Hoàng đàn là loài cây dược liệu được sử dụng trong y học châu Á từ 1000 năm trước công nguyên. Rất nhiều tác dụng của loài cây này đã được ghi nhận. Kobi sẽ tổng hợp những thông tin về hoàng đàn, tác dụng cũng như cách sử dụng trong bài viết dưới đây.
Hoàng đàn, còn có tên gọi khác là cây tuyết tùng, cedarwood. Cây thuộc gia đình họ Thông Pinaceae. Hoàng đàn rất đa dạng về các loài khác nhau. Cây phân bố khắp nơi trên thế giới.
Ở vùng núi nước ta và một số nước Đông Á, cũng có loài cây có tên gọi hoàng đàn tên khoa học là Cupressus torulosa. Đây là loài gỗ quý hiếm thực vật lá kim thuộc gia đình họ Cupressaceae. Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn các loại cây này với nhau.
Cây hoàng đàn là loài cây xanh quanh năm. Cây có chiều cao hơn 50 m khi trưởng thành. Đường kính thân gỗ có thể rộng đến 3 m.
Lá hoàng đàn mọc đơn lẻ, có dạng hình kim, đầu lá nhọn, thân lá đặc và có cạnh. Màu sắc lá rất thay đổi: màu xanh đậm, xanh lục nhạt, hơi xanh, bạc xám, …
Hoa hoàng đàn là kiểu hoa đơn tính cùng gốc. Cây ra hoa thường vào tháng 9 – tháng 10. Vào mùa thu, phấn hoa chín trong các nón hoa đực nhỏ, thụ tinh cho nón hoa lớn hơn (nón cái). Hình dạng hạt thuôn dài, có màu trắng và cánh nâu nhạt. Hạt được phát tán khi hoa cái bị tiêu đi. Nhờ có cánh mà hạt có thể bay đi, nảy mầm, sinh trưởng cách cây mẹ khoảng cách rất xa.
Ngày nay, hoàng đàn phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới. Hoàng đàn có thể phát triển mạnh ở núi cao từ 1500 – 3200 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, cây thường được trồng vào mùa có khí hậu ấm áp, vì thường xuyên bị chết do nhiệt độ dưới khoảng − 25°C.
Mỗi bộ phận của cây hoàng đàn đều chứa các thành phần hóa học khác nhau nên có những công dụng khác nhau. Có khoảng 105 thành phần đã được các nhà khoa học tìm thấy trong cây.
Theo ghi chép y văn, hoàng đàn đã được sử dụng trong khoảng 1000 năm trước công nguyên.
Ngoài ra, theo dược điển Trung Quốc đã mô tả hoàng đàn có thể điều trị trong việc giảm ngứa, tiêu diệt ký sinh trùng, trừ phong thấp đau nhức xương khớp, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.
Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, hiện nay hoàng đàn được chế biến thành các loại trà, đồ uống, thực phẩm chức năng, … tốt cho sức khỏe.
Theo báo cáo một số thí nghiệm, hoàng đàn ghi nhận diệt các loại ung thư khác nhau. Bao gồm ung thư gan, ung thư buồng trứng, ung thư ruột kết, v.v. Khả năng này là nhờ tổng số lignans chiết xuất từ cây gỗ tạo nên.
Chiết xuất từ Hoàng đàn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm theo nồng độ khác nhau. Trong đó, các hợp chất có thể ức chế các chủng vi khuẩn Gram (+) tốt hơn so với vi khuẩn Gram (-). Đối với kháng nấm, đây là chiết xuất có phổ hoạt động khá rộng. Hứa hẹn, hoàng đàn trở thành dược liệu sử dụng bổ trợ, thay thế kháng sinh trong tương lai.
Trong một nghiên cứu, tinh dầu hoàng đàn đã được đánh giá về khả năng giảm đau và chống viêm ở loài gặm nhấm. Tinh dầu đã cho thấy ức chế các phản ứng viêm, các hóa chất gây đau. Nó giúp giảm đau cấp tính và mạn tính trong bệnh viêm khớp, đau khớp. Tác dụng này hoàn toàn phù hợp với y học truyền thống.
Mùi thơm cây gỗ đã được sử dụng để làm giảm sự tức giận, căng thẳng, sợ hãi, cân bằng trạng thái tâm trí không ổn định, đau nửa đầu và đau đầu. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy hoàng đàn có tác dụng chống co giật trong động kinh, giảm lo âu, …
Các chất chiết xuất từ gỗ hoàng đàn giúp bảo vệ, chống tạo vết loét dạ dày mới, tăng cường bền bỉ của lớp cơ và ít tác dụng phụ hơn. Những phát hiện của nghiên cứu này ủng hộ việc sử dụng hoàng đàn trong truyền thống như chất bảo vệ dạ dày. Hứa hẹn sẽ trở thành liệu pháp mới trong tương lai giúp bảo vệ dạ dày.
Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh hoàng đàn có hiệu quả trong viêm phế quản, hen suyễn. Hoàng đàn ức chế 5-lipoxygenase và ổn định tế bào mast. Khả năng này phần nào giải thích cơ chế giảm triệu chứng bệnh và chống viêm của nó.
Gỗ hoàng đàn có chứa tinh dầu, có tác dụng đuổi trừ các côn trùng như gián, nhện, chuột, ruồi, muỗi, bọ cánh cứng, … Các thành phần hoạt động bao gồm heachalene, atlantone và beta heachalene có trong hoàng đàn chính là những chất có thể đuổi côn trùng. Từ đây, có thể được sửa đổi để cải thiện hoạt tính sinh học và phát triển trở thành thuốc diệt côn trùng thương mại.
Mặc dù là dược liệu nguồn gốc tự nhiên nhưng đôi khi, với một số người thì hoàng đàn có thể không an toàn khi sử dụng. Kobi xin lưu ý một vài điểm sau đây
Hoàng đàn là loài gỗ quý, có nhiều tác dụng có lợi, cần được con người bảo tồn trong tự nhiên. Bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoàng đàn, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ. Kobi hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Những thông tin về tinh dầu hoàng đàn và các tinh dầu khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua fanpage hoặc website của Kobi để được tư vấn cụ thể.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…