Blog

Phân biệt cây bạc hà và húng lủi

Dù dễ nhầm lẫn do đặc biệt bên ngoài khá tương tự nhau, nhưng có thể khẳng định rằng bạc hà và húng lủi là hai loài thực vật khác nhau. Dưới đây, Kobi sẽ đưa ra một số thông tin để phân biệt cây bạc hà và húng lủi.

1. Phân biệt cây bạc hà và húng lủi bằng thông tin thực vật

1.1 Bạc hà

Bạc hà là tên gọi chung của nhóm thực vật thuộc chi Mentha L., họ Hoa môi (Lamiaceae). Theo tài liệu, ban đầu chúng được đặt tên bởi nhà nghiên cứu Jussieu vào năm 1789. Ngày nay, quần thể này phong phú về số lượng và phân bố gần như toàn cầu. Có thể bắt gặp chúng từ các vùng ôn đới đến nhiệt đới, chủ yếu ở lưu vực Địa Trung Hải.

Bạc hà- Mentha là một trong những loại thảo mộc lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới. Chúng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, mỹ phẩm và như một liệu pháp thay thế hoặc bổ sung điều trị các rối loạn cơ thể như tiêu hóa, hô hấp…Đặc biệt tinh dầu bạc hà đã nhận được sự ưa chuộng từ đông đảo người tiêu dùng.

Một số thành viên bạc hà nổi bật gồm:

  • Bạc hà nam: Mentha arvensis L.;
  • Mentha aquatica L.;
  • Mentha spicata L.;
  • Mentha longifolia (L.) Huds;
  • Mentha suaveolens Ehlh.
  • Bạc hà châu Âu (Mentha piperita): xuất hiện chủ yếu ở các nước châu Âu, châu Mỹ. Là một loại cây lai tự nhiên giữa Mentha aquatica và Mentha spicata.
  • …;

1.2 Húng lủi

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. TS. Đỗ Tất Lợi, húng lủi có danh pháp khoa học Mentha crispa L. Thực vật này cũng thuộc chi Mentha và họ Lamiaceae, được coi là sự lai tạo giữa loài M. spicata L. và M. suaveolens Ehlh (Matos, 1991). Một tài liệu khác còn ghi nhận, chúng đã được sử dụng làm gia vị và dược liệu từ thời cổ đại (khoảng thế kỷ thứ IX) bởi người Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái, La Mã, Mỹ…Ngày nay, có thể bắt gặp loài này tại một số khu vực châu Âu, Tây Bắc châu Phi, Tây Nam châu Á…Tại Việt Nam, húng lủi còn có tên gọi khác như húng lũi, húng dũi, húng nhủi…

2. Phân biệt cây bạc hà và húng lủi bằng mô tả thực vật

2.1 Bạc hà

Vài đặc điểm đặc trưng của cây bạc hà:

  • Thân cây có tiết diện hình vuông (tứ giác) cắt ngang. Có xu hướng mọc thẳng đứng nhiều hơn là bò ngang mặt đất.
  • Hoa dạng lưỡng tính, được phân bố kiểu đối xứng, song phương. Mỗi hoa bao gồm 5 cánh chia thùy sâu, 5 lá đài hợp nhất. Cánh hoa dưới lớn hơn những cánh hoa khác, đây là đặc trưng điển hình của họ Hoa Môi.
  • Quả khô và hóa gỗ, dạng múi cau.
  • Lá bạc hà mọc đối, với mép là nguyên hoặc chia thùy và bao phủ bởi lớp lông tơ nhỏ.
  • Toàn cây có hương thơm mạnh mẽ, đặc trưng cay, tươi mát nhờ tinh dầu.

Hầu hết những loài bạc hà đều sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường đất ẩm, mát mẻ. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể linh hoạt, chịu được trong nhiều điều kiện khác nhau.

Thực tế, tùy theo giống loài, điều kiện sinh trưởng, môi trường khí hậu phát triển…mà từng loài bạc hà sẽ có sự nhận diện khác biệt đôi chút. Ví dụ:

  • spicata, M. longifolia và M. suaveolens: thường có một cành;
  • aquatica: thường có cụm hoa nhỏ gọn hơn.
  • arvensis có một cụm hoa màu tím nhạt (đôi khi trắng hoặc hồng) được phân chia theo chiều dọc;

2.2 Húng lủi

Một số đặc trưng của húng lủi:

  • Là cây thân thảo, phần rễ mọc bò dưới đất, thành chùm, có vảy. Thân trên mặt đất mang lá và phân nhánh với chiều cao trung bình đến 1m.
  • Phiến lá hình thuôn dài, nhỏ, mép có khía răng cưa và có cuống.
  • Nhiều hoa tụ hợp lại thành vòng ở kẽ lá;
  • Quả húng lủi dạng bế, có nốt sần sùi;
  • Toàn thân húng lủi cũng mang mùi thơm đặc trưng, thường dùng làm gia vị ăn sống trong ẩm thực.

