Thảo quả, một cái tên nghe có vẻ khá xa lạ với nhiều người nhỉ! Nhưng nếu bạn là một người yêu bếp, Kobi tin rằng thảo quả đã quá quen thuộc với bạn.
Bên cạnh góp mặt trong các món ăn để gia tăng hương vị ngon tuyệt, thảo quả còn mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Kobi tìm hiểu về loài thực vật độc đáo này, biết đâu sẽ góp nhặt được phần kiến thức cần thiết với bạn ngay lúc này!
Có rất nhiều loại thảo quả hiện đang tồn tại trên thế giới này. Nhưng bài viết này Kobi sẽ đề cập đến thảo quả xanh, còn được gọi là Bạch đậu khấu, một loại quả từ lâu đã được xem là loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe.
Thảo quả xanh có tên khoa học là Amomum Repens Sonner. Nó được biết đến là một loại thảo mộc thuộc họ gừng (Zingiberaceae) có nguồn gốc từ những khu rừng ẩm ướt thuộc miền nam Ấn Độ, Sri Lanka và Guatemala.
Thảo quả là loại cây thân thảo thường sinh trưởng với độ cao trung bình từ 2-3m. Cây có thân rễ mọc ngang và được chia làm nhiều đốt. Những tán lá dài mọc so le ôm sát phần thân cây.
Điểm ấn tượng của cây thảo quả dễ dàng thu hút ánh nhìn của người khác đó là những bông hoa to màu đỏ nhạt mọc chụm lại ở gốc cây. Quả Bạch đậu khấu chứa màu đỏ sẫm đơm thành từng chùm đến tận 40-50 quả. Tách nhẹ phần quả bạn sẽ thấy quả chứa rất nhiều hạt tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu.
Được mệnh danh là dược liệu quý rất tốt cho sức khỏe, vậy câu hỏi đặt ra “Thảo quả chứa những thành phần gì?”. Kobi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé:
Những công dụng mà cardamom mang lại sở dĩ vì nó chứa những thành phần dinh dưỡng này:
Thảo quả hay còn gọi là bạch đậu khấu từ lâu đã được xem là một phương thuốc rất hiệu quả giúp cải thiện tình trạng hôi miệng. Chỉ cần nhai vài hạt hoặc vỏ thảo quả, mùi hôi từ miệng bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng, từ đó cũng giúp bạn thêm tự tin khi giao tiếp đúng không nhỉ!
Công dụng này một lần nữa được khẳng định tại một cuộc nghiên cứu do Khoa Vi sinh vật thực hiện ở Đại học Kurukshetra, Ấn Độ. Họ đã khám phá ra chiết xuất của thảo quả có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh đường miệng như: Streptococcus mutans và Candida albicans.
Nghe có vẻ khó tin nhỉ? Nhưng Kobi nghĩ bạn nên có niềm tin với loài thảo mộc này. Các hợp chất chứa trong cardamom có khả năng chống lại các tế bào ung thư.
Một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện trên loài chuột đã chỉ ra rằng bột bạch đậu khấu có thể làm tăng hoạt động của một số enzym, từ đó giúp chống lại các tác nhân gây ra bệnh ung thư và hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của các khối u.
Bên cạnh tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, cardamom còn giúp làm chậm quá trình sâu răng đáng kể. Với hương vị dễ chịu, nhai thảo quả sẽ giúp tạo nước bọt hỗ trợ làm sạch răng của bạn.
Cardamom có thể giúp giải quyết tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao, duy trì sức khỏe của thận và tim.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Thuốc Bản địa tại Khoa Y của Trường Cao đẳng Y tế RNT ở Ấn Độ đã cho ra kết quả vô cùng tuyệt vời. Bột thảo quả chứa chất chống oxy hóa giúp giảm huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình hiệu quả.
