Blog

Lá trầu không

Từ lâu, lá trầu không được ưa thích không chỉ vì hương vị nổi bật của chúng mà còn bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào, có lợi cho sức khỏe con người. Trong bài viết dưới đây, Kobi sẽ cung cấp những thông tin bổ ích xung quanh lá trầu không, mời quý độc giả đọc tham khảo.

1. Tổng quan về cây trầu không

1.1 Thông tin chung

  • Tên khoa học: Piper betle L.;
  • Tên nước ngoài: betel pepper, betle leaf, vine peper,…
  • Họ thực vật: Hồ tiêu (Piperaceae);

Theo tài liệu, trầu không có nguồn gốc từ Trung và Đông Malaysia từ 2500 năm trước. Trải qua quá trình lịch sử, quần thể thực vật xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới như châu Phi, châu Âu, châu Á…, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Malaysia…Hiện nay, quần thể trầu không có nhiều giống khác nhau, có thể lên tới 85 loài. (Theo Viện thực vật học Quốc gia Ấn Độ)

Ở Việt Nam, thực vật cũng xuất hiện từ thời vua Hùng trong những câu chuyện cổ tích về “Trầu-Cau”, cách đây hơn 2000 năm. Hiện tại, cây gắn liền với tập tục ăn trầu của người dân và được trồng rộng rãi trong cánh đồng, nông trại, vườn nhà…Tại mỗi địa phương khác nhau thì tên gọi của chúng sẽ có thay đổi như trầu bà, trầu lương, trầu cay, thổ lâu đằng…

1.2 Đặc điểm sinh trưởng

Trầu không thuộc loài thực vật ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng.

Chúng sinh trưởng mạnh mẽ trong mùa mưa ẩm, với nhiệt độ trung bình 22-26oC.

Thích nghi với các loại đất giàu chất hữu cơ, có thành phần đất sét cao, pH từ 6-7.

Khả năng tái sinh của trầu không khá mạnh mẽ.

Cách trồng trầu không:

  • Nên chuẩn bị giá thể (thân cây gỗ, tường nhà, cây cau…) hoặc giàn đỡ.
  • Cắt đoạn thân trầu không bánh tẻ dài 40-50 cm, lưu ý có rễ ở đốt.
  • Vùi sâu 2/3 đoạn này xuống chân tường, bể nước hoặc nơi có độ ẩm thường xuyên.
  • Chú ý cung cấp độ ẩm thường xuyên cho cây.

Bộ phận dùng làm dược liệu: phần lá trầu được thu hái gần như quanh năm.

1.3 Mô tả lá trầu không

Là loại thân dây leo bám, cành hình trụ, bề mặt nhẵn và có khía dọc. Trầu không sẽ bén rễ rễ ở các mấu.

Lá hình tim tròn, đầu nhọn, gốc đôi khi lệch, kích thước dài 10-13cm, rộng 4-9cm. Hai mặt lá nhẵn, mặt trên sẫm bóng hơn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá có bẹ kéo dài. Đặc biệt, khi soi lá trầu không sẽ thấy những điểm chứa túi dầu rất nhỏ trên đó.

Ở kẽ lá, có cụm hoa mọc buông thõng tạo thành những bông ngắn kèm lá bắc tròn. Hoa đực dài có cuống và lông, nhị 2, chỉ nhị ngắn. Còn hoa cái dài khoảng 5cm, cuống phủ lông dày, bầu có lông ở đỉnh.

Quả trầu không tròn, mọng, có ít lông mềm ở phần đỉnh.

2. Lá trầu không gồm những thành phần nào?

Lá trầu không tươi chứa những thành phần đa dạng như:

  • Nước: 85,4%;
  • Protein 3,1%;
  • Chất béo: 0,8%;
  • Chất xơ: 2,3%;
  • Carbohydrate: 6,1%;
  • Chất vô cơ: 2,3%;
  • Tannin, đường,…;
  • Cùng đa dạng khoáng chất như photpho, sắt, canxi,…vitamin như carotene, thiamin, riboflavin, vitamin C, acid nicotinic,..
  • Piperbetol, piperol A, piperol B, methyl piperbetol…
  • Trong đó, nổi bật nhất là hàm lượng tinh dầu trầu không xuất hiện gần như toàn cây.