Với nguồn gốc thiên nhiên, hoang dã, dễ thích nghi nên húng lủi có sức sống khỏe và phát triển nhanh chóng. Một số đặc điểm có thể phân biệt nhanh chóng húng lủi và bạc hà:

  • Thân cây thường có xu hướng bò ngang trên mặt đất (so với xu hướng mọc thẳng đứng của bạc hà).
  • Ngoài ra, phần lá của rau húng sẽ nhỏ hơn so với lá bạc hà.
  • Dù có mùi thơm, nhưng húng lủi không chứa nhiều tinh dầu nên thường chỉ là loại rau gia vị, không được chiết thành tinh dầu như bạc hà.

3. Phân biệt cây bạc hà và húng lủi bằng thành phần hóa học

3.1 Bạc hà

Một số thành phần chủ yếu trong lá bạc hà:

  • Tinh dầu chiếm phần lớn;
  • Nhóm terpenic gồm:
    • Monoterpene: menthone, menthyl axetat, 1,8-cineole (eucalyptol), menthofuran, isomenthone, neomenthol, limonene…;
    • Sesquiterpenes: β-caryophyllene…
  • Aldehyde, hydrocarbon thơm, lacton, rượu…;
  • Acid cinnamic, aglycon, glycoside, flavonoid…
  • Đa dạng chất chống oxy hóa khác;

Phần lớn các nghiên cứu về thành phần của bạc hà tập trung vào tinh dầu của chúng. Thật vậy, những hợp chất từ tinh dầu bạc hà đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau. Đồng thời tinh dầu này cũng đóng góp đáng kể vào lợi ích và đặc tính sinh học của thực vật. Theo đó, tinh dầu bạc hà dễ bay hơi, được thu nhận bằng cách chủ yếu là chưng cất hơi nước. Đây là một trong những loại tinh dầu giá trị và quan trọng được sản xuất trên thế giới.

Mặt khác, từng loài bạc hà khác nhau cũng sẽ chứa đựng tỷ lệ, thành phần, hoạt chất riêng biệt. Ví dụ:

  • piperita: thành phần chính là menthol, menthone, methyl acetate;
  • spicata ssp., M. viridis (bạc hà bản địa), và M. gracilis (bạc hà scotch) tạo ra hầu hết các loại dầu giàu carvone;
  • citrata là nguồn cung cấp linalool và linalyl axetat;
  • pulegium sản xuất cái gọi là dầu pennyroyal, là một loại dầu giàu pulegone;
  • aquatica chủ yếu là menthofuran;
  • haplocalyx có thể chứa sáu chemotype, bao gồm linalool, pulegone, menthone, carvone, menthol và piperitenone oxide;

3.2 Húng lủi

Rau húng lủi chứa hàm lượng dinh dưỡng điển hình được phân tích như sau. Trong 100g chứa,

  • Vitamin A: 141%;
  • Vitamin C: 53%;
  • Canxi: 243 mg;
  • Đồng: 329 µg;
  • Sắt: 5.08 mg;
  • Magiê: 80 mg;
  • Mangan: 1.176 mg;
  • Kẽm: 1.11 mg;

Ngoài ra, đây còn là thực vật chứa hàm lượng carvone dồi dào (khoảng 50-60%), tương tự như tinh dầu lưu lan hương. (Theo Đỗ Tất Lợi, 1970)

Ngày nay, carvone được được tích cực nghiên cứu để ứng dụng rộng rãi. Bởi đây là một thành phần có tiềm năng kinh tế cao vì có thể được sử dụng làm hương liệu, nước hoa, làm chất chỉ thị môi trường, trong y học và với các chất kháng khuẩn (Carvalho và Fonseca, 2006).

4. Phân biệt bạc hà và húng lủi bằng công dụng và lợi ích sức khỏe

4.1 Bạc hà

Bạc hà có các ứng dụng thương mại quan trọng cho ngành ẩm thực, dược phẩm, thảo dược và làm cảnh, nhờ lợi ích sức khỏe nổi bật như:

4.1.1 Hoạt động chống oxy hóa

Hầu hết trong nhóm loài Mentha, đã được chứng minh là có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ những chất chống oxy hóa chính như:

  • Acid phenolic: acid rosmarinic, acid caffeic;
  • Flavonoid: flavon (ví dụ, dẫn xuất luteolin) và flavanone (ví dụ, dẫn xuất eriocitrin);

Nhờ vậy, mà chiết xuất từ bạc hà là nguyên liệu trong sản phẩm từ thiên nhiên, góp phần chống lại sự xâm phạm của gốc tự do có hại đến cơ thể.

