Bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người hàng năm. Bệnh lây lan thành dịch, gây ra 20 đến 25.000 ca tử vong, chủ yếu ở trẻ em và được ghi nhận ở hơn 100 quốc gia. Dịch bệnh xảy ra hàng năm ở Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi và Châu Úc. Cùng Kobi tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết trong bài viết dưới đây
Sốt xuất huyết là bệnh đặc hữu của vùng nhiệt đới trên thế giới. Thường xuất hiện theo vĩ độ từ khoảng 35° bắc đến 35° nam
Bệnh do bất kỳ loại nào trong số bốn kiểu huyết thanh riêng biệt (DENV 1 – 4) của vi rút RNA sợi đơn thuộc giống Flavivirus gây ra.
Nếu nhiễm bệnh bởi một loại huyết thanh thì bạn có khả năng miễn dịch suốt đời với loại huyết thanh đó. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nếu nhiễm phải chủng huyết thanh khác. Ví dụ, nếu bạn đã nhiễm DENV 1 thì bạn vẫn có thể bị bệnh do DENV 4.
Chẩn đoán lâm sàng bệnh sốt xuất huyết có thể gặp khó khăn vì nhiều bệnh khác có thể biểu hiện tương tự sớm trong quá trình bệnh. Bao gồm sốt rét, cúm, Zika, chikungunya, sởi và sốt vàng da. Vì vậy, bạn cần có lịch chi tiết về chủng ngừa, nơi đi lại và các bệnh đã nhiễm trước đó.
Việc xác định nhanh chóng bệnh sốt xuất huyết bằng các xét nghiệm bao gồm phát hiện kháng nguyên NS1 và xét nghiệm huyết thanh học.
Đây là bệnh vi rút do muỗi gây ra lây lan nhanh nhất trên toàn cầu. Vật trung gian truyền bệnh chính là muỗi cái thuộc loài Aedes aegypti và Aedes albopictus. Loài A. aegypti được biết đến từ trước đến nay và có liên quan đến hầu hết các ca bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, phạm vi hoạt động của A. albopictus đang mở rộng do chịu đựng môi trường lạnh tốt hơn, là loài ăn hung hăng nên có thể liên quan đến số lượng ngày càng tăng. Những loài muỗi này có xu hướng sống trong nhà và hoạt động vào ban ngày.
Một số ít báo cáo y khoa ghi nhận bệnh sốt xuất huyết có thể lây truyền qua đường hậu môn, truyền máu, sữa mẹ và cấy ghép nội tạng. Tuy nhiên, chính yếu nhất vẫn là do loài muỗi đã liệt kê ở trên.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có giai đoạn ủ bệnh từ 3 đến 15 ngày. Sau đó, biểu hiện sốt xuất huyết xuất hiện. Bao gồm sốt, rét run, đau đầu, nhức hốc mắt, đau thắt lưng, mệt mỏi nhiều, xảy ra đột ngột.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ gần như tương tự với biểu hiện ở người lớn.
Tuy nhiên có một dạng biến thể xảy ra ở trẻ em là sốt xuất huyết Dengue (DHF). Bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em < 10 năm sống trong vùng dịch tễ của bệnh sốt dengue. Bệnh DHF ở trẻ em đã có tiền sử nhiễm virus dengue trước đó.
Bệnh DHF là một bệnh lý miễn dịch xảy ra rất phức tạp. Các phản ứng gây ra tăng khả năng thẩm thấu của thành mạch. Từ đó gây thoát mạch ở trẻ với biểu hiện xuất huyết, tụ máu, thoát huyết thanh, dẫn đến nguy kịch nhất là suy giảm thể tích tuần hoàn (chính là hội chứng sốc dengue).
Sốt xuất huyết Dengue DHF thường bắt đầu với cơn sốt, đau đầu đột ngột. Trong gia đoạn sớm, rất khó để phân biệt được với sốt dengue cổ điển. Chỉ có những dấu hiệu cảnh báo rằng bệnh đang tiến triển tới sốt xuất huyết nặng bao gồm:
Thông thường dấu hiệu của xuất huyết như ban xuất huyết có dạng chấm, hoặc vết bầm máu ở nơi tiêm truyền
Đôi khi người bệnh có thể có nôn máu, đi đại tiện phân đen, chảy máu cam, chảy máu nướu, rong kinh rong huyết ở phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản.
