Cây xô thơm là loài cây thảo mộc có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Cây thường được sử dụng để tạo mùi thơm cho thực phẩm. Cùng Kobi tìm hiểu về một số thông tin về xô thơm và cách sử dụng hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Cây xô thơm, tên khác là clary sage, tên khoa học là Salvia sclarea L.. Xô thơm thuộc gia đình họ Lamiacea. Xô thơm là cây thân thảo có chiều cao từ 0.9 đến 1.2 m. Thân cây có hình vuông dày và phủ bởi lớp lông trắng mịn. Các lá xô thơm ở gốc dài khoảng 30 cm, nếu ở ngọn thì lá chỉ dài khoảng 15 cm. Phiến lá hình thoi cũng có lớp lông tơ bao phủ. Hoa xô thơm mọc từ 2 – 6 hoa ở mỗi ngọn cành và có rất nhiều màu sắc: từ tím nhạt đến tím, hoặc từ màu trắng đến hồng. Màu sắc hoa đậm dần từ trong ra ngoài cánh hoa. Các tràng hoa có màu tím hoặc xanh nhạt, chiều dài khoảng 2.5 cm.
Cây xô thơm là một loại cây thân thảo sống lâu năm. Nó có nguồn gốc từ lưu vực bắc Địa Trung Hải, một số khu vực ở bắc Phi và Trung Á. Loại cây này có lịch sử làm thuốc từ lâu đời và hiện đang được trồng để lấy tinh dầu.
Cây xô thơm rất dễ trồng ở đất trung tính, ẩm vừa, thoát nước tốt, có nắng đầy đủ. Cây chịu được hạn hán nhưng cần tránh đất ẩm ướt vào mùa đông.
Cây không thích nghi với khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hạt giống có thể thu hái khi cây được khoảng 3 năm tuổi. Lúc đó, hạt được phát tán khắp nơi và có khả năng nảy mầm mạnh mẽ.
Cây xô thơm cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất lành mạnh.
Một thìa cà phê (0,7 gam) cây xô thơm có chứa khoảng 10% nhu cầu vitamin K hàng ngày theo bảng dinh dưỡng. Cây xô thơm cũng chứa một lượng nhỏ magiê, kẽm, đồng và vitamin A, C và E.
Hơn nữa, loại gia vị thơm này chứa axit caffeic, axit chlorogenic, axit rosmarinic, axit ellagic và rutin. Tất cả hợp chất này đều đóng một vai trò trong các tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Đồng thời mỗi ngày chỉ sử dụng xô thơm với một lượng rất nhỏ, nên không ảnh hưởng đến lượng calo nhập vào cơ thể.
Chất chống oxy hóa là các phân tử giúp tăng cường bảo vệ của cơ thể, vô hiệu hóa các gốc tự do có hại tiềm ẩn gây nên các bệnh mạn tính.
Thành phần chống oxy hóa trong cây xô thơm rất đa dạng. Đây là các hợp chất hóa học có nguồn gốc thực vật, hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể con người.
α-Tocopherol, quercetin, butylatedhydroxyanisole và butylatedhydroxytoluene đều được tìm thấy trong cây xô thơm. Tất cả đều đem đến những lợi ích sức khỏe ấn tượng. Như chống lão hóa, giảm nguy cơ ung thư, cải thiện chức năng não và trí nhớ. Uống 1 tách (240 ml) trà xô thơm, hai lần mỗi ngày, đã giúp tăng đáng kể khả năng chống oxy hóa.
Cây xô thơm có tác dụng kháng khuẩn, có thể vô hiệu hóa các vi khuẩn ở miệng, giảm hình thành mảng bám ở răng.
Trong nghiên cứu, loại nước súc miệng chứa tinh dầu xô thơm đã được chứng minh là có thể tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn, vi nấm gây ra sâu răng, viêm họng, viêm nướu, lở miệng, …
Trong thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ bị suy giảm hormone estrogen một cách tự nhiên. Điều này có thể gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu. Các triệu chứng thường gặp như bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều, khô âm đạo và khó chịu.
Theo y học truyền thống, cây xô thơm thường được sử dụng để giảm các triệu chứng mãn kinh. Người ta tin rằng các hợp chất trong cây xô thơm có đặc tính giống như estrogen. Nó giúp cải thiện trí nhớ và điều trị chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi nhiều
Thực tế, trong một nghiên cứu, phụ nữ mãn kinh đã sử dụng thực phẩm bổ sung từ cây xô thơm hàng ngày. Sau 8 tuần, số lần và mức độ của cơn bốc hỏa đã giảm đáng kể.
Các lá của cây xô thơm đã được sử dụng trong y học truyền thống để chống lại bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu trên người và động vật chỉ ra rằng nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin và loại bỏ các axit béo tự do dư thừa trong máu. Hiệu quả của xô thơm tương đương một số thuốc điều trị hiện có như metformin.
Cây xô thơm có thể cải thiện trí nhớ và bảo vệ não, thông qua nhiều cách khác nhau:
Trong nghiên cứu, người mắc bệnh Alzheimer đã sử dụng 60 giọt (2 ml) chiết xuất từ cây xô thơm trong bốn tháng. Kết quả họ đã tốt hơn trong các bài kiểm tra đo trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề, lý luận và nhận thức khác.
Ở người lớn khỏe mạnh, cây xô thơm đã được chứng minh là cải thiện trí nhớ với liều lượng thấp. Liều cao hơn cũng cải thiện tâm trạng, tăng sự tỉnh táo, bình tĩnh.
Cholesterol LDL “xấu” cao là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch trên toàn thế giới. LDL dư thừa tích tụ trong các động mạch và gây bệnh.
Uống trà xô thơm hai lần mỗi ngày được ghi nhận là làm giảm cholesterol LDL “xấu” và tổng lượng cholesterol trong máu. Đồng thời, xô thơm cũng giúp tăng cholesterol HDL “tốt” chỉ sau hai tuần.
Trên các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm chứng minh rằng cây xô thơm có thể chống lại một số loại ung thư. Bao gồm ung thư miệng, ruột kết, gan, cổ tử cung, vú, da và thận.
Trong những nghiên cứu này, chiết xuất từ cây xô thơm không chỉ ngăn chặn sự phát triển mà còn tiêu diệt được tế bào ung thư.
Mặc dù chưa có nghiên cứu trên người, tuy nhiên đây cũng là một hứa hẹn trong phát triển thuốc điều trị ung thư.
Cây xô thơm và các hợp chất của nó có nhiều lợi ích sức khỏe khác. Tuy nhiên, những lợi ích này vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi.
Ở vùng Địa Trung Hải người ta thường dùng xô thơm như một loại gia vị thức ăn bởi vì mùi thơm của nó.
Cây xô thơm được coi là an toàn mà không có tác dụng phụ được ghi nhận.
Cây xô thơm là một loại thảo mộc, gia vị với một số lợi ích sức khỏe đầy hứa hẹn. Kobi hy vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn. Thông tin chi tiết về tinh dầu xô thơm, bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết của chúng tôi.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…