Đất nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, mưa thuận gió hoà, do đó hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú. Trong số các thảo dược, cây thành ngạnh-Cratoxylum prunifolium từ lâu đã là loài cây được ưa chuộng sử dụng trong dân gian, cũng như được nghiên cứu có tác dụng tốt trong hỗ trợ nhiều vấn đề sức khỏe. Mời quý độc giả cùng Kobi khám phá thêm những thông tin bổ ích về loài cây thành ngạnh nhé.
Hầu hết các loài thực vật thuộc chi Cratoxylum, đều được dân gian yêu thích, sử dụng làm bài thuốc kinh nghiệm để bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cũng như chữa bệnh.
Cây thành ngạnh thuộc loại cây nhỡ đến to, chiều cao trung bình 6-12m, có gai ở gốc.
Cành non có lông tơ vàng nhạt, khi cành già dần dần bề mặt nhẵn và có màu xám tro. Thân ở phía ngọn có màu đỏ do lông tơ màu đỏ (nên còn có tên gọi là cây đỏ ngọn).
Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, phiến lá đầu nhọn, gốc thuôn, dài 6-11cm, rộng 2,5-3,5cm. Mặt lá trên có lông nhỏ, dày hơn ở mặt dưới. Lá non màu hồng đỏ, cuống ngắn, có lông tơ bao phủ.
Hoa thành ngạnh màu hồng nhạt mọc riêng lẻ hoặc thành chùy nhỏ với 4-6 cái, ở kẽ lá. Lá đài có lông ở mặt ngoài, đầu cánh hoa có khía răng; nhị nhiều; bầu hình nón.
Quả nang, dài 1,5cm, rộng 7-8mm, bên trong mang hạt hình trứng dài 6mm, rộng 3mm.
Mùa hoa quả của Cratoxylum prunifolium thường vào thời điểm tháng 5-7.
Trên thế giới, hiện nay, chi Cratoxylum Blume được tìm thấy khoảng 19 loài. Đa số đều là dạng cây gỗ hay cây bụi, xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, ghi nhận khoảng 4-5 loài thuộc chi này.
Theo tài liệu, cây thành ngạnh có vùng phân bố khá rộng, gồm hầu hết các nước ở Đông Nam Á. Chẳng hạn như Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc. Tại Việt Nam, thực vật này mọc phổ biến ở tất các tỉnh thuộc vùng núi thấp (dưới 600m) và vùng trung du.
Cây thành ngạnh- Cratoxylum prunifolium là loại thực vật có thể chịu hạn cao và ưa sáng. Thực vật thường mọc lẫn với nhiều loại cây bụi khác ở nương rẫy, đồi, hoặc ven rừng thưa…
Ở nhiều nơi thuộc Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên…cây mọc tập trung trên các đồi cây bụi.
Cratoxylum prunifolium có bộ rễ cọc khỏe, cắm sâu xuống đất, có thể dài tới 1m. Do đó, chúng vẫn có thể sống và phát triển mạnh mẽ trên đất khô cằn, trơ sỏi đá.
Cây Cratoxylum prunifolium ra hoa quả nhiều hằng năm, tái sinh chủ yếu từ hạt.
Ghi nhận khả năng tái sinh từ chồi khỏe của thành ngạnh bởi dù bị chặt phá nhiều lần, song cây vẫn tiếp tục phát triển.
Bên cạnh công dụng là thuốc, phần thân cành của cây được sử dụng làm củi.
Một số thành phần hóa học nổi bật trong lá Cratoxylum prunifolium
Ngoài ra, còn có thành phần hyperosid, isomangeferin, tanin, saponin, acid hữu cơ…
…
Theo báo cáo, dịch chiết toàn phần lá và dịch chiết etylaxetat của cây thành ngạnh đều có ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh ở mức độ khác nhau:
Dịch chiết toàn phần lá và dịch chiết etylaxetat của cây có tác dụng hoạt hóa hệ thần kinh thực vật. Điều này thể hiện ở sự tăng rõ hàm lượng catecholamin trong máu động vật thí nghiệm.