3. Đôi nét về tinh dầu trầu không

Tinh dầu trầu không hay tinh dầu lá trầu không (Betel leaf essential oil) được chiết xuất từ phương pháp chưng cất hơi nước từ lá của thực vật cùng tên, nhằm thu được hỗn hợp số lượng lớn các hợp chất dễ bay hơi. Với thành phần phức tạp và giá trị cao, tinh dầu thực vật này đã được ứng dụng phong phú trong đời sống hằng ngày và mục đích y học. Đặc trưng cơ bản của dung dịch này bao gồm:

  • Chất lỏng màu vàng nhạt đến nâu sáng;
  • Mùi hương đặc trưng: cay nồng, ấm, nếm vào thấy cay se lưỡi;

Hoạt chất giá trị của tinh dầu trầu không sẽ thay đổi tùy vào giống, điều kiện khí hậu, cách thức điều chế và bảo quản. Vài hợp chất cơ bản:

  • Phenol như eugenol, acetyleugenol, chavicol, chavibetol, ,…
  • Phenolic như β-cadinen, β-caryophyllen , 4-allyl-1,2-diaxetoxybenzen…
  • Cùng nhiều hoạt chất khác như eucalyptol, cadionol, carvacrol, allylcatechol, terpinen-4-ol, , vitamin…

Trầu không và tinh dầu từ chúng đã được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực khác nhau như:

  • Chăm sóc sức khỏe;
  • Liệu pháp hương thơm;
  • Trị liệu bệnh lý;
  • Mỹ phẩm;

4. Lợi ích của lá trầu không

4.1 Kháng khuẩn

Cao lá trầu không và tinh dầu có đặc tính ức chế in vitro nhiều chủng vi khuẩn. Có thể kể đến như:

  • Phế cầu, tụ cầu vàng, Bacillus subtilis, Staphylococcus albus, E.coli,…
  • Các chủng nấm như: Candida albicans, A.flavus, C.stellatoidea,…

4.2 Tăng tốc độ chữa lành vết thương

Tác động của chiết xuất lá trầu không đến vết thương khá tích cực:

  • Cao chiết từ lá trầu chế thuốc mỡ có tác dụng làm vết thương thỏ nhanh chóng lành. Do chúng thúc đẩy nhanh sự co và biểu mô hóa vết thương, ít ảnh hưởng đến tạo mô hạt.
  • Áp dụng chiết xuất lá trầu cho những con chuột bị thương: giúp làm tăng hàm lượng hydroxyproline. Đây là thành phần chính của collagen ở những con chuột này, tạo điều kiện cho việc sửa chữa vết thương và tái tạo mô nhanh chóng.
  • Mỡ trầu không 1% được ghi nhận có hiệu quả trên bệnh nhân bỏng độ II.

4.3 Chống oxy hóa

Căng thẳng oxy hóa cao hay tác hại từ gốc tự do trong cơ thể có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương, cũng như gây nên những mối nguy cơ bệnh lý. May mắn thay, lá trầu có chứa polyphenol có đặc tính chống oxy hóa. Theo đó, chúng sẽ thúc đẩy hoạt động của các enzym thu dọn gốc tự do, như superoxide dismutase, catalase…

4.4 Lá trầu không và sức khỏe răng miệng

Trầu không là một trong thảo mộc có thể giúp hơi thở thơm tho, bảo vệ răng miệng trước tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi trùng…Ngoài ra, khi nhai lá trầu không còn giúp tăng cường, củng cố nướu răng, ngăn ngừa chảy máu miệng. Cách thức thực hiện đơn giản bằng cách súc miệng 2 lần sáng tối, bằng dung dịch:

  • Nước đun sôi với vài lá trầu;
  • Nhỏ vài giọt tinh dầu lá trầu không hòa với 01 cốc nước ấm;

4.5 Lợi hô hấp

Tương tự tác dụng giảm ho trong y học cổ truyền, y học hiện đại cũng phát hiện những ưu điểm của chiết xuất lá trầu không đối với hô hấp.

