử chất béo, giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và tăng HDL-cholesterol (cholesterol tốt).

2.7. Cây hương nhu hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Trong việc điều trị cho người bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin, lá hương nhu tía đã đạt được kết quả khả quan với việc giảm đường trong nước tiểu và mức cholesterol toàn phần.

2.8. Công dụng của cây hương nhu với tóc và da đầu

Lá hương nhu không chỉ tăng cường sức khỏe cho tóc, ngăn ngừa gãy rụng và xơ tóc, mà còn mang đến hương thơm nhẹ nhàng và tinh tế. Bà mẹ thường sử dụng lá hương nhu để gội đầu cho con cái, không chỉ giúp phòng ngừa cảm cúm mà còn duy trì sức khỏe cho mái tóc.

2.9. Hương nhu tốt cho mắt

Đặc biệt, lá hương nhu giàu vitamin A, hỗ trợ tăng cường thị lực và duy trì sự khỏe mạnh của võng mạc mắt.”

2.10. Cây hương nhu giúp điều trị tiêu chảy

Lá hương nhu đặc biệt có tác dụng làm giãn cơ trơn của hồi tràng và tác động đến chất dẫn truyền thần kinh, đóng góp vào quá trình giải phóng và giảm triệu chứng tiêu chảy một cách hiệu quả.

3. Cây hương nhu có phải là cây húng quế?

Theo các nguồn tài liệu, cây hương nhu và cây húng quế không phải là cùng một loại cây, mặc dù chúng có nhiều đặc điểm bên ngoài khá tương đồng.

Mặc dù cả cây hương nhu và cây húng quế đều thuộc loài thân thảo, có thân hình vuông và mang hương thơm nồng ấm tương đối tương đồng, tuy nhiên, chúng là hai loài cây hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Các đặc điểm giúp phân biệt cây hương nhu và cây húng quế

Như vậy Kobi đã giúp bạn đưa ra các điểm giúp phân biệt hai loại cây dược liệu quý này. Nếu có thêm câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé.

Kobi luôn mong muốn đồng hành cùng bạn trên hành trình khám phá những điều kỳ diệu của tự nhiên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về tinh dầu thiên nhiên và nhiều loài thảo mộc quý giá khác; lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng!

Xem thêm:

5/5 - (6 bình chọn)
Nguyễn Đình Quyết

Chào bạn. Tôi là Nguyễn Đình Quyết, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền hàng đầu tại Việt Nam từ năm 2011. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng, thanh toán linh hoạt. Hãy kết nối với chúng tôi bạn nhé!

Recent Posts

Tinh Dầu Cho Que Mây: Pha Sẵn Hay Nguyên Chất?

1. Giới thiệu Khi chọn tinh dầu cho bộ khuếch tán que mây, bạn có…

6 giờ ago

Bí Quyết Giữ Hương Thơm Bền Lâu Với Que Mây

1. Giới thiệu Bạn đã từng háo hức đặt một lọ khuếch tán que mây…

2 ngày ago

5 Mùi Hương “Chân Ái” Cho Bộ Khuếch Tán Que Mây

1. Giới thiệu Nếu bộ khuếch tán que mây là “người nghệ sĩ” thầm lặng…

4 ngày ago

Tinh Dầu Cỏ Thi Trị Nám: Bí Quyết Làn Da Sáng Mịn Tự Nhiên

1. Giới thiệu về tinh dầu Cỏ Thi và vấn đề nám da 1.1 Tinh…

5 ngày ago

Giải Mã Sức Hút Của Bộ Khuếch Tán Que Mây

1. Giới thiệu Có bao giờ bạn bước vào một căn phòng và ngay lập…

1 tuần ago

Cách Phân Biệt Tinh Dầu Thiên Nhiên Thật – Giả

1. Giới thiệu 1.1. Tầm quan trọng của việc phân biệt tinh dầu thật –…

1 tuần ago