Từ hàng trăm năm, gừng đã trở thành loại gia vị quen thuộc, không thể thiếu trong gian bếp nhà. Đặc biệt, trà gừng là thức uống tự nhiên đơn giản, ngon miệng với hương vị đặc trưng riêng. Không chỉ mang lại trải nghiệm thưởng thức tuyệt vời mà chúng còn có những lợi ích tích cực đối với sức khỏe. Bài viết sau Kobi sẽ cung cấp một số thông tin thú vị cũng như công thức chế biến loại trà thiên nhiên này.
Gừng được trồng và xuất hiện phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới:
Giá trị dinh dưỡng của thực vật này bao gồm: (tính trên 1 muỗng canh)
Theo Đông y, gừng là vị thuốc có vị cay, tính ấm, quy kinh Phế, Tỳ, Vị. Với công dụng nổi bật như phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, giải độc…dược liệu hiệu quả trong trị liệu các chứng buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, ho, cảm lạnh, chóng mặt, cải thiện hệ miễn dịch…
Trà gừng về mặt kỹ thuật không phải loại trà truyền thống, bởi chúng không chứa lá trà. Thay vào đó, chúng được hoàn thành bằng cách ngâm miếng gừng tươi vào nước sôi, để nguội, rồi uống.
Theo tài liệu, trà gừng đã có lịch sử lâu đời ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Nơi đây, chúng được xem là thức uống lành mạnh với hương vị đặc trưng, được sử dụng cho cả mục đích ẩm thực và y học.
Giá trị của gừng cũng như trà gừng đến từ đa dạng dược chất sinh học chứa bên trong chúng. Bao gồm:
Tinh dầu gừng: thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic. Ví dụ như:
Trong đó, hợp chất gingerols và shogaols được coi là các hoạt chất sinh học chính của gừng. Chúng đóng góp phần lớn vào hầu hết các lợi ích sức khỏe của gừng và trà gừng
Điều thú vị khác là gingerols có một lượng lớn trong gừng sống, trong khi shogaols có nhiều hơn trong gừng khô. Do đó, dù trà gừng được làm từ gừng dạng khô hay tươi đều sẽ chứa những hợp chất có tác dụng chống buồn nôn.
Nhờ thành phần shogoals và gingerols cùng nhiều hoạt chất giá trị khác mà trà gừng đã có những tác động tích cực đến hệ tiêu hóa của con người. Có thể kể đến như:
Nếu là đối tượng thường xuyên gặp vấn đề khó khăn trong ăn uống, đặc biệt là chán ăn, tiêu hóa thức ăn kém, thì trà gừng là sự lựa chọn thích hợp để cải thiện chúng. Theo đó, uống trà gừng trước mỗi bữa ăn sẽ giúp:
Một trong những ưu điểm của trà gừng là khả năng ngăn chặn cơn buồn nôn, nôn ói khó chịu. Mặc dù cơ chế của quá trình này vẫn còn phải nghiên cứu thêm, nhưng một số tác giả nhận xét rằng, chiết xuất từ thực vật này có thể ức chế vài thụ thể trên não có vai trò trọng trong trung tâm nôn ở não. Thực vậy, chỉ một tách trà nhẹ nhàng trước chuyến đi xa sẽ giúp bạn thư giãn hơn, tránh sự buồn nôn, nôn xảy ra.
Hiệu quả của trà gừng đối với vấn đề đau nhức được nhận xét tích cực.
Trà gừng có những tác động hữu hiệu đối với hệ tuần hoàn và tim mạch.
Trà gừng là phương thuốc tự nhiên trị cảm lạnh thông thường dễ tìm kiếm trong nhà. Thực vậy, mặc dù không thể quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…nhưng chúng sẽ cải thiện những triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng,…nhờ hàm lượng tinh dầu dồi dào cùng những dược chất có giá trị sinh học cao.