Theo đó, nước lá trầu không với mật ong có thể uống để khỏi đờm, giảm ho nhờ vị cay và ấm. Các tài liệu cho rằng loại cây này cũng có thể điều trị viêm phế quản, tăng cường hô hấp, giảm tắc nghẽn đờm. Cơ sở của lợi ích trên đến từ thành phần tinh dầu, được cho là đóng vai trò quan trọng.

4.6 Giảm đau

Lá trầu không là phương pháp trị liệu thiên nhiên hỗ trợ tình trạng đau nhức. Chúng có thể được dùng để xoa dịu cơn đau nhức xương khớp, vết bầm tím…Bằng cách dùng hỗn hợp tinh dầu lá trầu không cùng dầu nền, xoa bóp lên vùng xương khớp, lưng nhức mỏi…

4.7 Lợi tiêu hóa

Lá trầu hữu ích với hệ tiêu hóa:

  • Đặc tính diệt khuẩn của thực vật giúp chống đầy hơi và bảo vệ dạ dày;
  • Dùng hỗn hợp dầu xoa bóp chứa lá trầu không giúp điều hòa vấn đề tiết acid tiêu hóa, dịch vị;
  • Lá trầu giúp tăng cường sự trao đổi chất, cung cấp năng lượng để ruột hấp thu các chất dinh đưỡng quan trọng. Từ đó, chất thải sẽ được loại bỏ dễ dàng hơn thông qua hoạt động của cơ vòng.
  • Về cơ bản, lá trầu rất hữu ích trong việc cải thiện GERD (bệnh trào ngược dạ dày-thực quản). Chúng giữ cho tá tràng không bị nhiễm các gốc tự do và độc tố có hại và làm cân bằng nồng độ axit trong dạ dày.

4.8 Lá trầu không và sức khỏe làn da

Nhờ đặc tính kháng khuẩn mà lá trầu có lợi với tình trạng da mụn trứng cá, đốm đen… Giã nát vài lá trầu không lấy nước cốt, trộn đều sau một ít nghệ rồi đắp quanh vùng mụn cũng như các vết dị ứng có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, nước lá trầu không đun sôi có thể dùng để rửa mặt cũng như dưỡng da.

4.9 Vệ sinh âm đạo

Đối với những trường hợp đang chống chọi với chứng ngứa âm đạo và cả tiết dịch âm đạo thì lá trầu là một phương pháp tự nhiên chữa bệnh tuyệt vời tại nhà. Lá trầu được đun sôi và được sử dụng như một chất rửa bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, thảo dược còn giúp ngăn chặn mùi cơ thể khó chịu của mồ hôi, cũng như kinh nguyệt.

4.10 Lá trầu không trong y học dân gian

Theo y học cổ truyền, lá trầu không là dược liệu có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, quy kinh Phế, Tỳ, Vị. Chúng được nhân dân sử dụng phổ biến để trừ phong thấp làm ấm, giảm lạnh, tiêu đờm, sát trùng, tiêu viêm…

5. Gợi ý vài cách sử dụng lá trầu không

Qua đường tiêu hóa:

  • Nhai lá trầu không sau bữa ăn giúp giảm triệu chứng hôi miệng, hỗ trợ tiêu hóa…
  • Thuốc sắc: 8-16g lá trầu không/ngày.

