Blog

Cây Bứa Mủ Vàng và Giá Trị Dược Lý Tiềm Năng

Từ thiên nhiên, nhiều cây cỏ đã được trồng để dùng làm thuốc, làm nguyên liệu cung cấp tinh dầu cho công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm, thực phẩm…Trong số đó, cây bứa mủ vàng (Garcinia xanthochymus) là dược liệu tiềm năng đã và đang được khai thác với mục đích phục vụ chăm sóc sức khỏe con người. Hãy cùng Kobi khám phá chi tiết hơn về Garcinia xanthochymus qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về cây bứa mủ vàng

1.1 Thông tin chung về bứa mủ vàng

  • Danh pháp khoa học: Garcinia xanthochymus Hook. f. ex T. Anders.
  • Họ thực vật: họ Bứa – Clusiaceae, chi Garcinia
  • Tên gọi khác: Yellow mangosteen, Gamboge, false mangosteen, Himalayan Garcinia, Mysore gamboge, sour mangosteen,…

Đôi khi, nó còn được gọi là măng cụt giả vì quả của nó giống măng cụt nhưng khác nhau về màu sắc.

Loại cây này được biết là có chứa một số chất hóa học thực vật quan trọng. Đã được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm, và chống oxy hóa.

Chi Garcinia bao gồm khoảng hơn 200 loài phân bố ở vùng nhiệt đới của thế giới. Khoảng 35 loài tồn tại ở Ấn Độ, nhiều trong số đó là đặc hữu và có giá trị kinh tế quan trọng với dược tính rất lớn.

1.2 Mô tả thực vật

Garcinia xanthochymus là một loại cây gỗ thường xanh có kích thước trung bình, có thể cao tới khoảng 20m.

Thân cây xù xì, vỏ thân màu nâu, mang nhiều cành mảnh, ngang, có góc cạnh, có mủ vàng.

Lá chủ yếu mọc đối nhau trên cành, phiến lá có dạng hình elip đến hình mác, thuôn dài. Kích thước phiến lá có thể dài đến 30 cm, rộng khoảng 6-8 cm. Bộ phận này có màu xanh nhạt khi còn non và chuyển dần sang xanh đậm khi về trưởng thành. Mặt trên nhẵn và sáng bóng hơn mặt dưới, cuống lá ngắn, dày.

Cụm hoa bứa mủ vàng nhỏ, thường có màu trắng, 5 cánh, kích thước nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá. Hoa đực gồm 5 lá đài, 5 bó nhị, mà mỗi bó có khoảng 3-5 bao phấn. Còn hoa cái có bao hoa như hoa đực, nhị lép, và bầu 5 ô.

Quả là loại quả mọng, hình cầu, đường kính 6-8 cm, có vỏ mỏng, nhiều thịt. Bên trong chứa khoảng 1-5 hạt thuôn dài. Quả có màu xanh lục khi còn non và chuyển sang màu vàng cam sậm khi chín. Quả này có vị chua đặc trưng nhưng dễ chịu, có thể ăn tươi hoặc chế biến thực phẩm.

Nhựa gôm được lấy từ vỏ, cành và quả của một số loài thuộc chi Garcinia cũng là thành phần đáng chú ý. Chúng chứa khoảng 70 – 80% nhựa với 15 – 25% keo và được sử dụng chủ yếu làm chất tạo màu.

1.3  Đặc điểm sinh trưởng của cây bứa mủ vàng

Theo ghi chép, cây bứa mủ vàng có nguồn gốc từ Ấn Độ và Myanmar. Thực vật này phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, với đa dạng địa hình khác nhau. Cho đến ngày nay, chúng thường được tìm thấy phân bố ở vùng ôn đới và vùng nhiệt đới châu Á, Tây Phi, Úc, Nam Mỹ và Polynesia. Tại đất nước Ấn Độ, loài Garcinia mọc nhiều ở vùng Konkan của Maharashtra, Goa, ven biển khu vực Karnataka, Kerala…

Ở nước ta, cây bứa mủ vàng thường xuất hiện ở rừng miền Nam như Đồng Nai, Lâm Đồng…

Cây có thể được nhân giống bằng các phương thức như hạt, giâm cành, chiết cành và chiết rễ. Trong đó, nhân giống cây này truyền thống là sử dụng hạt.

Do cây phát triển chậm nên cần được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách trong những năm đầu trồng.

Thời điểm sinh trưởng của bứa mủ vàng: mùa hoa tháng 2-3, mùa quả tháng 6-8.

Quả bứa mủ vàng có vị chua đặc trưng nhưng dễ chịu.

2. Cây bứa mủ vàng có thành phần hóa học gì?

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số thành phần hóa học thực vật có lợi trong vỏ, lá, quả và hạt của loại cây Garcinia xanthochymus này.