4.1.2 Hoạt động kháng khuẩn, kháng nấm

Những hoạt động kháng nấm và kháng khuẩn của loài Mentha đã được nghiên cứu trên các chủng vi khuẩn và nấm khác nhau. Hầu hết kết quả của những nghiên cứu trên đều khá tích cực khi chiết xuất thực vật này có thể ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn và sinh vật khác nhau. Chẳng hạn như Bacillus subtilis, B. cereus, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus, nấm men…

Nhờ đặc tính này, mà bạc hà góp mặt trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể với công dụng sát trùng, ngăn ngừa vi khuẩn…

4.1.3 Hoạt động diệt côn trùng

Ứng dụng diệt côn trùng của bạc hà khá nổi bật và sử dụng rộng rãi đối với nhiều loại côn trùng. Đặc biệt tinh dầu bạc hà được coi là có thể hạn chế sự hoạt động của muỗi, ruồi, thậm chí là loài chuột, nhờ mùi hương của chúng.

4.1.4 Tiềm năng phát triển chất chống ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây Mentha chứa các thành phần có đặc tính gây độc tế bào có thể được sử dụng trong việc phát triển các chất chống ung thư. Ví dụ, trong ống nghiệ, loài M. arvensis, M. longifolia, M. spicata, và M. viridis methanolic và chiết xuất trong nước cho thấy tác dụng ức chế sự tăng sinh đối với các dòng tế bào ung thư khác nhau.

4.1.5 Đặc tính chống viêm

Lợi ích chống viêm từ chiết xuất bạc hà có thể kể đến như:

  • Trong ống nghiệm, hoạt tính chống viêm của tinh dầu M. piperita đã được xác định bằng thử nghiệm ức chế 5-lipoxygenase, sản xuất oxit nitric (NO) và prostaglandin E2.
  • Tinh dầu từ Mentha spp. được sử dụng tại chỗ để điều trị viêm niêm mạc miệng, đồng thời cũng là chất kháng khuẩn và là thành phần trong nhiều loại kem giảm đau, viêm.

4.1.6 Chất tạo hương

Dầu bạc hà và các thành phần và dẫn xuất của nó cũng được sử dụng làm chất tạo hương trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, nước hoa và hương liệu. Tinh dầu được phân lập từ cây Mentha có lịch sử lâu đời được sử dụng để cải thiện hương vị của thực phẩm như bánh kẹo (như kẹo và kẹo cao su) và đồ uống. Ngày nay, chúng còn được chiết xuất vào sản phẩm chăm sóc sức khỏe như kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc…

4.2 Húng lủi

Hiệu quả về sức khỏe của húng lủi cũng không hề kém cạnh so với bạc hà.

  • Lợi hô hấp: nhờ hoạt chất có tính kháng khuẩn mà húng lủi góp phần làm dịu cổ họng và hạn chế cơn ho dai dẳng. Cố gắng nhai kỹ, nhuyễn phần rau húng trong bữa ăn để hấp thu tối đa tinh chất.
  • Kích thích tiêu hóa: bên cạnh làm tăng cảm giác ngon miệng, rau còn hỗ trợ hoạt động tiêu hoát và tăng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng trong hệ đường ruột. Theo đó, chiết xuất từ rau sẽ thúc đẩy sản sinh dịch túi mật, hạn chế đầy bụng, khó tiêu và đẩy nhanh quá trình bài tiết chất thải độc hại.
  • Cung cấp khoáng chất dồi dào: nhờ vào giá trị dinh dưỡng của mình mà thực vật được các chuyên gia dinh dưỡng nhận xét có thể góp phần bổ sung vào độ dẻo dai xương khớp, sức đề kháng cơ thể…thông qua các khoáng chất như canxi, đồng, magie hay kẽm…

5. Tổng kết

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp đến quý độc giả thông tin cơ bản trong việc phân biệt cây bạc hà và húng lủi. Nếu muốn khám phá nhiền hơn về kho tàng thực vật và thế giới tinh dầu thiên nhiên khác, đừng ngần ngại liên hệ Kobi nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Phần 2, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
  2. Chemical Composition and Biological Activities of Mentha Species https://www.intechopen.com/chapters/54028
  3. Plant growth and essential oil content of Mentha crispa inoculated with arbuscular mycorrhizal fungi under different levels of phosphorus https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0926669015000187
5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Đình Quyết

Chào bạn. Tôi là Nguyễn Đình Quyết, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền hàng đầu tại Việt Nam từ năm 2011. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng, thanh toán linh hoạt. Hãy kết nối với chúng tôi bạn nhé!

Recent Posts

Bí Ẩn Tinh Dầu Gỗ Ngọc Am Trong Nghệ Thuật Ướp Xác Của Người Ai Cập Cổ Đại

I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…

2 tuần ago

Ý nghĩa của Chỉ số khúc xạ và Khối lượng riêng của Tinh dầu thiên nhiên

1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…

1 tháng ago

Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Bạc Hà

Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…

1 tháng ago

Oleoresin là gì?

1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…

1 tháng ago

Nên Mát-xa Mặt Trong Bao Lâu?

Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…

1 tháng ago

Tinh dầu mùi già – Bí quyết xông nhà đón Tết an lành

I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…

2 tháng ago