Thiên niên kiện là vị thuốc thường sử dụng trong Đông y. Đây là vị thuốc được cho rằng giúp cơ thể khỏe mạnh, gân khớp linh hoạt. Cây có tên thiên niên kiện có nghĩa là vị thuốc giúp con người nghìn năm khỏe mạnh. Cùng Kobi tìm hiểu một số thông tin về Thiên niên kiện trong bài viết dưới đây.
Cây thiên niên kiện có tên khoa học là Homalomena occulta (Lour.) Schott. Thiên niên kiện còn có tên gọi khác là sơn thục, bao kim, ráy hương, sơn phục, … Thiên niên kiện thuộc gia đình họ Ráy Araceae.
Cây thiên niên kiện là loài cây thân thảo to, có thân rễ dài. Thân mọc bò ngang, thân thẳng hoặc có thể cong queo. Thân có nhiều đốt, bè ra, có xơ cứng, có mùi thơm. Lá thiên niên kiện mọc tập trung ở đầu thân rễ. Lá có thể dài lên đến 30 cm, bề rộng 18 cm, gốc hình trái tim sâu. Lá có đầu nhọn, mép lá nguyên. Gân lá ở góc có 3 cái mỗi bên, tỏa rọng và hướng lên. Gân lá bên mờ ở mặt trên, mỗi bên 7 – 9 cái. Cuống lá thiên niên kiện có thể dài từ 27 – 50 cm. Gốc cướng phình xòe to ra, chiếm 1/3 cuống tính từ dưới lên
Hoa thiên niên kiện là cụm hoa bông mo màu xanh lá cây nhạt, không mở rộng. Hoa dài khoảng 4 – 5 cm, rộng 1 – 1,5 cm. Mỗi khóm thường có khoảng 3 – 4 bông mo. Cuống bông mo dài 5 – 15 cm, bông ngắn hơn mo, chỉ dài 3 – 4 cm. Phần chứa hoa cái có hình bầu dục chỉ dài bằng ½ hoa đực và không có bao hoa. Hoa thiên niên kiện đực có 4 nhị rời nhau, hoa phấn song song. Hoa thiên niên kiện cáu có nhị lép, dài bằng đầu nhụy. Bầu nhụy hình trứng, có những điểm chấm mờ, nhiều noãn.
Quả thiên niên kiện mọng, thuôn, có chứa nhiều hạt. Mùa ra hoa kết quả thường vào tháng 4 – 6 hàng năm.
Chi Thiên niên kiện chủ yếu có ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ. Ở Đông Nam Á có 7 loài đều dùng làm thuốc. Ở nước ta có 4/6 loài được dùng làm thuốc.
Cây Thiên niên kiện là loài cây ưa ẩm và ưa bóng râm điển hình giống như những cây trong họ Ráy khác. Cây thường mọc thành đám. Cây mọc dọc theo bờ suối, dưới tán rừng thường xanh. Thiên niên kiện sinh trưởng và phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm. Mỗi năm mọc ra khoảng 3 – 5 lá mới. Phần thân rễ phát triển dài thêm 3 – 6 cm. Thiên niên kiện là cây có khả năng sinh chồi gốc khỏe.
Cây Thiên niên kiện đang được trồng và phát triển bảo tồn tại các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Tây Nguyên.
Thiên niên kiện là vị thuốc thường dùng trong Đông y. Nhiều người thường nhầm lẫn phần củ thiên niên kiện nhưng thực chất là thân rễ làm nên vị thuốc này. Thân rễ được cắt thành từng đoạn dài 10 – 27 cm. Sau đó, người ta sấy nhanh cho khô đều mặt ngoài, dễ dàng làm sạch vỏ và rễ con. Cuối cùng, thiên niên kiện được phơi hoặc sấy ở 50 – 60 độ cho đến khi khô hoàn toàn.
Đối với các dược liệu có chứa tinh dầu thì không nên sấy ở nhiệt độ cao. Vì tinh dầu là hợp chất bay hơi, nhiệt độ cao có thể làm giảm chất lượng của dược liệu.
Thân rễ thiên niên kiện chứa tinh dầu nên có mùi thơm như vậy. Trong đó, thành phần chính là α – pinen, β – pinen, hmonen, linalol, α – terpineol, nerol, myrcenol, euginol. Gần đây, người ta còn tiếp tục nghiên cứu các thành phần thơm khác từ thân rễ thiên niên kiện. Rất nhiều thành phần hoạt chất hứa hẹn khả năng điều trị của cây thiên niên kiện.
Thiên niên kiện có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, đây là vị thuốc nên vẫn có những lưu ý để sử dụng an toàn.
Trên đây là bài viết về cây thiên niên kiện và những công dụng tuyệt vời đã được chứng minh hiệu quả. Thiên niên kiện là vị thuốc tốt trong Đông y. Bạn đọc muốn sử dụng vị thuốc này cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền. Thông tin về các loại tinh dầu khác nhau bạn đọc có thể truy cập website chính thức của Kobi. Chúng tôi hy vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích để bạn và gia đình tham khảo.
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…