Quả của G. xanthochymus rất giàu chất dinh dưỡng có chứa các chất chuyển hóa chính như:

  • Carbohydrate, protein và chất béo;
  • Cũng như các vitamin và khoáng chất như natri, kali, canxi, sắt, phốt pho, magiê, thiamine, riboflavin, niacin, axit ascorbic, vitamin B12…

Theo tài liệu, hạt của chứa một số thành phần tiêu biểu như:

  • Protein, carbohydrate, chất xơ
  • Chất béo bão hòa và không bão hòa chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,17% và 65,79%.
  • Dầu hạt có màu vàng cam và ở dạng lỏng ổn định ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C.

Trong đó dầu hạt bứa mủ vàng được cấu tạo từ 9 axit béo chính, bao gồm:

  • Axit myristic (0,11%), axit palmitic (32,96%), axit linolenic (0,34%), axit arachidic (0,07%),
  • Axit oleic (45,87%), axit linoleic (1,93). %), axit behenic (0,07%), axit stearic (0,96%), axit panmitic (17,65%),
  • Bên cạnh đó, xanthones, benzophenone, flavonoid, isocoumarin và depsidone cũng được tìm thấy.

Quả bứa mủ vàng rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là Carbohydrate. Ngoài ra, bộ phận này cũng chứa một số chất thực vật như xanthones, flavonoid, saponin, tannin, alkaloid, lipid, benzophenone và biflavonoid…Trong đó, xanthones – hợp chất được tìm thấy trong vỏ cây được dùng làm chất làm se.

3. Công dụng từ cây bứa mủ vàng

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác nhau đã được thực hiện trong thập kỷ qua để phân lập và chiết xuất các chất hóa học thực vật khác nhau có trong loài này và xác định hoạt động sinh học của chúng. Dưới đây là một số công dụng nổi bật từ cây bứa mủ vàng:

3.1 Chống oxy hóa

Dầu từ Garcinia xanthochymus đã được chứng minh về hoạt động chống oxy hóa. Đây là khả năng hữu ích đối với sức khỏe con người, khi hỗ trợ ngăn chặn gốc tự do gây hại, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cụ thể chúng được đánh giá khả năng loại bỏ gốc tự do α,α-diphenyl-β-picrylhdrazyl (DPPH) cao hơn khi so sánh với chất đối chứng như acid ascorbic và butylathydroxyanisole.

Tài liệu khác cũng ghi nhận, loại cây này chứa một số chất phytochemical có thể được chiết xuất từ nhiều bộ phận của cây: vỏ, lá, quả và hạt, với nhiều tác dụng có lợi. Gồm benzophenone, isocoumarin, flavonoid, depsidone, xanthones,…Những chất này góp phần vào các hoạt động dược lý:

  • Chống oxy hóa
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường, một rối loạn chuyển hóa có liên quan đến tăng đường huyết.
  • Tăng cường yếu tố tăng trưởng và phát triển thần kinh
  • Kháng khuẩn
  • Hạn chế tình trạng gây độc tế bào

3.2 Kháng khuẩn

Ngoài ra, chiết xuất dầu từ loài cây này cũng đã chứng minh hoạt động kháng khuẩn chống lại một số vi khuẩn gram dương. Ví dụ như:

  • S. aureus,
  • B. subtilis,
  • Micrococcus sps,
  • S. epidermidis

Một báo cáo khác cũng ghi nhận chiết xuất este và metanol từ quả Garcinia xanthochymus cho thấy hoạt động tốt chống lại vi khuẩn. Ví dụ như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Streptococcus faecalis và Pseudomonas aeruginosa

Riêng hoạt tính kháng khuẩn gram âm và nấm khác chưa được ghi nhận, cần thời gian thực nghiệm thêm.

Tiềm năng kháng khuẩn của thực vật này được ghi nhận với nhiều tín hiệu tích cực.

3.3 Tiềm năng hỗ trợ điều trị ung thư

Cho đến hiện tại, tiềm năng hỗ trợ điều trị ung thư từ cây bứa mủ vàng vẫn cần phải nghiên cứu chi tiết về cơ chế và cách thức hoạt động thêm. Tuy nhiên, bước đầu, báo cáo đã phát hiện chiết xuất methanol của thực vật này đã tạo ra hai benzophenone mới là guttiferone H và gambogenone. Chúng có vai trò quan trọng để phòng ngừa ung thư ruột kết và ung thư vú.

3.4 Cây bứa mủ vàng trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, lá, thân, mủ của cây Garcinia xanthochymus có vị đắng, chua, tính mát, tác dụng sát trùng.

Theo truyền thống, quả bứa mủ vàng được sử dụng với mục đích:

  • Làm thuốc chống sốt rét, giải nhiệt;
  • Hỗ trợ tiêu hóa, lợi mật
  • Làm mềm và làm dịu.
  • Ở Ấn Độ, quả bứa mủ vàng được nhân dân dùng làm thuốc chống bệnh scorbut.

4. Cách sử dụng và một số bài thuốc về cây bứa mủ vàng

4.1 Cách sử dụng thông dụng của cây bứa mủ vàng

Những bộ phận thường được dùng: Thân, lá, nhựa mủ và quả (tiếng anh là Folium, Caulis, Latex et Fructus G.Xanthochymus).