Hàm lượng mangan cao trong cardamom đã đưa nó trở thành ứng cử viên sáng giá sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường có nồng độ khoáng vi lượng mangan trong máu vô cùng thấp. Dù không biết thảo quả có hỗ trợ điều trị căn bệnh này hiệu quả hay không nhưng việc bổ sung mangan vào chế độ ăn uống là một lối đi vô cùng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Từ xa xưa, Bạch đậu khấu được xem là một phương thuốc truyền thống trong y học cổ truyền Trung Quốc và y học Ayurvedic để điều trị các vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, ợ chua, khó chịu khi ăn.
Mỗi khi nhắc đến một liệu pháp tự nhiên có thể điều trị chứng buồn nôn, phần lớn mọi người đều đề cử đến hình ảnh cây thảo quả.
Một nghiên cứu được thực hiện trên loài chuột đã cho thấy chỉ riêng chiết xuất cardamom đã có thể ngăn ngừa hoàn toàn hoặc giảm kích thước của vết loét dạ dày ít nhất 50%.
Một cuộc nghiên cứu cho thấy chiết xuất thảo quả có chứa các hợp chất chống lại một số chủng vi khuẩn phổ biến.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho thấy tinh dầu thảo quả có tác dụng chống lại vi khuẩn Salmonella (gây ngộ độc thực phẩm) và Campylobacter (gây viêm dạ dày).
Qua các cuộc nghiên cứu được thực hiện, Bạch đậu khấu đã được chứng minh là có thể giúp việc thở thông thoáng và dễ dàng hơn rất nhiều. Tất nhiên, đây là ao ước mà những ai bị hen suyễn hoặc bị khó thở luôn hằng mong.
Nếu bạn sử dụng tinh dầu cardamom như một liệu pháp mùi hương, điều này sẽ tiếp thêm sinh lực giúp tăng luồng không khí đến phổi và cải thiện hô hấp đáng kể.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ bạch đậu khấu có thể ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến việc lo lắng quá đà. Điều này có thể xuất phát từ nồng độ chất chống oxy hóa trong máu thấp dẫn đến việc rối loạn tâm trạng.
Chiết xuất từ cây cardamom có thể làm giảm men gan, triglyceride và cholesterol. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, một căn bệnh phổ biến hiện nay mà nhiều người hay mắc phải.
Cân nặng là nỗi lo âu của hầu hết chị em phụ nữ. Một nghiên cứu đã thực hiện ở 80 người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thừa cân và béo phì. Lúc này đã tìm thấy mối liên hệ giữa thảo quả và giảm chỉ số vòng eo. Vì vậy, nếu bạn đang thực hành chế độ ăn kiêng để giảm cân, hãy xem xét thêm cardamom vào chế độ ăn uống của mình nhé!
Thảo quả được xem như một chất phụ gia phổ biến trong các món ngọt và mặn, cụ thể như món cà ri và bánh ngọt Scandinavia. Loại thảo mộc này có thể được sử dụng để tạo ra trà bạch đậu khấu và các loại đồ uống khác.
Ngoài ra, hạt thảo quả cũng có thể được tách khỏi vỏ cardamom để xay và thêm vào các món ăn và các loại sinh tố khác nhau.
Với đặc tính chống sâu răng và điều trị hôi miệng, thảo quả được sử dụng nhiều trong sản xuất kẹo cao su.
Bạn hãy nhai vài hạt Bạch đậu khấu mỗi khi có triệu chứng ợ chua, buồn nôn xuất hiện. Cảm giác khó chịu sẽ nhanh chóng biến mất với công dụng thần kỳ nhanh chóng của loại thảo mộc này.
Khi nghĩ tới hình ảnh cây thảo quả, một loại gia vị quan trọng trong chế biến ẩm thực, vị ngọt và mùi hương dễ chịu của nó lại được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Thảo quả đã xuất sắc vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá để trở thành một loài dược liệu được săn lùng nhất hiện nay, vậy bạn có nóng lòng trải nghiệm thử dòng tinh dầu chiết xuất từ loài thực vật này? Hãy liên hệ Kobi để được tư vấn cụ thể hơn về dòng tinh dầu thảo quả nhé!
Xem thêm:
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…
View Comments
Bên mình chuyên cung cấp sỉ các loại liên quan tới thảo quả, bạn có nhu cầu email cho mình nhé.