Dùng ngoài da:

  • Chườm nóng bằng lá trầu không: giảm đau nhức xương khớp, mỏi cơ…
  • Lá trầu không tẩm dầu mù tạt đắp lên ngực: làm ấm ngực, giảm ho, cải thiện hô hấp…
  • Dân gian còn giã nát lá, lấy nước cốt, đắp lên vết thương, rồi băng lại để kích thích phục hồi tổn thương.
  • Nước nấu lá trầu không rửa vùng da, bộ phận sinh dục: giảm ngứa, hạn chế nhiễm trùng.
  • Dùng lá trầu đánh gió, xát dọc xương sống từ trên xuống dưới.

Súc miệng:

  • Pha 5ml nước lá trầu không vào cốc nước ấm để súc miệng: giảm đau họng, bảo vệ răng miệng…

6. Dùng lá trầu không cần lưu ý gì?

Dù là thực vật thiên nhiên lành tính, sử dụng lá trầu không cần phải lưu ý vài điều sau:

  • Sử dụng lá trầu quá nhiều hay lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, tác động tiêu cực đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương và thai nhi.
  • Khi nhai, lá trầu sẽ tiết ra một số hóa chất hoạt động như catecholamine. Chúng có thể tương tác với các chất tiết khác của cau và vôi tôi và gây ra vài tác dụng phụ. Ví dụ như ảnh hưởng thần kinh, rối loạn hệ vi sinh vật có lợi trong khoang miệng, tổn thương niêm mạc…
  • Người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong lá trầu, nên tránh sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thực vật này.

7. Tổng kết

Từ truyền thống xa xưa, trầu không đã trở thành loại cây trồng quan trọng, gắn liền với tập tục của nhân dân. Ngày nay, những lợi ích sức khỏe của thực vật được khám phá đa dạng và chi tiết hơn và nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng. Nếu bạn muốn khám phá nhiều hơn về lá trầu không nói riêng và kho tàng thiên nhiên rộng lớn khác, đừng ngần ngại liên hệ Kobi nhé.

Tài liệu tham khảo

  1. Betel (Piper betle L.) leaf essential oil extraction using steam distillation https://www.academia.edu/43362728/Betel_Piper_betle_L._leaf_essential_oil_extraction_using_steam_distillation
  2. Health Benefits Of Betel Leaf Oil https://www.healthbenefitstimes.com/health-benefits-of-betel-leaf-oil/
  3. 5 Health Benefits Of Betel Leaves And Possible Side Effects https://www.stylecraze.com/articles/medicinal-uses-of-betel-leaf/
  4. Health Benefits of Betel Leaf https://www.healthbenefitstimes.com/health-benefits-of-betel-leaf/
  5. Extraction of betel leaves (Piper betle L.) essential oil and its bio-actives identification: Process optimization, GC-MS analysis and anti-microbial activity https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0926669019305898
  6. What Are The Benefits And Side Effects Of Betel Leaves? https://www.stylecraze.com/articles/medicinal-uses-of-betel-leaf/
  7. Health Benefits of Betel Leaf https://www.healthbenefitstimes.com/health-benefits-of-betel-leaf/
  8. Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Đình Quyết

Chào bạn. Tôi là Nguyễn Đình Quyết, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công ty Cổ phần Kobi Việt Nam - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối Tinh dầu thiên nhiên, dầu nền hàng đầu tại Việt Nam từ năm 2011. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng, thanh toán linh hoạt. Hãy kết nối với chúng tôi bạn nhé!

Recent Posts

Bí Ẩn Tinh Dầu Gỗ Ngọc Am Trong Nghệ Thuật Ướp Xác Của Người Ai Cập Cổ Đại

I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…

1 tuần ago

Ý nghĩa của Chỉ số khúc xạ và Khối lượng riêng của Tinh dầu thiên nhiên

1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…

4 tuần ago

Vì Sao Tinh Dầu Hương Thảo Có Mùi Giống Bạc Hà

Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…

4 tuần ago

Oleoresin là gì?

1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…

4 tuần ago

Nên Mát-xa Mặt Trong Bao Lâu?

Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…

1 tháng ago

Tinh dầu mùi già – Bí quyết xông nhà đón Tết an lành

I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…

2 tháng ago