Dầu tinh luyện, một thành phần phổ biến trong ẩm thực hiện đại, là kết quả của quy trình sản xuất cầu kỳ từ các loại cây trồng như đậu nành, hạt bông và cọ… Bài viết này sẽ đồng hành cùng bạn trong việc khám phá định nghĩa chi tiết của dầu tinh luyện, từ quá trình sản xuất tới ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người.
Dầu tinh luyện là một chất lỏng có màu vàng đã được loại bỏ hầu hết các thành phần khác của dầu bao gồm mùi (mùi hôi và mùi thơm), màu sắc, một số loại acid béo, các vitamin và khoáng chất tự nhiên… bằng hóa chất hoặc hợp chất hữu cơ. Sau đó chúng sẽ được cho thêm vitamin hay các loại chất bổ sung như sắt, DHA,.
Dầu tinh luyện được sử dụng từ nhiều căn bếp gia đình, tới các quán ăn bình dân hay thậm chí là trong các nhà hàng nhờ vào các đặc tính trơ của nó như: không hạn sử dụng hoặc hạn sử dụng rất dài, không mùi, khó hoặc không biến đổi chất lượng, giá rẻ, tiện lợi, dễ bảo quản.
Dầu tinh luyện vẫn đã và đang được sử dụng phổ biến, chiếm tỉ lệ thống kê trên 80%. Mặc dù xu hướng tiêu dùng đang quay về sử dụng dầu ép lạnh, dầu thô không tinh luyện, dầu nguyên chất ép từ hạt tuy nhiên chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn, khoảng 20% so với tổng lượng dầu được sử dụng.
Các loại dầu này thường được sản xuất bằng phương pháp trích ly nhờ vào khả năng hòa tan của dầu thực vật trong dung môi hữu cơ không cực như hecxan, dicloetan, xăng, chủ yếu là hecxan.
Quá trình sản xuất thường qua 14 bước sau :
Dầu tinh luyện nếu như bạn muốn dùng ngoài như trong các liệu pháp massage, sản xuất mỹ phẩm …thì rất tuyệt vời. Nếu muốn dùng “trong” (tức là ăn, uống) thì cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Như bạn đã thấy ở trên, quy trình sản xuất dầu tinh luyện đã sử dụng rất nhiều hóa chất độc hại như hecxan, NaOH, acid axetic, axit sunfuric, H3PO4, niken…
Mặc dù các chất này cũng đã được loại bỏ, nhưng ít nhiều vẫn còn tồn dư (tỷ lệ cho phép là < 0.1%).
Trong quá trình sản xuất, một số công đoạn sử dụng rất nhiều lần nhiệt độ cao (tới 300 độ C) để gia nhiệt, đã tạo ra các acid béo chuyển hóa và các hợp chất acid béo cao phân tử (triglyceride).
Khi dầu tinh luyện được làm nóng ở nhiệt 280-300°C, đã có bằng chứng về quá trình este hóa đáng kể tạo nên sự gia tăng hàm lượng acid béo bão hòa ở vị trí 2 của triacylglycerol, một lượng đáng kể các axit béo liên hợp cũng được tạo ra.
Ngoài ra, các chất béo chuyển hóa tìm thấy trong những lần nung nóng dầu tạo ra sự đồng phân hóa của các acid béo đặc biệt là acid linolenic. Đây là loại chất béo có hại cho cơ thể, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng, kể cả với hàm lượng rất nhỏ.
Khi nhiệt độ tăng lên 270°C trong công đoạn khử mùi dầu tinh luyện, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy 1,5% polyme có trong dầu tinh luyện. Polyme là hợp chất cao phân tử hay còn gọi là “nhựa”. Nhựa gây ô nhiễm môi trưởng bởi chúng không có khả năng phân hủy, nó tồn tại cả ngàn năm trong môi trường tự nhiên sau mới phân hủy. Nhưng thật đáng tiếc Polyme lại có trong dầu tinh luyện
Dầu thực vật một khi đã được tinh luyện, biến đổi hoàn toàn cấu trúc, công thức hóa học, mùi vị và màu sắc. Chất béo tự nhiên của thực vật đã chuyển hóa thành một dạng chất béo khác.
Một số tài liệu cho rằng dầu thực vật tinh luyện – một chất béo nhân tạo, là sản phẩm không tồn tại trong tự nhiên, chỉ tồn tại trong cơ thể con người hiện nay.
Dầu tinh luyện sau khi bị hydro hóa trong quá trình tinh luyện được cho là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu còn gọi là rối loạn mỡ máu – một trong các triệu chứng quan trọng của hội chứng chuyển hóa, có thể trực tiếp gây nên một số bệnh gọi tên chung là bệnh rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, mỡ máu, bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ, đái tháo đường, viêm tụy…
Nhìn chung, qua hành trình tìm hiểu về dầu thực vật tinh luyện cùng Kobi, chúng ta đã hiểu rõ hơn về nguyên liệu quen thuộc này và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. Quy trình sản xuất cầu kỳ từ nguồn nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng không chỉ thú vị mà còn là một phần không thể thiếu của ngành thực phẩm hiện nay.
>>>Xem thêm: Bảng giá tinh dầu thơm (fragrance oil)
>>> Xem thêm: Bảng giá tinh dầu thiên nhiên
>>> Xem thêm: Bảng giá dầu massage
Tài liệu tham khảo
I. Giới thiệu Trong lòng sa mạc mênh mông của Ai Cập, những kim tự…
1. Giới thiệu Tinh dầu thiên nhiên – Kho báu quý giá từ thiên nhiên…
Hỏi: Vì sao tinh dầu hương thảo có mùi giống tinh dầu bạc hà? Đáp:…
1. Giới thiệu về Oleoresin 1.1. Oleoresin là gì? Oleoresin, hay còn gọi là nhựa…
Thời gian massage mặt lý tưởng thường dao động từ 5 đến 15 phút. Tuy…
I. Giới thiệu về tinh dầu mùi già 1. Nguồn gốc và lịch sử: Cây…