Công dụng thường ngày:

  • Đây là một loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, dùng để ăn tươi, bảo quản trong mứt và đôi khi được sử dụng để làm giấm, đồ uống và các sản phẩm khác.
  • Ở vài khu vực, quả còn được dùng làm thực phẩm dưa chua, tương ớt, hương liệu cho món cà ri…
  • Ở một số vùng, vỏ quả được sấy khô và dùng thay thế cho quả me.
  • Lá được sử dụng để lợp mái nhà và được cho là có đặc tính chống mối mọt.
  • Bên cạnh đó, loài này còn được dùng làm thuốc nhuộm màu vàng cho màu nước, nhuộm vải,…

Song song với công dụng kể trên đây còn là vị thuốc dân gian truyền thống.

  • Cụ thể G. xanthochymus đã được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, buồn nôn và nôn.
  • Xua đuổi côn trùng, làm mềm da.
  • Thậm chí, chúng còn được dùng để xua giun và loại bỏ độc tố thực phẩm.
Quả bứa mủ vàng vừa có giá trị dinh dưỡng vừa có giá trị hỗ trợ sức khỏe.

4.2 Một số bài thuốc tham khảo theo kinh nghiệm dân gian

Theo ghi chép, ở Ấn Độ, quả bứa mủ vàng được dùng như quả loài Garcinia indica Choisy làm thuốc chống bệnh Scorbut, giải khát, thông mật, và làm dịu kích thích.

Còn dầu hạt thực vật này có thể dùng trị bệnh ngoài da, không kể liều lượng.

Ở Trung Quốc, kinh nghiệm dân gian truyền lại, để trị đỉa vào mũi, người ta sẽ lấy ít mủ tươi với liều lượng thích hợp nhỏ vào xoang mũi, như vậy đỉa sẽ bò ra.

5. Lưu ý gì khi sử dụng cây bứa mủ vàng

Chú ý rằng, Kobi luôn khuyến khích người tiêu dùng tham khảo sự tư vấn từ thầy thuốc trước khi sử dụng cây bứa mủ vàng trong trị liệu, hay chăm sóc sức khỏe, do nghiên cứu, báo cáo khoa học vẫn còn khá hạn chế. Đặc biệt là đối với các trường hợp được liệt kê dưới đây như:

  • Phụ nữ có thai;
  • Phụ nữ đang cho con bú;
  • Sau khi sử dụng G. xanthochymus để trị liệu, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, ngay lập tức, hãy trao đổi cùng người có chuyên môn y tế để được theo dõi sát tình trạng sức khỏe chặt chẽ.
  • Bên cạnh đó, nếu từng có tiền sử dị ứng với thành phần trong cây bứa mủ vàng thì đây cũng không phải là dược liệu phù hợp cho bạn.

6. Tổng kết

Có thể kết luận rằng, thực vật họ Bứa nói chung và cây bứa mủ vàng nói riêng chứa nhiều loại hóa chất thực vật có đặc tính chữa bệnh có thể mang lại lợi ích to lớn cho con người. Hi vọng trong tương lại các đánh giá và ứng dụng về tác dụng dược lý của loại cây này sẽ được phát triển thêm nữa. Cuối cùng, nếu bạn vẫn còn tò mò về thế giới thiên nhiên, đừng ngần ngại chia sẻ cùng Kobi, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý độc giả.

Tài liệu tham khảo

  1. Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng, (2018), Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
  2. Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 269, NXB Y học, Hà Nội
  3. Chemical Composition of Garciniaxanthochymus Seeds, Seed Oil, andEvaluation of its Antimicrobial andAntioxidant Activity https://www.researchgate.net/publication/262818819_Chemical_Composition_of_Garcinia_xanthochymus_Seeds_Seed_Oil_and_Evaluation_of_its_Antimicrobial_and_Antioxidant_Activity
  4. Under Exploited Spice cum Medicinal Plant: Garcinia Xanthochymus https://www.vigyanvarta.com/adminpanel/upload_doc/VV_0421_06a.pdf
  5. Phytochemical constituents and pharmacological properties of Garcinia xanthochymus- a review https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0753332218323928
  6. Garcinia xanthochymus https://tropical.theferns.info/viewtropical.php?id=Garcinia+xanthochymus
  7. Yellow mangosteen (Garcinia xanthochymus): A potential future fruit with medicinal value https://www.researchgate.net/publication/354006088_Yellow_mangosteen_Garcinia_xanthochymus_A_potential_future_fruit_with_medicinal_value
5/5 - (3 bình chọn)
Phạm Lê Phương Mai

Recent Posts

Bí Ẩn Tinh Dầu Gỗ Ngọc Am Trong Nghệ Thuật Ướp Xác Của Người Ai Cập Cổ Đại

I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…

1 tuần ago

Ý nghĩa của Chỉ số khúc xạ và Khối lượng riêng của Tinh dầu thiên nhiên

1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…

4 tuần ago

Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Bạc Hà

Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…

4 tuần ago

Oleoresin là gì?

1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…

4 tuần ago

Nên Mát-xa Mặt Trong Bao Lâu?

Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…

1 tháng ago

Tinh dầu mùi già – Bí quyết xông nhà đón Tết an lành

I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…

2 tháng ago