Dịch chiết etylaxetat có tác dụng tương đương tanakan gây hoạt hóa đồng bộ các tế bào não ở thỏ thực nghiệm. Biểu hiện:
Tại Nhật Bản, từ rễ cây của một số loài thuộc chi Cratoxylum người ta còn bào chế thành thuốc làm tăng trí nhớ, chống lão hoá, mất ngủ ở người già…
Tác giả Nguyễn Liêm và cộng sự đã xác định dịch chiết của lá Cratoxylum prunifolium có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Theo đó, hoạt tính chống oxy hóa đạt cao hơn so với nhóm đối chứng như nước lá chè tươi, vỏ xoan trà, đậu đen…
Bên cạnh đó, những năm gần đây một số tác giả đã nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của dịch chiết toàn phần lá và thân thực vật này. Cụ thể, nhóm nghiên cứu của Học viện Quân Y – Hà Nội cho biết:
Trong số các thảo dược, cây Cratoxylum prunifolium từ lâu đã là loài cây được sử dụng trong nhân dẫn và được nghiên cứu y học phát hiện có tác dụng lợi tim mạch.
Cụ thể, nhiều báo cáo cho thấy thực vật chứa các nhóm chất acid hữu cơ, flavonoid, saponin, tanin… có khả năng:
Nghiên cứu bằng phương pháp xét nghiệm đông máu huyết tương, dịch chiết từ lá cây thành ngạnh có đa dạng lợi ích. Ví dụ như tăng lưu thông tuần hoàn, kháng đông, ngăn ngừa rối loạn đông máu…,
Dựa trên những nghiên cứu đó, cho đến nay đây được xem là dược liệu quý để người ta bào chế dưới dạng thuốc thang, thuốc viên, trà…Đồng thời phối hợp thêm cùng nhiều thành phần có lợi cho tim như Sơn tra, Đan sâm, Hoàng bá,…
Từ phần dịch chiết etylaxetat của lá cây đã tách được các xanthone có tác dụng.
Tiềm năng kháng khuẩn của cây thành ngạnh đang được nghiên cứu và phát triển. Bước đầu ghi nhận tín hiệu kháng khuẩn tích cực các loại vi khuẩn như
Theo Y học cổ truyền vị thuốc cây thành ngạnh có vị đắng chát, tính mát.
Công dụng của dược liệu gồm: Giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa…
Từ lâu, đây đã trở thành vị thuốc quen thuộc trong nhân dân, được ứng dụng rộng rãi.
Bộ phận dùng thông thường của cây thành ngạnh là lá, vỏ thân, rễ , thu hái quanh năm. Dưới dạng dùng tươi (lá tươi pha nước uống) hay ủ rồi phơi khô làm dược liệu trị bệnh.
Theo kinh nghiệm nhân dân lấy lá thành ngạnh nấu nước uống mối ngày 15-30g. Có thể thêm ít lá vối để giúp trợ tiêu hóa, làm ăn ngon. Hoặc phối hợp với lá ngải hoa vàng (thanh cao hoa vàng) sắc uống để chữa sốt, chân tay mỏi, mồ hôi trộm.
Bên cạnh đó, dân gian còn dùng dược liệu để chữa cảm mạo, cảm nắng, ho, khàn cổ…dưới dạng nước sắc lá hoặc vỏ cây.
Nếu dùng dược liệu thành ngạnh ngoài da thì không kể liều lượng. Tuy nhiên chú ý cẩn thận tại các vị trí vết thương lở loét, nhiễm trùng…
Ở Ấn Độ, nhân dân còn dùng nhựa từ vỏ cây này để bôi chữa ngứa.
Lợi tiểu tiện:
Lá thành ngạnh 20g, thân rễ mía dò 10g, băm nhỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Phòng cảm nắng: Lá non sắc uống thay chè. (Công thức tham khảo lá non 50g nấu với 1 lít nước uống).
Hỗ trợ phục hồi vết thương:
Hỗ trợ tiêu hóa:
Bên cạnh đó, để an toàn, Kobi luôn khuyến khích người tiêu dùng tham khảo sự tư vấn từ thầy thuốc trước khi sử dụng cây thành ngạnh trong trị liệu, hay chăm sóc sức khỏe. Đáng chú ý là những đối tượng đang có cơ địa nhạy cảm, do nghiên cứu khoa học vẫn còn khá hạn chế. Chẳng hạn như:
Có thể nói rằng, thành ngạnh (Cratoxylum prunifolium) được đánh giá là một trong những dược liệu hỗ trợ hữu hiệu, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe con người. Cùng mong chờ trong tương lai sẽ có đa dạng nghiên cứu và báo cáo về lợi ích tuyệt vời của vị thuốc này. Song song đó, nếu đang quan tâm tìm hiểu về thế giới tự nhiên nói chung và thực vật nói riêng, Kobi sẵn sàng đồng hành cùng quý độc giả.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…