Từ xưa đến nay, cây thuốc có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và động vật. Trong đó, cây hy thiêm (Siegesbeckia Orientalis L.) là một loại thảo mộc tự nhiên được trồng hàng năm, đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều loại bệnh. Hãy cùng Kobi khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích về hy thiêm nhé.
*Một số điều thú vị trong tên gọi:
Hy thiêm thuộc loài thân thảo, có mùi hôi nhẹ, sống hằng năm. Chiều cao trung bình khoảng 30-90cm, phân thành nhiều cành nằm ngang, có lông bao phủ.
Lá hình tam giác hay hình quả trám, mọc đối nhau trên cành, kích thước dài 4-10cm, rộng 4-6cm. Lá có cuống ngắn, phiến lá men theo cuống, có đầu nhọn và méo có răng cưa không đều. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, mặt dưới có phủ ít lông mịn.
Cụm hoa có cuống dài 1-2cm, mảnh, có lông, đường kính 6-7mm. 5 lá bắc phía ngoài có kích thước to, hình thìa và có ít lông. Còn lá bắc phía trong hình trái xoan ngược, đầu cụt. Hoa màu vàng gồm 2 loại:
Quả bế, hình trứng, tròn ở đỉnh, gốc thuôn dần, chia 4-5 cạnh, vỏ màu đen.
Theo ghi chép, chi Siegesbeckia: hiện có 2 loài ở Việt Nam là hy thiêm và hy thiêm núi. Nguồn thảo dược này ở nước ta khá dồi dào, tuy nhiên gần đây khối lượng đã giảm.
Hy thiêm phân bố tại vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chẳng hạn như Ấn độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Australia. Tại Việt Nam, thực vật phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du phía bắc. Ví dụ như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa…
Thuộc loài thực vật ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc tương đối tập trung trên đất ẩm ở các bãi sông, ruộng trồng ngô, ven đường đi, ruộng hoang.., độ cao dưới 1500m.
Hằng năm, cây Siegesbeckia Orientalis có khả năng sinh trưởng nhanh và ra hoa ngay cuối mùa hè hoặc đầu thu, sau đó lụi tàn dần vào đầu mùa đông.
Vỏ quả có lông dinh nên dễ dàng phát tán nhờ động vật và con người.
Hy thiêm là cây dễ trồng, dễ sống dù ở cả miền núi, trung du hay đồng bằng.
Phương pháp nhân giống thực vật này chủ yếu bằng hạt, cây trồng ít bị sâu bệnh. Chúng phù hợp với loại đất cát pha, có ẩm nhưng không bị ngập úng.
Mùa hoa: tháng 4-5 đến tháng 8-9, còn mùa quả là vào thời điểm tháng 6-10.
Theo “Bài giảng dược liệu tập I, 1998”, hy thiêm chứa hoạt chất như daturosid (chất này khi thủy phân cho glucose và darutigenol), orientin, orientalid, 3,7-dimethyl quercetin…Trong đó, darutin là nguyên nhân tạo nên vị đắng của thực vật. Về cấu tạo hóa học được coi là một dẫn xuất của acid salicylic.
Hoặc một tài liệu khác ghi nhận vài hoạt chất tiêu biểu có trong S. Orientalis:
Nhóm Sesquiterpenoid: Orientalide, Orientalide 4a, Orientalide 1b, Germacranolide, Melampolide…
Nhóm Pimarenoids
Nhóm Kaurenoids: Siegesesteric acid, Siegesetheric acid
Nhóm Flavonoids: 3,7-Dimethyl Quercetin
…
Trong thí nghiệm gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin, bộ phận lá có tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính. Ngoài ra, lá thực vật này cũng có tác dụng kìm hãm yếu giai đoạn viêm mạn tính ở động vật. Cơ chế có thể là do chúng làm suy giảm các chất trung gian gây viêm, thông qua việc ức chế các con đường phụ thuộc MAPKs- và NF-κB.
Theo ghi chép, khả năng kháng viêm của thực vật cũng đã được chứng minh bằng thí nghiệm trên chuột cống trắng. Cụ thể là với bài thuốc Đông y gồm hy thiêm, mộc qua, ngưu tất, thiên niên kiện.