Theo nghiên cứu trên tạp chí “BMC Complementary and Alternative Medicine” vào năm 2012, khi theo dõi 120 sinh viên bị đau bụng kinh, kết quả thu được khả quan:
Nhờ vào đặc tính chống oxy hóa từ chất như gingerol, shogaol…mà gừng cũng như các chế phẩm từ chúng góp phần gia tăng sức mạnh của hệ thống miễn dịch. Theo đó, các chất chống oxy hóa là “khắc tinh” chống lại gốc tự do gây hại với cơ thể. Khi điều này được đẩy lùi, sức đề kháng được củng cố và những nguy cơ bệnh tật cũng được hạn chế.
Các ảnh hưởng tích cực rõ rệt của trà gừng lên hệ thống thần kinh và não bộ như:
Mối liên hệ giữa trà gừng và cân nặng, mức đường huyết được biểu hiện gồm:
Ngoài ra, chiết xuất từ gừng còn có thể giúp tăng cường kiểm soát lượng đường huyết, đặc biệt là ở đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, thông qua việc giảm mức triglyceride, glucose, HbA1C…
Như vậy, đây là thức uống phù hợp trong quá trình giảm cân và ổn định đường huyết, đồng thời duy trì lối sống tích cực.
Gingerols là một trong hợp chất tiêu biểu và tích cực có trong gừng. Chúng được biết đến với tiềm năng cải thiện và bảo vệ sức khỏe răng miệng trước những tác nhân vi khuẩn phát triển gây bệnh lý nha chu, bệnh nướu răng…Hơn thế, hợp chất này còn bổ sung vào quá trình trắng sáng răng của bạn dù không quá rõ rệt.
Sau đây là một số thông tin về việc sử dụng trà gừng cho phụ nữ mang thai:
Tuy nhiên, vài minh chứng đã cho thấy rằng, không nên uống trà gừng trong thời gian gần chuyển dạ. Bởi chiết xuất thực vật này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo, tử cung….
Lưu ý khác: phụ nữ đã có tiền sử băng huyết hoặc sảy thai cũng nên tránh uống sản phẩm từ gừng.
Ý kiến trái chiều khác là trà gừng không được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai vì nó được cho là một chất độc hại cho thai nhi.
Như vậy, với những nhận định đã trình bày có thể thấy rằng hiện nay, dùng gừng cho phụ nữ mang thai vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Do đó, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản phụ, người có chuyên môn trước khi sử dụng chúng.
Hiện nay, gừng là thảo dược được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận là an toàn với liều lượng 4g/ngày.
Mặc dù vẫn chưa thống nhất về liều lượng chính xác cho gừng, nhưng đa số nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị liều lượng tối đa mỗi ngày:
Như vậy, 1 đến 2 cốc trà gừng mỗi ngày là phù hợp với đa số đối tượng. Bên cạnh đó, thức uống này cũng không chứa caffeine do đó bạn có thể thưởng thức chúng bất kỳ lúc nào trong ngày. Có thể là buổi sáng, sau bữa ăn, trước khi ngủ…
Bạn hoàn toàn có thể tự làm cho mình tách trà gừng tại nhà bằng cách thức đơn giản sau:
Chuẩn bị:
Thực hiện:
Cách 1:
Cách 2:
Không nên tiêu thụ quá mức hay lạm dụng trà gừng dù chúng thực sự tốt cho sức khỏe. Quả thực, nếu uống trà thảo mộc này quá liều lượng khuyến cáo sẽ gặp vấn đề ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa như tăng tiết acid, ợ chua, trào ngược, đầy hơi, chướng bụng…
Đối tượng nên lưu ý thận trọng khi sử dụng trà gừng:
Trà gừng là một trong những cách thức dễ chịu và đơn giản nhất để tiêu thụ thảo mộc-gừng. Không ai có thể phủ nhận được sự hấp dẫn từ thức uống này đến từ hương vị thơm ngon cùng vô số lợi ích sức khỏe đáng mong đợi. Đến với Kobi để khám phá và trải nghiệm nhiều hơn những thông tin về thảo dược thiên nhiên nhé.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…