Đôi khi trường hợp nặng có biểu hiện xuất huyết dưới nhện
Tỉ lệ tử vong thường là < 1% ở các trung tâm có kinh nghiệm. Tuy nhiên có thể tăng lên 30% nếu ở các cơ sở y tế thấp hơn.
Vậy câu hỏi đặt ra trong tình hình hiện nay là có thể chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà hay không? Câu trả lời là tùy thuộc vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân.
Những người bệnh đến khám ở giai đoạn sớm mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào có thể được điều trị tại nhà bằng Acetaminophen và đủ nước uống.
Bác sĩ giải thích cho những bệnh nhân này về các dấu hiệu nguy hiểm và yêu cầu đến bệnh viện ngay lập tức nếu họ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào.
Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra từ ngày thứ 3 của bệnh. Đây là những dấu hiệu cảnh báo bắt buộc phải nhập viện:
Nếu bạn trong các trường hợp đã kể trên thì bạn cần nhập viện để các bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh sát sao và giảm tỉ lệ biến chứng.
Sốt xuất huyết nặng không được điều trị có thể có tỷ lệ tử vong từ 10% đến 20%. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc hỗ trợ thích hợp làm giảm tỷ lệ tử vong xuống khoảng 1%.
Một số biến chứng có thể gặp trong bệnh sốt xuất huyết bao gồm tổn thương gan, bệnh lý cơ tim, viêm phổi, viêm tinh hoàn, viêm tắc vòi trứng, co giật, bệnh não và viêm não.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, các biến chứng của bệnh và tránh các tác động đến kinh tế – xã hội thì việc phòng bệnh là trên hết.
Cách duy nhất để tránh lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết là ngăn ngừa muỗi đốt và không đến các khu vực lưu hành bệnh.
Các biện pháp phòng ngừa mà bạn có thể thực hiện được cho gia đình bao gồm:
Sử dụng màn lưới khi ngủ ngay cả vào ban ngày do muỗi có đặc điểm hoạt động vào ban ngày. Có thể sử dụng lưới chắn côn trùng ở khu vực cửa ra vào và cửa sổ.
Bạn cần thoa kem chống muỗi có trên thị trường.
Bạn cần hình thành thói quen mặc quần áo dài giúp ngăn ngừa muỗi đốt.
Bạn có thể nuôi cá như cá bảy màu (Poecilia reticulata) trong các vùng nước tù đọng như bể nước lớn, giếng nước ngọt lộ thiên. Cá sẽ ăn các con lăng quăng, bọ gậy là các ấu trùng muỗi.
Bạn có thể dùng một số loại tinh dầu có khả năng đuổi muỗi như tinh dầu sả chanh, tinh dầu manuka, hoàng lan, tiêu đen, Gỗ Guaiac, … Các loại tinh dầu từ tự nhiên tương đối an toàn, có mùi thơm dễ chịu và thư giãn. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần một vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu tại nhà.
Có rất nhiều thuốc diệt ấu trùng muỗi trong bể nước; hoặc thuốc phun diệt côn trùng trưởng thành dạng sương mù nhiệt và bình xịt lạnh. Bạn nên chọn các sản phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành để đảm bảo an toàn cho gia đình, đặc biệt là trẻ em.
Ở xung quanh nhà, bạn cần tìm khu vực sinh sản của muỗi và loại bỏ lăng quăng như các chai lọ, vật dụng chứa nước đọng.
Cần xử lý mái che có thể thoát nước mưa đúng cách.
Nếu bạn cần dự trữ nước trong xô chậu thì bạn cần đậy nắp để che phủ, ngăn muỗi vào sinh sản.
Bạn nên chủ động tìm hiệu về tình hình dịch bệnh và chương trình phòng chống sốt xuất huyết tại xã, phường đang cư trú. Các phương tiện truyền thông chính thống như website Bộ Y tế, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trực quan. Đây là vũ khí quan trọng nhất để chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Hiện nay, vắc xin phòng sốt xuất huyết được cấp phép và chấp thuận cho các khu vực lưu hành bệnh ở hơn 50 quốc gia.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, thường gặp ở vùng nhiệt đới như nước ta. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến các cơ quan trong cơ thể, thậm chí tử vong. Vì vậy, bạn đọc cần chủ động phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho cả gia đình và cộng đồng xung quanh.
Tài liệu tham khảo:
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…