Nhờ ứng dụng tính chất này, hy thiêm đã được sử dụng trong nhiều loại thuốc đông dược với mục đích giảm đau, chống viêm, giảm đau lưng, tê mỏi tay chân, hỗ trợ cơ xương khớp…
Chiết xuất cồn từ hy thiêm được báo cáo là có đặc tính chống tăng axit uric máu trên mô hình chuột. Theo đó, cơ chế là thông qua sự ức chế uricase, kali oxonate…yếu tố gây tăng acid uric máu. Kết quả cho thấy nồng độ axit uric huyết thanh giảm 31,4% và ức chế xanthine oxidase (XO) 32,7%.
Nghiên cứu gần đây phát hiện, S. Orientails có tác dụng bảo vệ thần kinh ở chuột sau phẫu thuật. Như vậy, Siegesbeckia Orientalis có thể có tiềm năng điều trị trong việc giảm đau sau phẫu thuật, cần được phát triển thêm. Một số thành phần góp phần vào lợi ích này như alkaloid, tannin, cyanogenglycoside, oxalate, saponin, flavonoid, phenol và phytates…
Nghiên cứu trên chuột cống trắng ghi nhận, dược liệu gây giảm cả 3 chỉ số mỡ máu gồm:
Ung thư nội mạc tử cung là một bệnh ung thư đường sinh dục phổ biến ở phụ nữ. Theo nghiên cứu này, sự tăng sinh của các tế bào ung thư nội mạc tử cung ở người (RL95-2) đã bị ức chế rất nhiều nhờ chiết xuất ethanol Siegesbeckia Orientalis (SOE). Trong đó, tác dụng gây độc tế bào ung thư của SOE chủ yếu là do caryophyllene oxide và caryophyllene.
Chiết xuất của Siegesbeckia Orientalis đã được thử nghiệm về tác dụng chống côn trùng và ấu trùng của loài sâu bắp cải (cabbage webworm), Crocidolomia binotalis. Đây hiện là một trong những loài gây hại quan trọng nhất trên cây họ cải ở Mauritius.
Theo sách Đông y, hy thiêm có vị cay đắng, tính mát;
Quy kinh: 2 kinh chính là Can, Thận.
Tác dụng khu phong, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xương, hoạt huyết…
Hiện nay vị thuốc được dùng trong nhân dân ở phạm vị hỗ trợ điều trị chứng chân tay tê mỏi, gối đau, lưng mỏi, phong thấp, liệt nửa người, gân cốt nhức lạnh…
Nhân dân cũng dùng dịch chiết của cây được sử dụng bên ngoài để điều trị bệnh giun đũa, các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác và làm lớp phủ bảo vệ vết thương.
Song song đó, dược liệu còn có nhiều công dụng đáng chú ý khác, chẳng hạn như:
Bộ phận dùng của Siegesbeckia Orientalis là phần trên mặt đất, thu hái vào lúc cây sắp ra hoa. Nên chọn cây nhiều lá, rồi đem cắt phần từ ngọn trở xuống, dài khoảng 30-50 cm, bỏ gốc rễ đem phơi hay sấy khô.
Trong Y học cổ truyền, dược liệu sau khi sơ chế đạt chất lượng được mô tả là:
Thường dùng để hỗ trợ điều trị khớp xương khớp đau nhức, đau lưng mỏi gối, phong thấp, tê: Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc, cao mềm hoặc hoàn tán. Bên cạnh đó có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như cỏ xước, củ cốt khí, gối hạc…nhằm tăng cường hiệu quả.
Dùng ngoài da, dưới dạng giã nát đắp tại chỗ để chữa nhọt độc, ong đốt.
Hỗ trợ điều trị giai đoạn sớm của viêm đa khớp, đau nhức khớp: dưới dạng thuốc sắc uống ngày 1 thang:
Hỗ trợ chữa đau nhức các khớp không nóng đỏ: dưới dạng thuốc sắc uống ngày 1 thang:
Hỗ trợ chứng nhức đầu, cảm gió, phong thấp, đau gân xương:
Hỗ trợ vấn đề tăng huyết áp:
Uống mỗi ngày một thang, dưới dạng thuốc sắc hoặc chè thuốc.
Hoặc Hy thiêm 15g, Hòe hoa 15g, sắc uống.
Cây Hy thiêm không phải là loài xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu hiện đại phát huy toàn diện giá trị tiềm năng của thực vật này. Mong rằng tương lai sắp tới Siegesbeckia Orientalis sẽ còn được ứng dụng phổ biến hơn nữa. Đừng quên rằng, nếu muốn khám phá thế giới thực vật đa dạng tuyệt vời, hãy đến với Kobi nhé.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…